Phát triển bất động sản du lịch: Xây trải nghiệm và câu chuyện!
Các chủ đầu tư cần có hướng đi riêng để tạo ra sự khác biệt và những giá trị bền vững hơn thay vì chỉ phát triển các loại hình lưu trú thông thường
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tính chung 8 tháng năm 2019 ước đạt 11.309.232 lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Đây là tiền đề quan trọng kích thích sự bùng nổ của bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thay vì phát triển ồ ạt, các chủ đầu tư cần có hướng đi riêng để tạo ra sự khác biệt và những giá trị bền vững hơn thay vì chỉ phát triển các loại hình lưu trú thông thường.
Phát triển bất động sản du lịch bền vững
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch văn hoá đóng góp 37% du lịch toàn cầu và dự báo có thể tăng khoảng 15% mỗi năm.
Lý Thành Cơ, 25 tuổi, một blogger du lịch đến từ Tp.HCM chia sẻ: "Du lịch không đơn giản là đến một nơi để ngắm cảnh đẹp, ăn đặc sản nổi tiếng, mà còn là dịp để bản thân mở rộng tầm mắt lẫn tâm hồn".
Du khách ngày nay cũng rất thích tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tham quan bảo tàng, triển lãm nghệ thuật, các lễ hội địa phương. Họ sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư bất động sản du lịch cần đầu tư hơn vào việc phát triển loại hình lưu trú.
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó tổng giám đốc phụ trách mảng phát triển dự án APEC Group cho biết: "Khi phát triển một cơ sở lưu trú cần phải thổi hồn vào đó để khách có lý do đến, trải nghiệm và muốn nghe câu chuyện bản địa hoặc của chủ nhân. Bản thân cơ sở lưu trú phải là một câu chuyện hay để nghe và khám phá, trải nghiệm trước khi khám phá các địa danh và hoạt động khác xung quanh khu lưu trú".
Cũng theo ông Huy, khác biệt độc đáo của một dự án nghỉ dưỡng xoay quanh 8 yếu tố: Không chỉ xây phòng nghỉ mà cần mang đến cho khách sự trải nghiệm; Ẩm thực độc đáo; Chú trọng các hoạt động tại khu nghỉ; Kết nối văn hoá bản địa; Làm giàu có mặt tinh thần; Tĩnh dưỡng; Thiền định và Tạo cảm hứng sáng tạo mới. Đó mới là hướng đi bền vững khi phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
"Gia vị" trong "thực đơn" trải nghiệm văn hóa Việt
Bên cạnh tạo việc tạo ra những không gian văn hóa, sự đan xen giữa yếu tố hiện đại và truyền thống trong kiến trúc chính là một chút "gia vị" trong thực đơn trải nghiệm văn hóa Việt mà chủ đầu tư APEC Group "thổi hồn" vào các dự án do tập đoàn này phát triển.
Mang dáng vẻ của một tòa nhà cao tầng hiện đại, "kiến trúc vòm cuốn" - nét chấm phá đặc trưng của kiến trúc Champa được đưa vào thiết kế một cách tinh tế, thể hiện sự hài hòa cân đối và hoàn mỹ cho Apec Mandala Grand Tuy Hòa, đồng thời lưu lại dấu ấn kiến trúc Champa bền vững, trường tồn.
Với "kiến trúc vòm cuốn", hình vòng cung được kiến trúc sư sử dụng ở cửa chính, các cửa giả, chân cột vách, nền móng hay trên các tầng của phần tháp tạo thành một kiểu trang trí cho công trình.
Với Apec Mandala Wyndham Huế, lấy cảm hứng từ kinh thành đương đại, dự án là sự giao thoa hài hòa đến mê hoặc giữa các yếu tố truyền thống mang đậm nét Huế xưa thể hiện qua những hoa văn, họa tiết, màu sắc cung đình,…vừa lạ vừa quen. Tại Apec Mandala Wyndham Huế du khách sẽ có cảm giác như được du hành thời gian giữa quá khứ và tương lai, mỗi phút giây đều là những trải nghiệm không gian thú vị.
Còn tại Apec Mandala Wyndham Mũi Né, được lấy cảm hứng từ tháp Chàm Poshanư, nét kiến trúc đặc trưng của một văn hóa Chăm Pa giàu bản sắc cũng tạo thêm những điểm nhấn cảnh quan, tạo thêm nét chấm phá cho bức tranh thiên nhiên tổng hòa vẻ đẹp kỳ vỹ giữa sa mạc cát và vịnh biển thiên đường.
Với đường hướng phát triển rõ nét, các dự án do APEC Group phát triển sẽ không chỉ là một địa chỉ văn hóa mới tại địa phương, góp phần quảng bá văn hóa với du khách trong và ngoài nước mà còn là một dấu ấn, một biểu tượng văn hóa bền vững với thời gian.