Phe Cộng hòa “xuống nước”, Phố Wall nhảy vọt
Đề xuất mới nhất của các Hạ nghị sỹ Cộng hòa sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại phiên giao dịch ngày 10/10 với việc cả ba chỉ số chính tăng mạnh nhất trong hơn 9 tháng qua, do cuộc đàm phán nâng trần nợ công xuất hiện nhiều tiến triển đáng mừng.
Hôm qua, các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện đã bất ngờ phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán với phe Dân chủ, khi đưa ra một dự luật nâng trần nợ công mà không kèm theo đòi hỏi gì. Động thái này là một bước chuyển quan trọng của các nghị sỹ Cộng hòa, bởi trước đó phe này đã nhất quyết đòi kèm theo việc hủy bỏ hoặc tạm ngừng cấp tài chính cho đạo luật cải tổ y tế Obamacare.
Đề xuất mới nhất của các Hạ nghị sỹ Cộng hòa được cho là sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử bắt đầu từ ngày 17/10 tới. Đề xuất này có thời hạn tới trung tuần hoặc cuối tháng 11. Tuy nhiên, chính quyền liên bang sẽ vẫn phải đóng cửa hoạt động một phần. Nghĩa là tranh cãi về vấn đề ngân sách cho chính phủ liên bang hoạt động vẫn chưa được giải quyết.
Một số nhà phân tích thị trường đã tỏ ra hân hoan cho rằng đề xuất đã "mở ra một cánh cửa" cho việc đàm phán và thảo luận giữa hai đảng, vốn trước đó "chỉ đứng ngoài và chỉ chỏ".
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã trượt mạnh tới 15,9% xuống còn 16,48 điểm, gần mức xác lập cuối tháng 9, trước khi Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động. Điều này đã phản ánh đúng tâm lý của thị trường, trước tín hiệu được xem là lạc quan nhất hiện nay. Việc chính quyền liên bang đóng cửa đã khiến thị trường bất ổn suốt thời gian dài.
Kết thúc ngày giao dịch 10/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng vọt tới 323,09 điểm, tương ứng với mức tăng lên đến 2,18%, đạt 15.126,07 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng mạnh 36,16 điểm, tương ứng với mức tăng lên tới 2,18%, và đứng ở mức 1.692,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng vọt mạnh tới 82,97 điểm, tương ứng với mức tăng 2,26%, chốt phiên giao dịch ở 3.760,75 điểm.
Trong ba chỉ số trên, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 đã có mức tăng điểm tốt nhất kể từ phiên giao dịch ngày 2/1 cho tới nay. Khoảng 98% số cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 tăng điểm vào cuối ngày giao dịch. Trên sàn New York, cứ 6 mã cổ phiếu tăng điểm thì mới có một mã giảm điểm, trong khi trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm vượt trội số giảm điểm, với tỷ lệ là 5,3 so với 1.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục mạnh sau vài phiên đi xuống, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook tăng tới 4,9% lên 49,05 USD. Cổ phiếu của Best Buy tăng 7,5% và cổ phiếu của Netflix tăng được 5,4%. Đây là các cổ phiếu tăng tốt nhất từ đầu năm và cũng là những cổ phiếu tác động mạnh nhất tới sự đi xuống của S&P 500 gần đây.
Với sự đi lên mạnh mẽ trong phiên hôm qua, hiện S&P 500 chỉ còn cách mức cao kỷ lục xác lập ba tuần trước, chưa tới 2%. Theo giới phân tích, chuyển sang ngày giao dịch tiếp theo, thị trường sẽ bắt đầu chuyển dần sức tập trung vào các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh trong quý 3/2013, với báo cáo doanh thu/ lợi nhuận của các ngân hàng hàng đầu như JPMorgan và Wells Fargo.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chỉ số tương lai đã sụt giảm ngay sau khi đóng cửa không lâu, do tờ New York Times loan tin Tổng thống Mỹ Barack Obama bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa, chỉ nâng trần nợ trong vài tuần mà không kết thúc tình trạng chính quyền đóng cửa hiện nay. Chỉ số S&P 500 E-mini đã giảm khoảng 12 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai giảm 4,5 điểm xuống 1.680,5 điểm.
Hôm qua, các nghị sỹ Cộng hòa tại Hạ viện đã bất ngờ phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán với phe Dân chủ, khi đưa ra một dự luật nâng trần nợ công mà không kèm theo đòi hỏi gì. Động thái này là một bước chuyển quan trọng của các nghị sỹ Cộng hòa, bởi trước đó phe này đã nhất quyết đòi kèm theo việc hủy bỏ hoặc tạm ngừng cấp tài chính cho đạo luật cải tổ y tế Obamacare.
Đề xuất mới nhất của các Hạ nghị sỹ Cộng hòa được cho là sẽ giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử bắt đầu từ ngày 17/10 tới. Đề xuất này có thời hạn tới trung tuần hoặc cuối tháng 11. Tuy nhiên, chính quyền liên bang sẽ vẫn phải đóng cửa hoạt động một phần. Nghĩa là tranh cãi về vấn đề ngân sách cho chính phủ liên bang hoạt động vẫn chưa được giải quyết.
Một số nhà phân tích thị trường đã tỏ ra hân hoan cho rằng đề xuất đã "mở ra một cánh cửa" cho việc đàm phán và thảo luận giữa hai đảng, vốn trước đó "chỉ đứng ngoài và chỉ chỏ".
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã trượt mạnh tới 15,9% xuống còn 16,48 điểm, gần mức xác lập cuối tháng 9, trước khi Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động. Điều này đã phản ánh đúng tâm lý của thị trường, trước tín hiệu được xem là lạc quan nhất hiện nay. Việc chính quyền liên bang đóng cửa đã khiến thị trường bất ổn suốt thời gian dài.
Kết thúc ngày giao dịch 10/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng vọt tới 323,09 điểm, tương ứng với mức tăng lên đến 2,18%, đạt 15.126,07 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng mạnh 36,16 điểm, tương ứng với mức tăng lên tới 2,18%, và đứng ở mức 1.692,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng vọt mạnh tới 82,97 điểm, tương ứng với mức tăng 2,26%, chốt phiên giao dịch ở 3.760,75 điểm.
Trong ba chỉ số trên, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 đã có mức tăng điểm tốt nhất kể từ phiên giao dịch ngày 2/1 cho tới nay. Khoảng 98% số cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 tăng điểm vào cuối ngày giao dịch. Trên sàn New York, cứ 6 mã cổ phiếu tăng điểm thì mới có một mã giảm điểm, trong khi trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm vượt trội số giảm điểm, với tỷ lệ là 5,3 so với 1.
Phiên hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục mạnh sau vài phiên đi xuống, đáng chú ý nhất là cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook tăng tới 4,9% lên 49,05 USD. Cổ phiếu của Best Buy tăng 7,5% và cổ phiếu của Netflix tăng được 5,4%. Đây là các cổ phiếu tăng tốt nhất từ đầu năm và cũng là những cổ phiếu tác động mạnh nhất tới sự đi xuống của S&P 500 gần đây.
Với sự đi lên mạnh mẽ trong phiên hôm qua, hiện S&P 500 chỉ còn cách mức cao kỷ lục xác lập ba tuần trước, chưa tới 2%. Theo giới phân tích, chuyển sang ngày giao dịch tiếp theo, thị trường sẽ bắt đầu chuyển dần sức tập trung vào các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh trong quý 3/2013, với báo cáo doanh thu/ lợi nhuận của các ngân hàng hàng đầu như JPMorgan và Wells Fargo.
Tuy nhiên, trên thực tế, các chỉ số tương lai đã sụt giảm ngay sau khi đóng cửa không lâu, do tờ New York Times loan tin Tổng thống Mỹ Barack Obama bác bỏ đề xuất của đảng Cộng hòa, chỉ nâng trần nợ trong vài tuần mà không kết thúc tình trạng chính quyền đóng cửa hiện nay. Chỉ số S&P 500 E-mini đã giảm khoảng 12 điểm. Chỉ số S&P 500 tương lai giảm 4,5 điểm xuống 1.680,5 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.126,07 | +323,09 | +2,18 |
S&P 500 | 1.692,56 | +36,16 | +2,18 | |
Nasdaq | 3.760,75 | +82,97 | +2,26 | |
Anh | FTSE 100 | 6.430,49 | +92,58 | +1,46 |
Pháp | CAC 40 | 4.218,11 | +91,06 | +2,21 |
Đức | DAX | 8.685,77 | +169,08 | +1,99 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 14.194,71 | +156,87 | +1,12 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.951,30 | -82,67 | -0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.190,93 | -20,84 | -0,94 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.344,73 | -30,92 | -0,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.001,40 | -1,36 | -0,07 |
Singapore | Straits Times | 3.169,91 | +15,07 | +0,48 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |