Philippines ủng hộ Nhật tăng sức mạnh quân sự
Tổng thống Aquino cho rằng, nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật sẽ đem lại lợi ích cho ổn định khu vực
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay (24/6) tuyên bố ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nỗ lực nới hạn chế đối với quân đội nước này trong bối cảnh cả hai nước cùng đối mặt với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo tờ Wall Street Journal, trong chuyến thăm làm việc tại Nhật kéo dài một ngày, ông Aquino nói, ông tin rằng, nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản sẽ đem lại lời ích cho sự ổn định khu vực, đồng thời cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chiến lược song phương cả về an ninh và kinh tế giữa Manila-Tokyo.
“Còn có một vài tranh cãi về kế hoạch của Chính phủ Nhật nhằm thay đổi một số diễn giải nhất định trong Hiến pháp”, ông Aquino nói trong một họp báo chung sau cuộc gặp song phương với Thủ tướng Abe. “Chúng tôi tin rằng các quốc gia có thiện chí chỉ có thể có lợi ích nếu Chính phủ Nhật được trao quyền để hỗ trợ các nước khác, và được phép hỗ trợ những quốc gia cần sự hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ tập thể”.
Như một phần trong nỗ lực tăng cường vai trò của Nhật trong khu vực, ông Abe đang nỗ lực thúc đẩy kế hoạch thay đổi diễn giải một số điều trong Hiến pháp Nhật nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này (SDF) thực thi quyền phòng thủ tập thể.
Khi đó, SDF sẽ được phép bảo vệ các nước đồng minh như Mỹ, cho dù bản thân nước Nhật không bị tấn công.
Washington đã đánh giá cao nỗ lực này của ông Abe, và một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cũng thể hiện sự mong muốn Nhật và Mỹ xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, ông Abe đối mặt với sự chỉ trích cho rằng, ông đang tìm cách có những thay đổi quá chóng vánh mà không thông qua bàn bạc kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, kế hoạch của Thủ tướng Nhật cũng vấp phải sự hoài nghi từ Trung Quốc và Hàn Quốc, khi mà Bắc Kinh và Seoul cho rằng, việc điều chỉnh diễn giải Hiến pháp có thể làm sống lại quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Sự ủng hộ của Tổng thống Aquino cho những nỗ lực của Thủ tướng Abe được đưa ra trong bối cảnh Manila lo ngại việc Bắc Kinh đẩy mạnh các dự án khai hoang tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông nhằm xây dựng căn cứ cho quân đội và các đội tàu cá Trung Quốc. Việc Trung Quốc thực hiện các dự án khai hoang này đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam và Philippines, nhưng Bắc Kinh tuyên bố đây là hành động hợp pháp bên trong lãnh thổ của họ.
Một quan chức Chính phủ Nhật cho biết, trong cuộc gặp giữa ông Abe và ông Aquino, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vụ kiện mà Philippines kiện Trung Quốc lên Liên hiệp quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Đến nay, Trung Quốc vẫn một mực né tránh vụ kiện này.
Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã đẩy mạnh quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á như một cách để thể hiện quan ngại trước thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Nhật đã cam kết cung cấp 10 tàu tuần dương cho Philippines và đang nghiên cứu một kế hoạch tương tự đối với Việt Nam.
Theo tờ Wall Street Journal, trong chuyến thăm làm việc tại Nhật kéo dài một ngày, ông Aquino nói, ông tin rằng, nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản sẽ đem lại lời ích cho sự ổn định khu vực, đồng thời cam kết sẽ tăng cường mối quan hệ chiến lược song phương cả về an ninh và kinh tế giữa Manila-Tokyo.
“Còn có một vài tranh cãi về kế hoạch của Chính phủ Nhật nhằm thay đổi một số diễn giải nhất định trong Hiến pháp”, ông Aquino nói trong một họp báo chung sau cuộc gặp song phương với Thủ tướng Abe. “Chúng tôi tin rằng các quốc gia có thiện chí chỉ có thể có lợi ích nếu Chính phủ Nhật được trao quyền để hỗ trợ các nước khác, và được phép hỗ trợ những quốc gia cần sự hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực phòng thủ tập thể”.
Như một phần trong nỗ lực tăng cường vai trò của Nhật trong khu vực, ông Abe đang nỗ lực thúc đẩy kế hoạch thay đổi diễn giải một số điều trong Hiến pháp Nhật nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ nước này (SDF) thực thi quyền phòng thủ tập thể.
Khi đó, SDF sẽ được phép bảo vệ các nước đồng minh như Mỹ, cho dù bản thân nước Nhật không bị tấn công.
Washington đã đánh giá cao nỗ lực này của ông Abe, và một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc cũng thể hiện sự mong muốn Nhật và Mỹ xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, ông Abe đối mặt với sự chỉ trích cho rằng, ông đang tìm cách có những thay đổi quá chóng vánh mà không thông qua bàn bạc kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, kế hoạch của Thủ tướng Nhật cũng vấp phải sự hoài nghi từ Trung Quốc và Hàn Quốc, khi mà Bắc Kinh và Seoul cho rằng, việc điều chỉnh diễn giải Hiến pháp có thể làm sống lại quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.
Sự ủng hộ của Tổng thống Aquino cho những nỗ lực của Thủ tướng Abe được đưa ra trong bối cảnh Manila lo ngại việc Bắc Kinh đẩy mạnh các dự án khai hoang tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông nhằm xây dựng căn cứ cho quân đội và các đội tàu cá Trung Quốc. Việc Trung Quốc thực hiện các dự án khai hoang này đã vấp phải sự phản đối của Việt Nam và Philippines, nhưng Bắc Kinh tuyên bố đây là hành động hợp pháp bên trong lãnh thổ của họ.
Một quan chức Chính phủ Nhật cho biết, trong cuộc gặp giữa ông Abe và ông Aquino, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vụ kiện mà Philippines kiện Trung Quốc lên Liên hiệp quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Đến nay, Trung Quốc vẫn một mực né tránh vụ kiện này.
Kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Abe đã đẩy mạnh quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á như một cách để thể hiện quan ngại trước thái độ hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Nhật đã cam kết cung cấp 10 tàu tuần dương cho Philippines và đang nghiên cứu một kế hoạch tương tự đối với Việt Nam.