Phó chủ tịch LienVietPostBank: Kiến nghị ngắn nhất là “vi hành”
Nếu được góp ý về việc hoạch định chính sách vĩ mô, có một kiến nghị ngắn gắn với hai chữ “vi hành”
Trong câu chuyện bên lề mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), nêu quan điểm rằng: chính thời điểm khó khăn hiện nay giới chức càng phải sâu sát hơn với thực tế, và theo đó cần xem lại khái niệm quen dùng là “đi công tác cơ sở”.
Theo ông Hưởng, trong những tháng cuối năm nay, kinh tế vĩ mô sẽ vẫn gói gọn trong hai từ “ảm đạm”; khó khăn của các doanh nghiệp nói chung vẫn đang chờ những lời giải từ chính sách.
“Với những gì đang diễn ra, một nguy cơ cần tính đến là nền kinh tế có thể rơi vào suy giảm kép cuối năm 2012, đầu năm 2013; nhưng lại lạm phát hồi mã thương 6 tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Nếu điều đó xẩy ra sẽ khiến kinh tế Việt Nam lại rơi vào vòng luẩn quẩn của các chu kỳ khó khăn đe dọa. Sự chờ đợi lúc này là các gói giải pháp đồng bộ từ các nhà hoạch định chính sách”, ông Hưởng nhìn nhận.
Và nếu được góp ý về việc hoạch định chính sách đó, vị doanh nhân này nói rằng ông có một kiến nghị ngắn nhất: “vi hành”.
Ông Hưởng dẫn một ví dụ của mình. Chuyện là lần LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam lên xây cầu cho 6 xã vùng cao huyện Xín Mần (Hà Giang), ngày khánh thành, hỏi chuyện đồng bào dân tộc nơi đây mới hay nhiều người lại không mấy hào hứng với cây cầu đồ sộ được tặng. “Mình đi bằng chân, mình không thích đâu. Chỉ mấy ông đi bằng “mông” là thích thôi” (chỉ những người đi ôtô và xe máy - PV), họ trả lời chung vậy. Nhưng không phải họ không có lý, vì họ nghĩ tiền của nhà nước chỉ xây những cây cầu vừa phải cho dân đi.
Họ không nhìn xa, chỉ nhìn ở mong muốn và lợi ích cụ thể của mình. Họ mong muốn được chăm lo cho cuộc sống của họ. Và chi tiết trên được ông Hưởng nhìn nhận rằng: “Mình cứ tưởng người dân sẽ rất vui mừng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Ngay cả khi mình đúng, thực tế vẫn có một khoảng cách nào đó cần phải nắm bắt để hiểu thêm”.
Với kiến nghị trên, ông Nguyễn Đức Hưởng đặt vấn đề, lâu nay giới chức vẫn quen với hoạt động gọi là đi công tác cơ sở. Thế nhưng, theo ông, nhiều chuyến đi cơ sở như vậy đều đã được chỉ định và mâm bày sẵn rồi. Thường thì cơ sở chọn một xã, một doanh nghiệp tốt, báo cáo tốt thành ra tạo nên cái nhìn tốt.
“Thật tốt nếu thay từ “đi công tác cơ sở” bằng từ “vi hành”. Nhà hoạch định chính sách hãy biến mình thành người nông dân, công nhân bất ngờ hòa nhập, không ai biết và không có đưa đón để thấy rõ những thực tại, để định hình thực tế cho những quyết sách sát thực. Theo tôi, nên bổ sung hình thức đó vào cơ chế đi công tác cơ sở của các quan chức bộ ngành. Có lẽ cũng nên có quy định mỗi lãnh đạo chuyên trách có bao nhiêu lần vi hành trong tháng, trong năm và báo cáo kết quả cụ thể”, ông Hưởng nói.
Chính trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, nhiều vấn đề cần tháo gỡ thì càng cần nhiều hơn những cuộc vi hành như thế. Nhưng, thay vào đó, ông Hưởng cho rằng nhiều cơ quan chức năng hiện vẫn họp quá nhiều, gây lãng phí thời gian. Những cuộc vi hành nếu có, theo đó cũng vì eo hẹp thời gian mà vội vàng, kết quả thu được chưa hẳn đã tốt hoặc đầy đủ.
Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, theo Phó chủ tịch LienVietPostBank, nhiều người trong cuộc có lẽ cũng đã quen với khái niệm “đội mũ cối đi gửi tiền”. Giới lãnh đạo ngân hàng hay cán bộ cao cấp tự làm khách hàng, đến các điểm giao dịch của mình để tự kiểm định chất lượng phục vụ.
Như thực tế tại một chi nhánh của LienVietPostBank mới đây, một cán bộ đã bị buộc nghỉ việc từ cách giám sát “đội mũ cối đi gửi tiền” như vậy.
Theo ông Hưởng, trong những tháng cuối năm nay, kinh tế vĩ mô sẽ vẫn gói gọn trong hai từ “ảm đạm”; khó khăn của các doanh nghiệp nói chung vẫn đang chờ những lời giải từ chính sách.
“Với những gì đang diễn ra, một nguy cơ cần tính đến là nền kinh tế có thể rơi vào suy giảm kép cuối năm 2012, đầu năm 2013; nhưng lại lạm phát hồi mã thương 6 tháng cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Nếu điều đó xẩy ra sẽ khiến kinh tế Việt Nam lại rơi vào vòng luẩn quẩn của các chu kỳ khó khăn đe dọa. Sự chờ đợi lúc này là các gói giải pháp đồng bộ từ các nhà hoạch định chính sách”, ông Hưởng nhìn nhận.
Và nếu được góp ý về việc hoạch định chính sách đó, vị doanh nhân này nói rằng ông có một kiến nghị ngắn nhất: “vi hành”.
Ông Hưởng dẫn một ví dụ của mình. Chuyện là lần LienVietPostBank và Công ty Cổ phần Him Lam lên xây cầu cho 6 xã vùng cao huyện Xín Mần (Hà Giang), ngày khánh thành, hỏi chuyện đồng bào dân tộc nơi đây mới hay nhiều người lại không mấy hào hứng với cây cầu đồ sộ được tặng. “Mình đi bằng chân, mình không thích đâu. Chỉ mấy ông đi bằng “mông” là thích thôi” (chỉ những người đi ôtô và xe máy - PV), họ trả lời chung vậy. Nhưng không phải họ không có lý, vì họ nghĩ tiền của nhà nước chỉ xây những cây cầu vừa phải cho dân đi.
Họ không nhìn xa, chỉ nhìn ở mong muốn và lợi ích cụ thể của mình. Họ mong muốn được chăm lo cho cuộc sống của họ. Và chi tiết trên được ông Hưởng nhìn nhận rằng: “Mình cứ tưởng người dân sẽ rất vui mừng, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Ngay cả khi mình đúng, thực tế vẫn có một khoảng cách nào đó cần phải nắm bắt để hiểu thêm”.
Với kiến nghị trên, ông Nguyễn Đức Hưởng đặt vấn đề, lâu nay giới chức vẫn quen với hoạt động gọi là đi công tác cơ sở. Thế nhưng, theo ông, nhiều chuyến đi cơ sở như vậy đều đã được chỉ định và mâm bày sẵn rồi. Thường thì cơ sở chọn một xã, một doanh nghiệp tốt, báo cáo tốt thành ra tạo nên cái nhìn tốt.
“Thật tốt nếu thay từ “đi công tác cơ sở” bằng từ “vi hành”. Nhà hoạch định chính sách hãy biến mình thành người nông dân, công nhân bất ngờ hòa nhập, không ai biết và không có đưa đón để thấy rõ những thực tại, để định hình thực tế cho những quyết sách sát thực. Theo tôi, nên bổ sung hình thức đó vào cơ chế đi công tác cơ sở của các quan chức bộ ngành. Có lẽ cũng nên có quy định mỗi lãnh đạo chuyên trách có bao nhiêu lần vi hành trong tháng, trong năm và báo cáo kết quả cụ thể”, ông Hưởng nói.
Chính trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, nhiều vấn đề cần tháo gỡ thì càng cần nhiều hơn những cuộc vi hành như thế. Nhưng, thay vào đó, ông Hưởng cho rằng nhiều cơ quan chức năng hiện vẫn họp quá nhiều, gây lãng phí thời gian. Những cuộc vi hành nếu có, theo đó cũng vì eo hẹp thời gian mà vội vàng, kết quả thu được chưa hẳn đã tốt hoặc đầy đủ.
Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, theo Phó chủ tịch LienVietPostBank, nhiều người trong cuộc có lẽ cũng đã quen với khái niệm “đội mũ cối đi gửi tiền”. Giới lãnh đạo ngân hàng hay cán bộ cao cấp tự làm khách hàng, đến các điểm giao dịch của mình để tự kiểm định chất lượng phục vụ.
Như thực tế tại một chi nhánh của LienVietPostBank mới đây, một cán bộ đã bị buộc nghỉ việc từ cách giám sát “đội mũ cối đi gửi tiền” như vậy.