Phó thống đốc đánh giá vụ sáp nhập Southern Bank
Sacombank tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới, số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank
Hôm 1/10, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) ký biên bản bàn giao, chính thức sáp nhập toàn hệ thống Southern Bank vào Sacombank.
Việc sáp nhập này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015.
Theo đó, Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới, số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai ngân hàng.
Quá trình bàn giao được thực hiện trên nguyên tắc không làm gián đoạn hoạt động của hai bên; kế thừa, phát huy những thành tựu của Southern Bank; góp phần tạo nền tảng cho ngân hàng sau sáp nhập thực hiện đúng đề án đã được đại hội đồng cổ đông hai ngân hàng thông qua.
Thông cáo về sự kiện nhấn mạnh những nguyên tắc trên, mà thiếu đi điểm khắc phục những vấn đề mà Southern Bank chuyển giao vào Sacombank.
Trong khi đó, phát biểu tại lễ ký trên, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói rằng: “Việc tự nguyện sáp nhập Southern Bank vào Sacombank là phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo nên một ngân hàng lớn, lành mạnh phục vụ tốt cho nền kinh tế và đủ sức vươn ra thị trường quốc tế.
“Sau sáp nhập, Sacombank trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ sau 4 ngân hàng có yếu tố quốc doanh. Sự cộng hưởng này không phải là cộng cơ học mà là sự hợp lực của hai ngân hàng để mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, cổ đông, phù hợp với xu hướng hội nhập. Ngoài ra, tôi cũng đánh giá tốt đối với công tác chuẩn bị sáp nhập của hai ngân hàng”, ông Thanh nói.
Sự chuẩn bị mà Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập đã diễn ra từ khoảng ba năm trước, với nhiều đồn đoán và phát sinh, mà sau này Ngân hàng Nhà nước buộc phải đứng ra xử lý.
Việc sáp nhập này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14/9/2015.
Theo đó, Sacombank sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, nhân sự, mạng lưới, số liệu cũng như quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Southern Bank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai ngân hàng.
Quá trình bàn giao được thực hiện trên nguyên tắc không làm gián đoạn hoạt động của hai bên; kế thừa, phát huy những thành tựu của Southern Bank; góp phần tạo nền tảng cho ngân hàng sau sáp nhập thực hiện đúng đề án đã được đại hội đồng cổ đông hai ngân hàng thông qua.
Thông cáo về sự kiện nhấn mạnh những nguyên tắc trên, mà thiếu đi điểm khắc phục những vấn đề mà Southern Bank chuyển giao vào Sacombank.
Trong khi đó, phát biểu tại lễ ký trên, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói rằng: “Việc tự nguyện sáp nhập Southern Bank vào Sacombank là phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, nhằm tạo nên một ngân hàng lớn, lành mạnh phục vụ tốt cho nền kinh tế và đủ sức vươn ra thị trường quốc tế.
“Sau sáp nhập, Sacombank trở thành ngân hàng lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ sau 4 ngân hàng có yếu tố quốc doanh. Sự cộng hưởng này không phải là cộng cơ học mà là sự hợp lực của hai ngân hàng để mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, cổ đông, phù hợp với xu hướng hội nhập. Ngoài ra, tôi cũng đánh giá tốt đối với công tác chuẩn bị sáp nhập của hai ngân hàng”, ông Thanh nói.
Sự chuẩn bị mà Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề cập đã diễn ra từ khoảng ba năm trước, với nhiều đồn đoán và phát sinh, mà sau này Ngân hàng Nhà nước buộc phải đứng ra xử lý.