Phố Wall bật tăng mạnh mẽ
Ngày 16/9, chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ báo cáo khả quan từ lĩnh vực công nghiệp
Ngày 16/9, chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ báo cáo khả quan từ lĩnh vực công nghiệp.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8/2009 đã tăng 0,4% - cao hơn 0,1% so với dự báo của các chuyên gia trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI ở Mỹ trong tháng 8 vẫn giảm 1,5%.
Giá xăng tăng 9,1% trong tháng 8 chính là nguyên nhân cơ bản đẩy CPI tăng tốc. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm thì CPI cơ bản trong tháng 8 tăng 0,1%, tương đương với mức tăng của tháng 7. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI cơ bản đã tăng 1,4%.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thâm hụt cán cân vãng lai trong quý 2/2009 ở nước này giảm xuống 98,8 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ quý 4/2001. Quý 1/2009, thâm hụt cán cân vãng lai ở Mỹ là 104,5 tỷ USD.
Chuyển qua thông tin quan trọng khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa thông báo sản xuất công nghiệp ở nước này đã tăng 0,8% trong tháng 8/2009, cao hơn mức dự báo 0,6% của giới phân tích nhưng thấp hơn so với mức tăng 1% của tháng 7/2009.
Cổ phiếu tài chính dẫn dắt thị trường
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng tháng thứ hai liên tiếp. Với phiên tăng điểm này, chứng khoán Mỹ tiếp tục chinh phục mốc đỉnh cao mới trong năm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức tăng không đáng kể và phải mất hơn 30 phút điều chỉnh mới có lực để đi lên. Đà tăng diễn ra mạnh nhất trong khoảng từ 10h30 (giờ địa phương) đến 2 giờ chiều.
Cổ phiếu khối tài chính, năng lượng và sản xuất công nghiệp đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó giúp thị trường duy trì vị thế tăng vững chắc. Biên độ tăng hơn 1,1% ở các chỉ số đã cho thấy sự bứt phá rõ nét so với hai phiên giao dịch đầu tuần.
Bên cạnh đó, đồng USD yếu đi nên đã tác động tích cực tới giá cổ phiếu của những hãng có giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu lớn. Tất cả các thông tin hỗ trợ trên đã giúp cho 24/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones khởi sắc. Trong đó, cổ phiếu General Electric tăng 6,3%, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 1,2%, cổ phiếu Alcoa lên 3,43%, cổ phiếu của Du Pont nhích 2,26%.
Thị trường hôm thứ Tư đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu khối tài chính khi chỉ số S&P khối này lên 3,4% - mức tăng mạnh nhất trong 10 ngành. Cổ phiếu của American Express lên 3,43%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,8%, cổ phiếu JPMorgan tăng 3,38%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/9: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 108,3 điểm, tương đương 1,12%, chốt ở mức 9.791,71.
Chỉ số Nasdaq lên 30,51 điểm, tương đương 1,45%, chốt ở mức 2.133,15.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 16,13 điểm, tương ứng 1,53%, đóng cửa ở mức 1.068,76.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,58 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,76 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Chứng khoán châu Á bùng nổ
Ngày 16/9, thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm mạnh mẽ, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần qua.
Điểm đáng chú ý trong phiên này chính là sức cầu khá mạnh ở hầu hết các thị trường và đà tăng được duy trì trong cả ngày giao dịch với giá trị đóng cửa cao hơn giá trị mở cửa. Đây là lần đầu tiên trong tuần, chứng khoán châu Á có diễn biến tích cực như vậy.
Có 7/8 thị trường khởi sắc, trong đó có tới 5 chỉ số chứng khoán có mức tăng trên 1%. Riêng chỉ số Shanghai Composite phiên này lại quay đầu giảm điểm.
Báo cáo về doanh thu bán lẻ ở Mỹ vượt mong đợi đã giúp Phố Wall tăng điểm, đồng thời cũng tác động tích cực tới diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á. Đà tăng của cổ phiếu khối xuất khẩu ở châu Á đã tạo động lực nâng đỡ toàn thị trường đi lên.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 1,8% lên 117,94 điểm - mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 24/8.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h30), chứng khoán Anh, Pháp, Đức đang tăng từ 0,8-1,2%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang tăng trên 0,4%.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tăng điểm nhờ cổ phiếu của Canon và các hãng xuất khẩu lớn khác khởi sắc. Trong ngày giao dịch, Nikkei 225 có lúc đã duy trì sức tăng mạnh mẽ, nhưng đến gần tới cuối ngày giao dịch thì đuối sức, nên biên độ tăng thấp hơn so với các thị trường lớn khác trong khu vực.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 lên 53,15 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 10.270,77.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,28%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,04%. Chỉ số ASX của Australia nhích 2,32%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,37%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 2,57%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 0,91%. Chỉ số KOSPI lên 1,81%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 1,12%.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8/2009 đã tăng 0,4% - cao hơn 0,1% so với dự báo của các chuyên gia trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI ở Mỹ trong tháng 8 vẫn giảm 1,5%.
Giá xăng tăng 9,1% trong tháng 8 chính là nguyên nhân cơ bản đẩy CPI tăng tốc. Nếu loại trừ giá năng lượng và thực phẩm thì CPI cơ bản trong tháng 8 tăng 0,1%, tương đương với mức tăng của tháng 7. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, CPI cơ bản đã tăng 1,4%.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thâm hụt cán cân vãng lai trong quý 2/2009 ở nước này giảm xuống 98,8 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ quý 4/2001. Quý 1/2009, thâm hụt cán cân vãng lai ở Mỹ là 104,5 tỷ USD.
Chuyển qua thông tin quan trọng khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa thông báo sản xuất công nghiệp ở nước này đã tăng 0,8% trong tháng 8/2009, cao hơn mức dự báo 0,6% của giới phân tích nhưng thấp hơn so với mức tăng 1% của tháng 7/2009.
Cổ phiếu tài chính dẫn dắt thị trường
Chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần nhờ lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng tháng thứ hai liên tiếp. Với phiên tăng điểm này, chứng khoán Mỹ tiếp tục chinh phục mốc đỉnh cao mới trong năm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức tăng không đáng kể và phải mất hơn 30 phút điều chỉnh mới có lực để đi lên. Đà tăng diễn ra mạnh nhất trong khoảng từ 10h30 (giờ địa phương) đến 2 giờ chiều.
Cổ phiếu khối tài chính, năng lượng và sản xuất công nghiệp đã dẫn đầu về biên độ tăng điểm, qua đó giúp thị trường duy trì vị thế tăng vững chắc. Biên độ tăng hơn 1,1% ở các chỉ số đã cho thấy sự bứt phá rõ nét so với hai phiên giao dịch đầu tuần.
Bên cạnh đó, đồng USD yếu đi nên đã tác động tích cực tới giá cổ phiếu của những hãng có giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu lớn. Tất cả các thông tin hỗ trợ trên đã giúp cho 24/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones khởi sắc. Trong đó, cổ phiếu General Electric tăng 6,3%, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 1,2%, cổ phiếu Alcoa lên 3,43%, cổ phiếu của Du Pont nhích 2,26%.
Thị trường hôm thứ Tư đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu khối tài chính khi chỉ số S&P khối này lên 3,4% - mức tăng mạnh nhất trong 10 ngành. Cổ phiếu của American Express lên 3,43%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 2,8%, cổ phiếu JPMorgan tăng 3,38%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 16/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/9: chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng 108,3 điểm, tương đương 1,12%, chốt ở mức 9.791,71.
Chỉ số Nasdaq lên 30,51 điểm, tương đương 1,45%, chốt ở mức 2.133,15.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 16,13 điểm, tương ứng 1,53%, đóng cửa ở mức 1.068,76.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,58 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,76 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 cổ phiếu tăng điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Chứng khoán châu Á bùng nổ
Ngày 16/9, thị trường chứng khoán khu vực tăng điểm mạnh mẽ, đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh nhất trong gần 3 tuần qua.
Điểm đáng chú ý trong phiên này chính là sức cầu khá mạnh ở hầu hết các thị trường và đà tăng được duy trì trong cả ngày giao dịch với giá trị đóng cửa cao hơn giá trị mở cửa. Đây là lần đầu tiên trong tuần, chứng khoán châu Á có diễn biến tích cực như vậy.
Có 7/8 thị trường khởi sắc, trong đó có tới 5 chỉ số chứng khoán có mức tăng trên 1%. Riêng chỉ số Shanghai Composite phiên này lại quay đầu giảm điểm.
Báo cáo về doanh thu bán lẻ ở Mỹ vượt mong đợi đã giúp Phố Wall tăng điểm, đồng thời cũng tác động tích cực tới diễn biến của thị trường chứng khoán châu Á. Đà tăng của cổ phiếu khối xuất khẩu ở châu Á đã tạo động lực nâng đỡ toàn thị trường đi lên.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 1,8% lên 117,94 điểm - mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 24/8.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h30), chứng khoán Anh, Pháp, Đức đang tăng từ 0,8-1,2%. Còn tại Mỹ, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 đang tăng trên 0,4%.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 tăng điểm nhờ cổ phiếu của Canon và các hãng xuất khẩu lớn khác khởi sắc. Trong ngày giao dịch, Nikkei 225 có lúc đã duy trì sức tăng mạnh mẽ, nhưng đến gần tới cuối ngày giao dịch thì đuối sức, nên biên độ tăng thấp hơn so với các thị trường lớn khác trong khu vực.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 lên 53,15 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 10.270,77.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,28%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 0,04%. Chỉ số ASX của Australia nhích 2,32%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,37%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 2,57%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 0,91%. Chỉ số KOSPI lên 1,81%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 1,12%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.683,41 | 9.791,71 | 108,30 | 1,12 |
Nasdaq | 2.102,64 | 2.133,15 | 30,51 | 1,45 | |
S&P 500 | 1.052,63 | 1.068,76 | 16,13 | 1,53 | |
Anh | FTSE 100 | 5.042,13 | 5.124,13 | 82,00 | 1,63 |
Đức | DAX | 5.628,98 | 5.700,26 | 71,28 | 1,27 |
Pháp | CAC 40 | 3.752,21 | 3.813,79 | 61,58 | 1,64 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.346,26 | 7.440,24 | 93,98 | 1,28 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.217,62 | 10.270,77 | 53,15 | 0,52 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.866,37 | 21.402,90 | 536,55 | 2,57 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.653,40 | 1.683,33 | 29,93 | 1,81 |
Singapore | Straits Times | 2.642,27 | 2.674,42 | 36,02 | 1,37 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.033,73 | 2.999,71 | 34,02 | 1,12 |
Ấn Độ | BSE | 16.397,00 | 16.603,45 | 149,00 | 0,91 |
Australia | ASX | 4.547,20 | 4.652,80 | 105,60 | 2,32 |
Việt Nam | VN-Index | 556,75 | 556,98 | 0,23 | 0,04 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |