Phố Wall có phiên giao dịch tồi tệ nhất trong 3 tháng
Lần đầu tiên trong 3 tháng qua, giới đầu tư ở Phố Wall mới phải chứng kiến cả ba chỉ số chứng khoán sụt giảm với biên độ lớn
Lần đầu tiên trong 3 tháng qua, giới đầu tư ở Phố Wall mới phải chứng kiến cả ba chỉ số chứng khoán sụt giảm với biên độ từ 2-3%.
Hôm thứ Năm, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 52,6 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 54 điểm của giới phân tích, từ mức 52,9 điểm trong tháng 8. Chỉ số này nếu dưới 50 điểm thì được coi là tăng trưởng âm.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 23/9/2009 đã tăng 17.000 lên 551.000 người, từ mức 534.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 16/9/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,16 triệu. Trong ngày 2/10, Bộ Lao động sẽ công bố báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9. Theo dự báo của giới phân tích, nhiều khả năng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên 9,8%, từ mức 9,7% trong tháng 8.
Cũng trong ngày 1/10, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thu nhập của người dân ở nước này đã tăng 0,2% trong tháng 8/2009 - cao hơn mức dự báo của giới phân tích. Trong khi đó, chi tiêu của người dân lại tăng vọt lên 1,3%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2001. Như vậy mức chi tiêu của người dân Mỹ đã tăng tháng thứ tư liên tiếp.
Sụt giảm vì tin xấu
Thị trường mở cửa với mức giảm khoảng 0,5% giá trị, biên độ giảm điểm này chưa gợi mở điều gì quá xấu tới thị trường cho đến khi Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) công bố chỉ số ISM ngành sản xuất suy giảm, gây thất vọng cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thông tin số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng tăng lên càng củng cố cho nhận định tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 có thể tăng lên 9,8%.
Những tin xấu sớm thúc đẩy nhà đầu tư đẩy mạnh bán cổ phiếu, nhất là trong bối cảnh thị trường này đã tăng khoảng 15% trong quý 3 vừa qua.
Các chỉ số liên tục giảm điểm với mức giảm mạnh nhất thuộc về Nasdaq, tiếp theo là S&P 500 và Dow Jones. Hầu hết thời gian trong ngày giao dịch, Nasdaq dao động quanh mức giảm 2,5%, S&P 500 quanh mức -2% và Dow Jones quanh mức -1,5%. Tuy nhiên đợt bán tháo đột ngột vào những phút cuối của ngày giao dịch đã đẩy cả ba chỉ số giảm sâu thêm khoảng 0,5% nữa, qua đó tạo nên phiên giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 3 tháng qua.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã khiến cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm, đây là hiện tượng cũng khá lâu mới xảy ra. Cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh nhất: cổ phiếu Bank of America mất 4,31%, cổ phiếu American Express hạ 4,25%, cổ phiếu JPMorgan giảm 5,5%.
Cổ phiếu khối công nghiệp, công nghệ cũng giảm khá mạnh, trong đó cổ phiếu Boeing giảm 3,77%, cổ phiếu Caterpillar xuống 3,66%, cổ phiếu Intel mất 3,42%, cổ phiếu Micosoft trượt 3,27%,…
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/10: chỉ số Dow Jones mất 203 điểm, tương đương -2,09%, chốt ở mức 9.509,28.
Chỉ số Nasdaq giảm 64,94 điểm, tương đương -3,06%, chốt ở mức 2.057,48.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 27,23 điểm, tương ứng -2,58%, đóng cửa ở mức 1.029,85.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,69 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ, số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống
Chứng khoán châu Á đã mất điểm sau 3 phiên tăng, do giới đầu tư lo ngại về sự phục hồi kinh tế sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật cho biết các công ty nước này có kế hoạch cắt giảm đầu tư.
4 trong số 6 thị trường lớn của châu Á đã mất điểm trong phiên giao dịch đầu tháng 10. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Các chỉ số chứng khoán đã tỏ ra khá yếu ngay khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, xu thế giảm điểm được duy trì trong cả ngày giao dịch. Biên độ giảm điểm mạnh nhất đã xảy ra ở thị trường Nhật và Hàn Quốc.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 1,2% xuống 116,55 điểm. Trong quý 3 vừa qua chỉ số này đã tăng thêm được 14%, xấp xỉ bằng mức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong phiên đầu tháng 10 chính là sự sụt giảm bất thường của chứng khoán Việt Nam. Thị trường này đã có mức tăng mạnh nhất châu Á trong quý 3, vượt qua các thị trường có tốc độ tăng điểm nổi trội như Hàn Quốc, Hồng Kông. Hệ số P/E của các cổ phiếu trong VN-Index được đánh thấp hơn so với mặt bằng chung của cổ phiếu trong chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm mạnh, đưa thị trường xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã giảm điểm khá mạnh do đồng Yên lên giá so với USD. Trong khi đó, giới đầu tư vẫn trong tâm trạng chưa chắc chắn về chính sách kinh tế của tân Thủ tướng nước này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 154,59 điểm, tương đương -1,53%, chốt ở ngưỡng 9.978,64 - mức thấp nhất kể từ ngày 24/7/2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,48%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,05%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,79%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,7%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,63%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 0,12%.
Hôm thứ Năm, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 52,6 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 54 điểm của giới phân tích, từ mức 52,9 điểm trong tháng 8. Chỉ số này nếu dưới 50 điểm thì được coi là tăng trưởng âm.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 23/9/2009 đã tăng 17.000 lên 551.000 người, từ mức 534.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 16/9/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,16 triệu. Trong ngày 2/10, Bộ Lao động sẽ công bố báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9. Theo dự báo của giới phân tích, nhiều khả năng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên 9,8%, từ mức 9,7% trong tháng 8.
Cũng trong ngày 1/10, Bộ Thương mại Mỹ cho hay thu nhập của người dân ở nước này đã tăng 0,2% trong tháng 8/2009 - cao hơn mức dự báo của giới phân tích. Trong khi đó, chi tiêu của người dân lại tăng vọt lên 1,3%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2001. Như vậy mức chi tiêu của người dân Mỹ đã tăng tháng thứ tư liên tiếp.
Sụt giảm vì tin xấu
Thị trường mở cửa với mức giảm khoảng 0,5% giá trị, biên độ giảm điểm này chưa gợi mở điều gì quá xấu tới thị trường cho đến khi Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) công bố chỉ số ISM ngành sản xuất suy giảm, gây thất vọng cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thông tin số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng tăng lên càng củng cố cho nhận định tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 có thể tăng lên 9,8%.
Những tin xấu sớm thúc đẩy nhà đầu tư đẩy mạnh bán cổ phiếu, nhất là trong bối cảnh thị trường này đã tăng khoảng 15% trong quý 3 vừa qua.
Các chỉ số liên tục giảm điểm với mức giảm mạnh nhất thuộc về Nasdaq, tiếp theo là S&P 500 và Dow Jones. Hầu hết thời gian trong ngày giao dịch, Nasdaq dao động quanh mức giảm 2,5%, S&P 500 quanh mức -2% và Dow Jones quanh mức -1,5%. Tuy nhiên đợt bán tháo đột ngột vào những phút cuối của ngày giao dịch đã đẩy cả ba chỉ số giảm sâu thêm khoảng 0,5% nữa, qua đó tạo nên phiên giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 3 tháng qua.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã khiến cả 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm, đây là hiện tượng cũng khá lâu mới xảy ra. Cổ phiếu khối tài chính sụt giảm mạnh nhất: cổ phiếu Bank of America mất 4,31%, cổ phiếu American Express hạ 4,25%, cổ phiếu JPMorgan giảm 5,5%.
Cổ phiếu khối công nghiệp, công nghệ cũng giảm khá mạnh, trong đó cổ phiếu Boeing giảm 3,77%, cổ phiếu Caterpillar xuống 3,66%, cổ phiếu Intel mất 3,42%, cổ phiếu Micosoft trượt 3,27%,…
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 1/10 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/10: chỉ số Dow Jones mất 203 điểm, tương đương -2,09%, chốt ở mức 9.509,28.
Chỉ số Nasdaq giảm 64,94 điểm, tương đương -3,06%, chốt ở mức 2.057,48.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 27,23 điểm, tương ứng -2,58%, đóng cửa ở mức 1.029,85.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,69 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 11 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ, số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống
Chứng khoán châu Á đã mất điểm sau 3 phiên tăng, do giới đầu tư lo ngại về sự phục hồi kinh tế sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật cho biết các công ty nước này có kế hoạch cắt giảm đầu tư.
4 trong số 6 thị trường lớn của châu Á đã mất điểm trong phiên giao dịch đầu tháng 10. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
Các chỉ số chứng khoán đã tỏ ra khá yếu ngay khi thị trường mở cửa ngày giao dịch, xu thế giảm điểm được duy trì trong cả ngày giao dịch. Biên độ giảm điểm mạnh nhất đã xảy ra ở thị trường Nhật và Hàn Quốc.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 1,2% xuống 116,55 điểm. Trong quý 3 vừa qua chỉ số này đã tăng thêm được 14%, xấp xỉ bằng mức tăng của các chỉ số chứng khoán Mỹ.
Điểm đáng chú ý trong phiên đầu tháng 10 chính là sự sụt giảm bất thường của chứng khoán Việt Nam. Thị trường này đã có mức tăng mạnh nhất châu Á trong quý 3, vượt qua các thị trường có tốc độ tăng điểm nổi trội như Hàn Quốc, Hồng Kông. Hệ số P/E của các cổ phiếu trong VN-Index được đánh thấp hơn so với mặt bằng chung của cổ phiếu trong chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyển qua thị trường Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm mạnh, đưa thị trường xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã giảm điểm khá mạnh do đồng Yên lên giá so với USD. Trong khi đó, giới đầu tư vẫn trong tâm trạng chưa chắc chắn về chính sách kinh tế của tân Thủ tướng nước này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 154,59 điểm, tương đương -1,53%, chốt ở ngưỡng 9.978,64 - mức thấp nhất kể từ ngày 24/7/2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,48%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,05%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,79%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,7%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 0,63%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ nhích 0,12%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.712,28 | 9.509,28 | 203,00 | 2,09 |
Nasdaq | 2.122,42 | 2.057,48 | 64,94 | 3,06 | |
S&P 500 | 1.057,08 | 1.029,85 | 27,23 | 2,58 | |
Anh | FTSE 100 | 5.133,90 | 5.047,81 | 86,09 | 1,68 |
Đức | DAX | 5.675,16 | 5.554,55 | 120,61 | 2,13 |
Pháp | CAC 40 | 3.795,41 | 3.720,77 | 74,64 | 1,97 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.509,17 | 7.545,29 | 36,12 | 0,48 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.133,23 | 9.978,64 | 154,59 | 1,53 |
Hồng Kông | Hang Seng |
20.955,25 |
N/A | N/A | N/A |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.673,14 | 1.644,63 | 28,51 | 1,70 |
Singapore | Straits Times | 2.659,29 | 2.655,82 | 16,75 | 0,63 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.779,43 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE | 17.111,82 | 17.146,76 | 19,92 | 0,12 |
Australia | ASX | 4.739,30 | 4.702,00 | 37,30 | 0,79 |
Việt Nam | VN-Index | 580,90 | 568,99 | 11,91 | 2,05 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |