Phố Wall đảo chiều, giảm mạnh nhất 2 tháng
Thị trường chứng khoán Mỹ rớt mạnhdo những tin tức bất lợi về kết quả kinh doanh của Goldman Sachs và Wells Fargo
Thị trường chứng khoán Mỹ rớt mạnh sau phiên giao dịch đầy biến động 19/1, do những tin tức bất lợi về kết quả kinh doanh của hai ngân hàng Goldman Sachs và Wells Fargo. Trong đó, chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm mạnh nhất trong khoảng 2 tháng.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 12,64 điểm (-0,11%) xuống 11.825,29 điểm. S&P 500 giảm 13,10 điểm (-1,01%) xuống 1.281,92 điểm. Nasdaq hạ 40,49 điểm (-1,46%) xuống 2.725.36 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,35 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn trên thị trường hôm qua đã tăng tới 9% lên 17,31 điểm.
Giảm mạnh nhất trong phiên hôm qua là cổ phiếu của ngân hàng Goldman Sachs, tới 4,7% sau khi "đại gia" này công bố kết quả kinh doanh đầy thất vọng. Cụ thể, lợi nhuận ròng quý 4/2010 của Goldman Sachs giảm xuống 2,39 tỷ USD từ mức 4,95 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm 10% xuống 8,64 tỷ USD. Lợi nhuận cả năm 2010 giảm 38% xuống 8,35 tỷ USD.
Cổ phiếu của một đại gia ngân hàng khác là Wells Fargo cũng giảm 2% xuống còn 31,81 USD, sau khi công bố lợi nhuận quý 4/2010 thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, đà sụt giảm của thị trường được ngăn trở phần nào nhờ cổ phiếu IBM tăng 3,4%, do hãng công bố lợi nhuận cao vượt mọi kỳ vọng, tăng trưởng lợi nhuận tại nhóm thị trường mới nổi đạt 15%. Lợi nhuận/mỗi cổ phiếu của IBM tăng lên 4,18USD/cổ phiếu, cao hơn dự báo 4,08USD/cổ phiếu theo tính toán của các chuyên gia.
Khu vực chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 79,73 điểm xuống 5.976,70 điểm. DAX của Đức hạ 60,69 điểm xuống 7.082,76 điểm. CAC 40 của Pháp giảm 35,97 điểm xuống 3.976,71 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/1, nhờ lợi nhuận lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở lại mức cao 2 năm rưỡi, khi tăng 1,1% lên 140,49 điểm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh trước khi Chính phủ Trung Quốc công bố số liệu lạm phát tháng 12 và GDP quý 4 vào ngày mai (20/01). Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,86% lên 2.759,26 điểm, Hang Seng tăng 1,10% lên 24.419,62 điểm.
Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, sự đi lên của nhóm cổ phiếu công nghệ điện tử đã giúp các thị trường này tăng khá. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,36% lên 10.557,10 đểm, Kospi tăng 0,92% lên 2.115,69 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,23% xuống 3.241,96 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 12,64 điểm (-0,11%) xuống 11.825,29 điểm. S&P 500 giảm 13,10 điểm (-1,01%) xuống 1.281,92 điểm. Nasdaq hạ 40,49 điểm (-1,46%) xuống 2.725.36 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,35 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn trên thị trường hôm qua đã tăng tới 9% lên 17,31 điểm.
Giảm mạnh nhất trong phiên hôm qua là cổ phiếu của ngân hàng Goldman Sachs, tới 4,7% sau khi "đại gia" này công bố kết quả kinh doanh đầy thất vọng. Cụ thể, lợi nhuận ròng quý 4/2010 của Goldman Sachs giảm xuống 2,39 tỷ USD từ mức 4,95 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Doanh thu giảm 10% xuống 8,64 tỷ USD. Lợi nhuận cả năm 2010 giảm 38% xuống 8,35 tỷ USD.
Cổ phiếu của một đại gia ngân hàng khác là Wells Fargo cũng giảm 2% xuống còn 31,81 USD, sau khi công bố lợi nhuận quý 4/2010 thấp hơn dự báo của giới phân tích.
Tuy nhiên, đà sụt giảm của thị trường được ngăn trở phần nào nhờ cổ phiếu IBM tăng 3,4%, do hãng công bố lợi nhuận cao vượt mọi kỳ vọng, tăng trưởng lợi nhuận tại nhóm thị trường mới nổi đạt 15%. Lợi nhuận/mỗi cổ phiếu của IBM tăng lên 4,18USD/cổ phiếu, cao hơn dự báo 4,08USD/cổ phiếu theo tính toán của các chuyên gia.
Khu vực chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 79,73 điểm xuống 5.976,70 điểm. DAX của Đức hạ 60,69 điểm xuống 7.082,76 điểm. CAC 40 của Pháp giảm 35,97 điểm xuống 3.976,71 điểm.
Trong khi đó, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/1, nhờ lợi nhuận lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở lại mức cao 2 năm rưỡi, khi tăng 1,1% lên 140,49 điểm.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh trước khi Chính phủ Trung Quốc công bố số liệu lạm phát tháng 12 và GDP quý 4 vào ngày mai (20/01). Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,86% lên 2.759,26 điểm, Hang Seng tăng 1,10% lên 24.419,62 điểm.
Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, sự đi lên của nhóm cổ phiếu công nghệ điện tử đã giúp các thị trường này tăng khá. Chỉ số Nikkei 225 tăng 0,36% lên 10.557,10 đểm, Kospi tăng 0,92% lên 2.115,69 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 0,23% xuống 3.241,96 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.837,90 | 11.825,30 | 12,64 | 0,11 |
S&P 500 | 1.295,02 | 1.281,92 | 13,10 | 1,01 | |
Nasdaq | 2.765,85 | 2.725,36 | 40,49 | 1,46 | |
Anh | FTSE 100 | 6.056,43 | 5.976,70 | 79,73 | 1,32 |
Pháp | CAC 40 | 4.012,68 | 3.976,71 | 35,97 | 0,90 |
Đức | DAX | 7.143,45 | 7.082,76 | 60,69 | 0,85 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.519,00 | 10.557,10 | 38,12 | 0,36 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.154,00 | 24.419,60 | 265,64 | 1,10 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.708,98 | 2.758,10 | 49,12 | 1,81 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.988,00 | 9.086,02 | 98,02 | 1,09 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.096,48 | 2.115,69 | 19,21 | 0,92 |
Ấn Độ | BSE | 19.092,10 | 18.978,30 | 113,73 | 0,60 |
Singapore | Straits Times | 3.249,58 | 3.241,96 | 7,62 | 0,23 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |