Phố Wall đảo chiều lên điểm
Chứng khoán Mỹ đã có phiên đảo chiều lên điểm ấn tượng, nhờ thông tin tích cực về hoạt động mua bán, sáp nhập
Ngày 14/9, chứng khoán Mỹ đã có phiên đảo chiều lên điểm ấn tượng, nhờ thông tin tích cực về hoạt động mua bán, sáp nhập.
Hôm thứ Hai, trong diễn văn đánh dấu một năm ngày sụp đổ của Lehman Brothers, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục các tập đoàn tài chính không phản đối kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính, đồng thời kêu gọi Quốc hội sớm thông qua việc cải tổ hệ thống luật lệ.
Phát biểu tại Federal Hall ở Phố Wall, New York - nơi mà George Washington đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Mỹ - ông Obama cho rằng, nền kinh tế và hệ thống tài chính Mỹ đang chỉ ra những dấu hiệu hồi phục.
“Thật không may, vẫn có một vài người trong hệ thống tài chính hiểu sai về tầm quan trọng của kế hoạch cải tổ này. Thay vì rút ra bài học từ kinh nghiệm sau vụ đổ vỡ của Lehman và cuộc khủng hoảng tài chính vốn đang phục hồi này, thì họ lại chọn phương án phớt lờ những điều đó”, ông Obama nói.
Ông Obama cảnh báo Phố Wall về thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm vốn đã đe dọa đẩy đất nước vào một cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.
Theo kế hoạch cải tổ, Nhà Trắng muốn trao cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thêm quyền mới đối với các định chế tài chính, trong đó FED có khả năng giành quyền kiểm soát những ngân hàng mà sự sụp đổ của nó có thể đe dọa đến nền kinh tế Mỹ.
Nasdaq tăng điểm mạnh nhất
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm phiên đầu tuần nhờ các thông tin về hoạt động mua bán sáp nhập được công bố và giới đầu tư cho rằng thị trường vẫn có khả năng còn tiếp tục tăng, dù đã phục hồi hơn 50% so với thời điểm xuống thấp nhất trong năm 2009.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán châu Á vừa trải qua phiên giảm điểm mạnh, còn thị trường châu Âu cũng đang đi xuống, ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa với mức giảm trên 0,5%. Trong cả ngày giao dịch, các chỉ số gần như đều ở mức thấp hơn giá trị của phiên liền trước.
Chỉ số Nasdaq và S&P 500 luôn bám sát nhau về xu hướng cũng như biên độ tăng/giảm trong hầu hết thời gian giao dịch. Đến khoảng 2h30 chiều (giờ địa phương), cả ba chỉ số bật mạnh và duy trì đà tăng đến hết ngày giao dịch, Nasdaq có được mức tăng mạnh nhất, kế đến là S&P 500 và Dow Jones.
Cổ phiếu của AES Corp đã tăng tới 4,5% sau khi tờ Wall Street Journal loan tin quỹ đầu tư của Trung Quốc đang đàm phán để mua lại cổ phần của công ty này. Cổ phiếu của Sprint Nextel bật lên 10,1% sau khi báo chí của Anh đưa tin tập đoàn viễn thông của Đức Deutsche Telekom AG đang cân nhắc mua cổ phần của Sprint Nextel.
Sự đảo chiều lên điểm của thị trường được dẫn dắt bởi những cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường, trong đó cổ phiếu General Electric tăng 4,64%, cổ phiếu JPMorgan nhích 2,94%, cổ phiếu DuPont tiến thêm 1,48%,…
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 14/9: chỉ số Dow Jones tăng 21,39 điểm, tương đương 0,22%, chốt ở mức 9.626,8.
Chỉ số Nasdaq lên 10,88 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 2.091,78.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,61 điểm, tương ứng 0,63%, đóng cửa ở mức 1.049,34.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,21 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá bán nhà sản xuất (PPI) trong tháng 8; doanh số bán lẻ.
Thư Tư: Công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI); số liệu về cán cân tài khoản vãng lai; sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của Oracle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Chứng khoán châu Á đổ dốc
Ngày 14/9, thị trường chứng khoán khu vực đồng loạt mất điểm trước nỗi lo giá cổ phiếu đã vượt quá giá trị thật.
Tuần trước, chứng khoán châu Á đã có được mức tăng mạnh mẽ ở hầu khắp các thị trường, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương có lúc đã lên mức cao nhất kể từ ngày 9/9/2008.
Sự phục hồi mạnh mẽ này đã khiến nhà đầu tư quan ngại về giá trị thật của cổ phiếu hiện tại. Bên cạnh đó, việc thị trường tăng mạnh đã đủ hấp dẫn để nhà đầu tư chốt lời. Những nguyên nhân trên đã tạo nên phiên giảm điểm khá mạnh của thị trường khu vực.
Đa số các thị trường đều có mức giảm trên 1%, riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại có sự khác biệt khi một mình tăng điểm, dù biên độ tăng là không đáng kể.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương phiên này giảm 1,8% xuống 115,72 điểm. Số cổ phiếu giảm điểm áp đảo so với cổ phiếu lên điểm.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h30), các chỉ số chứng khoán ở châu Âu cũng đang đồng loạt đổ dốc. Trong đó, chỉ số FTSE 100 của Anh, chỉ số CAC 40 của Pháp và chỉ số DAX của Đức đang giảm từ 0,9% đến 1,4%.
Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, chỉ số chứng khoán tương lai của Dow Jones và S&P cũng đang có mức giảm trên 0,8%. Đây được xem là một tín hiệu không tích cực đối với chứng khoán Phố Wall trong phiên giao dịch ngày 14/9, nhất là trong bối cảnh cả bi chỉ số chính của Mỹ đã tăng từ 1,74% đến 3,3% trong tuần trước đó.
Tại Nhật, biên độ giảm hơn 2% đã khiến Nikkei 225 trở thành chỉ số giảm điểm mạnh nhất trong số các chỉ số chính của khu vực. Đồng Yên lên giá so với USD đã thúc đẩy nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn. Cổ phiếu của Honda hạ 3%, cổ phiếu Sony xuống 2,4%, cổ phiếu Toyota mất 2,6%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,09%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,57%. Chỉ số ASX của Australia mất 1,31%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,54%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,08%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 0,42%. Chỉ số KOSPI giảm 1,02%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,24%.
Hôm thứ Hai, trong diễn văn đánh dấu một năm ngày sụp đổ của Lehman Brothers, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc giục các tập đoàn tài chính không phản đối kế hoạch cải tổ hệ thống tài chính, đồng thời kêu gọi Quốc hội sớm thông qua việc cải tổ hệ thống luật lệ.
Phát biểu tại Federal Hall ở Phố Wall, New York - nơi mà George Washington đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống đầu tiên của Mỹ - ông Obama cho rằng, nền kinh tế và hệ thống tài chính Mỹ đang chỉ ra những dấu hiệu hồi phục.
“Thật không may, vẫn có một vài người trong hệ thống tài chính hiểu sai về tầm quan trọng của kế hoạch cải tổ này. Thay vì rút ra bài học từ kinh nghiệm sau vụ đổ vỡ của Lehman và cuộc khủng hoảng tài chính vốn đang phục hồi này, thì họ lại chọn phương án phớt lờ những điều đó”, ông Obama nói.
Ông Obama cảnh báo Phố Wall về thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm vốn đã đe dọa đẩy đất nước vào một cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.
Theo kế hoạch cải tổ, Nhà Trắng muốn trao cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thêm quyền mới đối với các định chế tài chính, trong đó FED có khả năng giành quyền kiểm soát những ngân hàng mà sự sụp đổ của nó có thể đe dọa đến nền kinh tế Mỹ.
Nasdaq tăng điểm mạnh nhất
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm phiên đầu tuần nhờ các thông tin về hoạt động mua bán sáp nhập được công bố và giới đầu tư cho rằng thị trường vẫn có khả năng còn tiếp tục tăng, dù đã phục hồi hơn 50% so với thời điểm xuống thấp nhất trong năm 2009.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán châu Á vừa trải qua phiên giảm điểm mạnh, còn thị trường châu Âu cũng đang đi xuống, ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã mở cửa với mức giảm trên 0,5%. Trong cả ngày giao dịch, các chỉ số gần như đều ở mức thấp hơn giá trị của phiên liền trước.
Chỉ số Nasdaq và S&P 500 luôn bám sát nhau về xu hướng cũng như biên độ tăng/giảm trong hầu hết thời gian giao dịch. Đến khoảng 2h30 chiều (giờ địa phương), cả ba chỉ số bật mạnh và duy trì đà tăng đến hết ngày giao dịch, Nasdaq có được mức tăng mạnh nhất, kế đến là S&P 500 và Dow Jones.
Cổ phiếu của AES Corp đã tăng tới 4,5% sau khi tờ Wall Street Journal loan tin quỹ đầu tư của Trung Quốc đang đàm phán để mua lại cổ phần của công ty này. Cổ phiếu của Sprint Nextel bật lên 10,1% sau khi báo chí của Anh đưa tin tập đoàn viễn thông của Đức Deutsche Telekom AG đang cân nhắc mua cổ phần của Sprint Nextel.
Sự đảo chiều lên điểm của thị trường được dẫn dắt bởi những cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường, trong đó cổ phiếu General Electric tăng 4,64%, cổ phiếu JPMorgan nhích 2,94%, cổ phiếu DuPont tiến thêm 1,48%,…
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 14/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 14/9: chỉ số Dow Jones tăng 21,39 điểm, tương đương 0,22%, chốt ở mức 9.626,8.
Chỉ số Nasdaq lên 10,88 điểm, tương đương 0,52%, chốt ở mức 2.091,78.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 6,61 điểm, tương ứng 0,63%, đóng cửa ở mức 1.049,34.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,21 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,17 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá bán nhà sản xuất (PPI) trong tháng 8; doanh số bán lẻ.
Thư Tư: Công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI); số liệu về cán cân tài khoản vãng lai; sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của Oracle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Chứng khoán châu Á đổ dốc
Ngày 14/9, thị trường chứng khoán khu vực đồng loạt mất điểm trước nỗi lo giá cổ phiếu đã vượt quá giá trị thật.
Tuần trước, chứng khoán châu Á đã có được mức tăng mạnh mẽ ở hầu khắp các thị trường, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương có lúc đã lên mức cao nhất kể từ ngày 9/9/2008.
Sự phục hồi mạnh mẽ này đã khiến nhà đầu tư quan ngại về giá trị thật của cổ phiếu hiện tại. Bên cạnh đó, việc thị trường tăng mạnh đã đủ hấp dẫn để nhà đầu tư chốt lời. Những nguyên nhân trên đã tạo nên phiên giảm điểm khá mạnh của thị trường khu vực.
Đa số các thị trường đều có mức giảm trên 1%, riêng thị trường chứng khoán Trung Quốc lại có sự khác biệt khi một mình tăng điểm, dù biên độ tăng là không đáng kể.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương phiên này giảm 1,8% xuống 115,72 điểm. Số cổ phiếu giảm điểm áp đảo so với cổ phiếu lên điểm.
Tại thời điểm hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á ngừng giao dịch (16h30), các chỉ số chứng khoán ở châu Âu cũng đang đồng loạt đổ dốc. Trong đó, chỉ số FTSE 100 của Anh, chỉ số CAC 40 của Pháp và chỉ số DAX của Đức đang giảm từ 0,9% đến 1,4%.
Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, chỉ số chứng khoán tương lai của Dow Jones và S&P cũng đang có mức giảm trên 0,8%. Đây được xem là một tín hiệu không tích cực đối với chứng khoán Phố Wall trong phiên giao dịch ngày 14/9, nhất là trong bối cảnh cả bi chỉ số chính của Mỹ đã tăng từ 1,74% đến 3,3% trong tuần trước đó.
Tại Nhật, biên độ giảm hơn 2% đã khiến Nikkei 225 trở thành chỉ số giảm điểm mạnh nhất trong số các chỉ số chính của khu vực. Đồng Yên lên giá so với USD đã thúc đẩy nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn. Cổ phiếu của Honda hạ 3%, cổ phiếu Sony xuống 2,4%, cổ phiếu Toyota mất 2,6%.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,09%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,57%. Chỉ số ASX của Australia mất 1,31%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,54%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,08%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ xuống 0,42%. Chỉ số KOSPI giảm 1,02%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 1,24%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.605,41 | 9.626,80 | 21,39 | 0,22 |
Nasdaq | 2.080,90 | 2.091,78 | 10,88 | 0,52 | |
S&P 500 | 1.042,73 | 1.049,34 | 6,61 | 0,63 | |
Anh | FTSE 100 | 5.011,47 | 5.018,85 | 7,38 | 0,15 |
Đức | DAX | 5.624,02 | 5.62,24 | 3,78 | 0,07 |
Pháp | CAC 40 | 3.734,89 | 3.730,61 | 4,28 | 0,11 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.337,14 | 7.256,95 | 80,19 | 1,09 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.444,33 | 10.202,06 | 242,27 | 2,32 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.161,42 | 20.932,20 | 229,22 | 1,08 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.651,70 | 1.634,91 | 16,79 | 1,02 |
Singapore | Straits Times | 2.681,03 | 2.639,74 | 41,29 | 1,54 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.989,79 | 3.026,74 | 36,95 | 1,24 |
Ấn Độ | BSE | 16.264,30 | 16.195,39 | 68,91 | 0,42 |
Australia | ASX | 4.596,30 | 4.536,10 | 60,20 | 1,31 |
Việt Nam | VN-Index | 547,99 | 556,59 | 8,60 | 1,57 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |