Phố Wall hồi phục nhẹ
Phố Wall tăng điểm trở lại khi nhà đầu tư tăng mua vào những cổ phiếu mất giá mạnh trong hai phiên trước đó
Phố Wall tăng điểm trở lại khi nhà đầu tư tăng mua vào những cổ phiếu tài chính và năng lượng, vốn mất giá mạnh trong hai phiên trước đó. Tuy nhiên, biên độ tăng của thị trường không lớn, do nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-20.
Kết thúc ngày giao dịch 10/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 10,29 điểm (+0,09%) lên 11.357,04 điểm. S&P 500 tăng 5,31 điểm (+0,44%) lên 1.218,71 điểm. Nasdaq tăng 15,80 điểm (+0,62%) lên 1.578,78 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,72 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 18/11, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Thị trường giảm điểm mạnh ngay khi mở phiên, sau thông tin chi phí vay mượn của Ireland lập kỷ lục mới khiến những quan ngại về nợ công ở châu Âu lại dấy lên, đẩy đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng qua so với Euro và Yên Nhật.
Tuy nhiên, đà suy giảm chậm lại, đảo chiều khi USD giảm giá và nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu tài chính, năng lượng. Các cổ phiếu này đã mất giá khá nhiều trong vài phiên trở lại đây.
Chỉ số S&P tài chính tăng 1,4%, mạnh nhất trong 10 ngành của chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P năng lượng cũng tăng được 1,3%. Từ đầu tháng 9 đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng được 16%, nhờ kỳ vọng FED sẽ mua thêm tài sản để kích thích kinh tế.
Hôm qua, thị trường đón nhận nhiều tin tốt về kinh tế Mỹ, bao gồm thâm hụt ngân sách tháng 9 thu hẹp xuống 44 tỷ USD, thấp hơn con số dự báo của giới phân tích, trong khi số người thất nghiệp tuần trước giảm 24.000 người.
Giám đốc giao dịch thuộc Schwab Center for Financial Research ở Texas, ông Randy Frederick, cho rằng, Phố Wall vẫn còn động lực tăng điểm, nhất là khi đã giảm 1% trong hai phiên trước.
Phiên hôm qua, chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall và tâm lý nhà đầu tư giảm 3,2% xuống mức 18,47 điểm.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu rực đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,99%. Chỉ số DAX của Đức trượt 1% và chỉ số CAC 40 của Pháp mất tới 1,45%.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng rực đỏ, do nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc đang tiến hành thắt chặt chính sách để xoa dịu lạm phát và ngăn chặn dòng tiền nóng trước thềm cuộc họp G-20.
Kết thúc ngày giao dịch 10/11, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,63%, Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,85%, Straits Times của Singapore giảm 0,74%. Trong khi, Nikkei 225 của Nhật Bản cộng 1,4%, Kospi của Hàn Quốc tăng 1,05%.
Kết thúc ngày giao dịch 10/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 10,29 điểm (+0,09%) lên 11.357,04 điểm. S&P 500 tăng 5,31 điểm (+0,44%) lên 1.218,71 điểm. Nasdaq tăng 15,80 điểm (+0,62%) lên 1.578,78 điểm.
Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 8,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 8,72 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Trên sàn New York, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 18/11, còn ở sàn Nasdaq là 2/1.
Thị trường giảm điểm mạnh ngay khi mở phiên, sau thông tin chi phí vay mượn của Ireland lập kỷ lục mới khiến những quan ngại về nợ công ở châu Âu lại dấy lên, đẩy đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng qua so với Euro và Yên Nhật.
Tuy nhiên, đà suy giảm chậm lại, đảo chiều khi USD giảm giá và nhà đầu tư tăng mua vào các cổ phiếu tài chính, năng lượng. Các cổ phiếu này đã mất giá khá nhiều trong vài phiên trở lại đây.
Chỉ số S&P tài chính tăng 1,4%, mạnh nhất trong 10 ngành của chỉ số S&P 500. Chỉ số S&P năng lượng cũng tăng được 1,3%. Từ đầu tháng 9 đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng được 16%, nhờ kỳ vọng FED sẽ mua thêm tài sản để kích thích kinh tế.
Hôm qua, thị trường đón nhận nhiều tin tốt về kinh tế Mỹ, bao gồm thâm hụt ngân sách tháng 9 thu hẹp xuống 44 tỷ USD, thấp hơn con số dự báo của giới phân tích, trong khi số người thất nghiệp tuần trước giảm 24.000 người.
Giám đốc giao dịch thuộc Schwab Center for Financial Research ở Texas, ông Randy Frederick, cho rằng, Phố Wall vẫn còn động lực tăng điểm, nhất là khi đã giảm 1% trong hai phiên trước.
Phiên hôm qua, chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall và tâm lý nhà đầu tư giảm 3,2% xuống mức 18,47 điểm.
Ngược chiều với thị trường Mỹ, khu vực châu Âu rực đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,99%. Chỉ số DAX của Đức trượt 1% và chỉ số CAC 40 của Pháp mất tới 1,45%.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á cũng rực đỏ, do nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc đang tiến hành thắt chặt chính sách để xoa dịu lạm phát và ngăn chặn dòng tiền nóng trước thềm cuộc họp G-20.
Kết thúc ngày giao dịch 10/11, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,63%, Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,85%, Straits Times của Singapore giảm 0,74%. Trong khi, Nikkei 225 của Nhật Bản cộng 1,4%, Kospi của Hàn Quốc tăng 1,05%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.346,80 | 11.357,00 | 10,29 | 0,09 |
S&P 500 | 1.213,40 | 1.218,71 | 5,31 | 0,44 | |
Nasdaq | 2.562,98 | 2.578,78 | 15,80 | 0,62 | |
Anh | FTSE 100 | 5,875,19 | 5.816,94 | 58,25 | 0,99 |
Pháp | CAC 40 | 3.945,71 | 3.888,45 | 57,26 | 1,45 |
Đức | DAX | 6.787,81 | 6.719,84 | 67,97 | 1,00 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.694,49 | 9.830,52 | 136,03 | 1,40 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.710,60 | 24.500,60 | 209,99 | 0,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.135,00 | 3.115,36 | 19,64 | 0,63 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.445,63 | 8.450,63 | 5,00 | 0,06 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.947,46 | 1.967,85 | 20,39 | 1,05 |
Ấn Độ | BSE | 20.932,50 | 20.875,70 | 56,77 | 0,27 |
Singapore | Straits Times | 3.313,61 | 3.289,24 | 24,37 | 0,74 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |