Phố Wall khép tuần rớt thảm nhất từ tháng 6
Tính chung cả tuần, Dow Jones giảm 2,1%, S&P 500 bị mất 2,4% trong khi Nasdaq Composite hạ 2,6%
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại một tuần giao dịch đầy biến động do nhà đầu tư bất an về cái gọi là vực thẳm ngân sách sẽ xảy đến từ đầu năm 2013.
Phiên cuối tuần (9/11), thị trường khởi sắc trở lại sau khi xuất hiện một vài số liệu kinh tế lạc quan. Trong đó, đáng chú ý là , theo khảo sát của Thomson Reuters và Đại học Michigan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ về triển vọng việc làm và kinh tế đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm.
Tuy nhiên, mức tăng của các chỉ số chính bị rút ngắn lại sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một phát biểu cho hay, bất cứ thỏa thuận nào với quốc hội để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính đều phải đi kèm với việc tăng thuế đối với tầng lớp người giàu có nước này.
Tình hình tài chính khu vực châu Âu cũng là một yếu tố khác góp phần làm thị trường không duy trì được đà tăng lớn. Hôm qua Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết nước này sắp hết tiền mặt, trong khi tăng trưởng kinh tế tại Đức được dự báo sẽ sụt giảm trong vòng 2 quý tiếp theo.
Ngoài các yếu tố chính ở trên, hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ còn chịu tác động bởi tình hình lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ. Theo Thomson Reuters, trong 449 công ty S&P 500 đã công bố báo cáo, 63,3% vượt kỳ vọng, thấp hơn mức trung bình 67% của 4 quý gần nhất.
Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng giá mạnh nhất trong ngày. Chỉ số S&P lĩnh vực công nghệ thông tin tăng được 0,6%, trong đó đáng chú ý là sự hồi phục khá mạnh 1,7% của cổ phiếu hãng công nghệ Apple lên mức 547,06 USD. Hai phiên liền trước, giá cổ phiếu này đều sụt giảm hơn 3%.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 4,07 điểm, tương ứng 0,03%, lên 12.815,39 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 2,34 điểm, tương ứng 0,17%, lên chốt ở 1.379,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,29 điểm, tương ứng 0,32%, lên 2.904,87 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, so với mức trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu của năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm trên sàn giao dịch New York là 8/7.
Mặc dù thị trường hồi phục, song do mức tăng quá nhẹ và trước đó thị trường liên tục đổ dốc, nên tính chung cả tuần, các chỉ số chính đều có mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2012 tới nay. Trong đó, Dow Jones giảm 2,1%, S&P 500 bị mất 2,4% trong khi Nasdaq Composite hạ 2,6%.
Phiên cuối tuần (9/11), thị trường khởi sắc trở lại sau khi xuất hiện một vài số liệu kinh tế lạc quan. Trong đó, đáng chú ý là , theo khảo sát của Thomson Reuters và Đại học Michigan, niềm tin người tiêu dùng Mỹ về triển vọng việc làm và kinh tế đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm.
Tuy nhiên, mức tăng của các chỉ số chính bị rút ngắn lại sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một phát biểu cho hay, bất cứ thỏa thuận nào với quốc hội để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính đều phải đi kèm với việc tăng thuế đối với tầng lớp người giàu có nước này.
Tình hình tài chính khu vực châu Âu cũng là một yếu tố khác góp phần làm thị trường không duy trì được đà tăng lớn. Hôm qua Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết nước này sắp hết tiền mặt, trong khi tăng trưởng kinh tế tại Đức được dự báo sẽ sụt giảm trong vòng 2 quý tiếp theo.
Ngoài các yếu tố chính ở trên, hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ còn chịu tác động bởi tình hình lợi nhuận quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ. Theo Thomson Reuters, trong 449 công ty S&P 500 đã công bố báo cáo, 63,3% vượt kỳ vọng, thấp hơn mức trung bình 67% của 4 quý gần nhất.
Nhóm cổ phiếu công nghệ tăng giá mạnh nhất trong ngày. Chỉ số S&P lĩnh vực công nghệ thông tin tăng được 0,6%, trong đó đáng chú ý là sự hồi phục khá mạnh 1,7% của cổ phiếu hãng công nghệ Apple lên mức 547,06 USD. Hai phiên liền trước, giá cổ phiếu này đều sụt giảm hơn 3%.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 4,07 điểm, tương ứng 0,03%, lên 12.815,39 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 2,34 điểm, tương ứng 0,17%, lên chốt ở 1.379,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,29 điểm, tương ứng 0,32%, lên 2.904,87 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, so với mức trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu của năm nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm trên sàn giao dịch New York là 8/7.
Mặc dù thị trường hồi phục, song do mức tăng quá nhẹ và trước đó thị trường liên tục đổ dốc, nên tính chung cả tuần, các chỉ số chính đều có mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2012 tới nay. Trong đó, Dow Jones giảm 2,1%, S&P 500 bị mất 2,4% trong khi Nasdaq Composite hạ 2,6%.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.815,39 | +4,07 | +0,03 |
S&P 500 | 1.379,85 | +2,34 | +0,17 | |
Nasdaq | 2.904,87 | +9,29 | +0,32 | |
Anh | FTSE 100 | 5.769,68 | - 6,37 | - 0,11 |
Pháp | CAC 40 | 3.423,57 | +15,89 | +0,47 |
Đức | DAX | 7.163,50 | - 41,46 | - 0,58 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.757,60 | - 79,55 | - 0,90 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.384,38 | - 182,53 | - 0,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.069,07 | - 2,40 | - 0,12 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.293,22 | +50,59 | +0,70 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.904,41 | - 10,00 | - 0,52 |
Singapore | Straits Times | 3.009,56 | - 2,69 | - 0,09 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |