Phố Wall mất điểm trước thời khắc quan trọng
Gánh nặng lâu nay của giới đầu tư được tháo gỡ khi giới chức Mỹ công bố kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng
Gánh nặng lâu nay của giới đầu tư được tháo gỡ khi giới chức Mỹ công bố kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 2/5/2009 đã giảm 34.000 xuống 601.000 người, từ mức 635.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 25/4/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,351 triệu.
Trong một diễn biến được chờ đợi nhất trong ngày, vào lúc 17 giờ ngày 7/5 (giờ địa phương) giới chức Mỹ đã chính thức công bố kết quả kiểm tra về tình trạng sức khỏe của 19 ngân hàng lớn nhất ở nước này.
Theo đó, 10/19 ngân hàng cần phải tăng vốn thêm 74,6 tỷ USD – thấp hơn nhiều so với dự báo của giới phân tích - nhằm duy trì tính ổn định của hệ thống.
Trong đó, Bank of America cần phải tăng vốn thêm 33,9 tỷ USD; Citigroup cần 5,5 tỷ USD; Wells Fargo cần 13,7 tỷ USD, GMAC cần 11,5 tỷ USD; Morgan Stanley cần 1,8 tỷ USD; Regions Financial cần 2,5 tỷ USD; Fifth Third cần 1,1 tỷ USD; KeyCorp cần 1,8 tỷ USD, SunTrust Banks cần 2,2 tỷ USD; PNC Financial cần 0,6 tỷ USD. Các định chế tài chính sẽ có 6 tháng để hoàn tất quá trình tăng vốn.
Nhóm 9 định chế tài chính không phải tăng vốn bao gồm: Bank of New York Mellon, American Express, Capital One Financial, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase, MetLife, State Street, U.S. Bancorp và BB&T Corp.
Như vậy, kết quả nêu trên không có nhiều thay đổi so với thông tin mà truyền thông Mỹ đã loan báo trước đó. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng được công bố sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa, nên không có sức ảnh hưởng tới phiên giao dịch ngày 7/5.
Hơn nữa, sức ảnh hưởng của nó cơ bản đã được thể hiện vào giá cổ phiếu khối ngân hàng và thị trường trong phiên giao dịch ngày 6/5. Vì vậy, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 cũng chỉ tăng 0,4% sau khi thông tin về sức khỏe các ngân hàng được công bố.
Chứng khoán Mỹ mất điểm vì khối ngân hàng, công nghệ
Ngày 7/5, Tập đoàn General Motors đã công bố thua lỗ 5,9 tỷ USD trong quý 1/2009, tương đương -9,78 USD/cổ phiếu – cao hơn so với mức 3,3 tỷ USD (5,8 USD/cổ phiếu) trong quý 1/2008; doanh thu của hãng giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 22,4 tỷ USD.
Với những khó khăn hiện tại - thị giá cổ phiếu thấp, giá trị vốn hóa thị trường nhỏ - cổ phiếu General Motors (NYSE-GM) có nguy cơ sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones. Kết thúc phiên, cổ phiếu GM mất 3,61%, xuống 1,6 USD/cổ phiếu.
Như vậy, tính đến ngày 7/5, hơn 80% số công ty trong chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh trong 3 tháng đầu năm nay. Trong đó, 65% số công ty báo cáo lợi nhuận vượt dự báo của giới phân tích; 8% số công ty có kết quả tương đương với dự báo và 27% số công ty có kết quả kinh doanh gây thất vọng.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Năm do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận, sau khi thị trường đã tăng điểm nhiều phiên trước đó. Hơn nữa, việc tăng bán cổ phiếu khối ngân hàng cũng là hành động bảo toàn danh mục đầu tư trước khi giới chức Mỹ công bố kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng lớn.
Bên cạnh đó, cầu về trái phiếu Chính phủ Mỹ suy giảm mạnh, đã tạo nên nhiều quan ngại đối với việc gia tăng các chi phí tài chính, qua đó sẽ tác động xấu đến quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Khối công nghệ chứng kiến đà giảm điểm mạnh của cổ phiếu blue-chip, trong đó cổ phiếu IBM giảm 2%, cổ phiếu Apple mất 2,6%, cổ phiếu Hewlett-Packard trượt 5%, cổ phiếu Cisco Systems hạ 3,4%...
Sau khi tăng 11,5% phiên trước đó, chỉ số KBW khối ngân hàng phiên này đã giảm 3,5% do lệnh bán áp đảo lệnh mua. Cổ phiếu của 16/19 định chế tài chính giảm điểm trước khi công bố kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng.
Các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm gồm có: cổ phiếu Citigroup hạ 1,3%, cổ phiếu JPMorgan mất 5,3%, cổ phiếu Wells Fargo xuống 7,8%; Morgan Stanley trượt 4,81%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/5: chỉ số Dow Jones giảm 102,43 điểm, tương đương -1,2%, chốt ở mức 8.409,85.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 42,86 điểm, tương đương -2,44%, chốt ở mức 1.716,24.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 12,14 điểm, tương đương -1,32%, đóng cửa ở mức 907,39.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; kết quả kinh doanh của Toyota và Berkshire Hathaway.
Chứng khoán Đức, Pháp mất điểm bất chấp quyết định của ECB
Ngày 7/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro từ 1,25% xuống 1%/năm. Như vậy, qua 7 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 10/2008 đến nay, lãi suất cơ bản đồng Euro đã giảm 3,25%.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ECB sẽ dành khoảng 60 tỷ Euro (79,8 tỷ USD) để mua lại trái phiếu doanh nghiệp, nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh ở mức 0,5%/năm.
Chứng khoán Anh hôm thứ Năm đã tăng điểm nhẹ, trong khi thị trường Đức, Pháp đều giảm điểm, sau 6 phiên tăng điểm trước đó. Cổ phiếu khối dược phẩm, khai mỏ và ngân hàng mất điểm, là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán châu Âu không có thêm phiên tăng điểm.
Cổ phiếu Lloyds hạ 14,3%, Societe Generale giảm 9,8%, cổ phiếu Barclays mất 4,3%, Royal Bank of Scotland trượt 9%,...
Cổ phiếu khối dược phẩm cũng đồng loại giảm điểm phiên này, cổ phiếu Novo Nordisk hạ 3,8%, cổ phiếu Shire mất 0,9%, cổ phiếu Merck trượt 3,8% và cổ phiếu Novartis giảm 0,7%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 2,19 điểm, tương đương -0,05%, chốt ở mức 4.398,68. Khối lượng giao dịch đạt 3,7 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,57%, khối lượng giao dịch đạt 45,45 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,97%, khối lượng giao dịch đạt 225 triệu cổ phiếu.
Được tiếp sức, chứng khoán châu Á cùng “xanh”
Những tín hiệu khả quan từ khối ngân hàng Mỹ đã tiếp sức cho đà tăng của chứng khoán khu vực ngày 7/5.
Dù kết quả kiểm tra 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ chưa được chính thức công bố, nhưng truyền thông Mỹ đã loan tin về việc 6 ngân hàng lớn ở Mỹ không phải tăng vốn, trong khi Citigroup chỉ phải tăng vốn thêm 5 tỷ USD.
Điều này đã giúp tâm lý lo ngại về sức khỏe ngân hàng được giải tỏa phần nào, qua đó giúp chứng khoán Mỹ, châu Âu và châu Á có thêm điểm tựa để lên điểm.
Tại thị trường châu Á phiên hôm thứ Năm, các chỉ số chứng khoán đều chung sắc xanh trên các bảng điện tử giao dịch, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,7%, lên 96,84 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 7/10/2008 và lên 27% so với đầu năm nay.
Chuyển qua thị trường Nhật, sau 3 ngày nghỉ giao dịch nhân ngày lễ, thị trường chứng khoán nước này đã mở cửa trở lại và tạo nên bước đột phá về biên độ tăng điểm.
Trong thời điểm thị trường Nhật nghỉ giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á nói riêng và thế giới nói chung đã tăng điểm mạnh. Do đó, khi mở cửa trở lại, chỉ số Nikkei 225 tăng điểm với biên độ gần 5%, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nikkei 225 đang tiến tới vùng kháng cự 9.400-9.500 điểm. Giới phân tích nhận định, nếu thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng được công bố, thì điểm kháng cự của chứng khoán Nhật cũng sẽ bị phá vỡ.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã có một trong những phiên tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay khi chỉ số khối này tăng 10,5%, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 15,8%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 12,1%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 12,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 408,33 điểm, tương đương 4,6%, chốt ở mức 9.385,7. Khối lượng giao dịch đạt 3,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan nhích 0,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 2,48%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ 1,01%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,28%. Chỉ số ASX 200 của Australia tiến thêm 1,87%. Chỉ số Shanghai Composite lên 0,19% - phiên tăng điểm thứ sáu liên tiếp. Chỉ số KOSPI tăng 0,55%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 2/5/2009 đã giảm 34.000 xuống 601.000 người, từ mức 635.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 25/4/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,351 triệu.
Trong một diễn biến được chờ đợi nhất trong ngày, vào lúc 17 giờ ngày 7/5 (giờ địa phương) giới chức Mỹ đã chính thức công bố kết quả kiểm tra về tình trạng sức khỏe của 19 ngân hàng lớn nhất ở nước này.
Theo đó, 10/19 ngân hàng cần phải tăng vốn thêm 74,6 tỷ USD – thấp hơn nhiều so với dự báo của giới phân tích - nhằm duy trì tính ổn định của hệ thống.
Trong đó, Bank of America cần phải tăng vốn thêm 33,9 tỷ USD; Citigroup cần 5,5 tỷ USD; Wells Fargo cần 13,7 tỷ USD, GMAC cần 11,5 tỷ USD; Morgan Stanley cần 1,8 tỷ USD; Regions Financial cần 2,5 tỷ USD; Fifth Third cần 1,1 tỷ USD; KeyCorp cần 1,8 tỷ USD, SunTrust Banks cần 2,2 tỷ USD; PNC Financial cần 0,6 tỷ USD. Các định chế tài chính sẽ có 6 tháng để hoàn tất quá trình tăng vốn.
Nhóm 9 định chế tài chính không phải tăng vốn bao gồm: Bank of New York Mellon, American Express, Capital One Financial, Goldman Sachs Group, JPMorgan Chase, MetLife, State Street, U.S. Bancorp và BB&T Corp.
Như vậy, kết quả nêu trên không có nhiều thay đổi so với thông tin mà truyền thông Mỹ đã loan báo trước đó. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng được công bố sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa, nên không có sức ảnh hưởng tới phiên giao dịch ngày 7/5.
Hơn nữa, sức ảnh hưởng của nó cơ bản đã được thể hiện vào giá cổ phiếu khối ngân hàng và thị trường trong phiên giao dịch ngày 6/5. Vì vậy, chỉ số tương lai của Dow Jones và S&P 500 cũng chỉ tăng 0,4% sau khi thông tin về sức khỏe các ngân hàng được công bố.
Chứng khoán Mỹ mất điểm vì khối ngân hàng, công nghệ
Ngày 7/5, Tập đoàn General Motors đã công bố thua lỗ 5,9 tỷ USD trong quý 1/2009, tương đương -9,78 USD/cổ phiếu – cao hơn so với mức 3,3 tỷ USD (5,8 USD/cổ phiếu) trong quý 1/2008; doanh thu của hãng giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 22,4 tỷ USD.
Với những khó khăn hiện tại - thị giá cổ phiếu thấp, giá trị vốn hóa thị trường nhỏ - cổ phiếu General Motors (NYSE-GM) có nguy cơ sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones. Kết thúc phiên, cổ phiếu GM mất 3,61%, xuống 1,6 USD/cổ phiếu.
Như vậy, tính đến ngày 7/5, hơn 80% số công ty trong chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh trong 3 tháng đầu năm nay. Trong đó, 65% số công ty báo cáo lợi nhuận vượt dự báo của giới phân tích; 8% số công ty có kết quả tương đương với dự báo và 27% số công ty có kết quả kinh doanh gây thất vọng.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm hôm thứ Năm do giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận, sau khi thị trường đã tăng điểm nhiều phiên trước đó. Hơn nữa, việc tăng bán cổ phiếu khối ngân hàng cũng là hành động bảo toàn danh mục đầu tư trước khi giới chức Mỹ công bố kết quả kiểm tra sức khỏe 19 ngân hàng lớn.
Bên cạnh đó, cầu về trái phiếu Chính phủ Mỹ suy giảm mạnh, đã tạo nên nhiều quan ngại đối với việc gia tăng các chi phí tài chính, qua đó sẽ tác động xấu đến quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Khối công nghệ chứng kiến đà giảm điểm mạnh của cổ phiếu blue-chip, trong đó cổ phiếu IBM giảm 2%, cổ phiếu Apple mất 2,6%, cổ phiếu Hewlett-Packard trượt 5%, cổ phiếu Cisco Systems hạ 3,4%...
Sau khi tăng 11,5% phiên trước đó, chỉ số KBW khối ngân hàng phiên này đã giảm 3,5% do lệnh bán áp đảo lệnh mua. Cổ phiếu của 16/19 định chế tài chính giảm điểm trước khi công bố kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng.
Các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm gồm có: cổ phiếu Citigroup hạ 1,3%, cổ phiếu JPMorgan mất 5,3%, cổ phiếu Wells Fargo xuống 7,8%; Morgan Stanley trượt 4,81%...
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 7/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 7/5: chỉ số Dow Jones giảm 102,43 điểm, tương đương -1,2%, chốt ở mức 8.409,85.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 42,86 điểm, tương đương -2,44%, chốt ở mức 1.716,24.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 12,14 điểm, tương đương -1,32%, đóng cửa ở mức 907,39.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; kết quả kinh doanh của Toyota và Berkshire Hathaway.
Chứng khoán Đức, Pháp mất điểm bất chấp quyết định của ECB
Ngày 7/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Euro từ 1,25% xuống 1%/năm. Như vậy, qua 7 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 10/2008 đến nay, lãi suất cơ bản đồng Euro đã giảm 3,25%.
Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cho biết, ECB sẽ dành khoảng 60 tỷ Euro (79,8 tỷ USD) để mua lại trái phiếu doanh nghiệp, nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đưa ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh ở mức 0,5%/năm.
Chứng khoán Anh hôm thứ Năm đã tăng điểm nhẹ, trong khi thị trường Đức, Pháp đều giảm điểm, sau 6 phiên tăng điểm trước đó. Cổ phiếu khối dược phẩm, khai mỏ và ngân hàng mất điểm, là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán châu Âu không có thêm phiên tăng điểm.
Cổ phiếu Lloyds hạ 14,3%, Societe Generale giảm 9,8%, cổ phiếu Barclays mất 4,3%, Royal Bank of Scotland trượt 9%,...
Cổ phiếu khối dược phẩm cũng đồng loại giảm điểm phiên này, cổ phiếu Novo Nordisk hạ 3,8%, cổ phiếu Shire mất 0,9%, cổ phiếu Merck trượt 3,8% và cổ phiếu Novartis giảm 0,7%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 2,19 điểm, tương đương -0,05%, chốt ở mức 4.398,68. Khối lượng giao dịch đạt 3,7 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,57%, khối lượng giao dịch đạt 45,45 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,97%, khối lượng giao dịch đạt 225 triệu cổ phiếu.
Được tiếp sức, chứng khoán châu Á cùng “xanh”
Những tín hiệu khả quan từ khối ngân hàng Mỹ đã tiếp sức cho đà tăng của chứng khoán khu vực ngày 7/5.
Dù kết quả kiểm tra 19 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ chưa được chính thức công bố, nhưng truyền thông Mỹ đã loan tin về việc 6 ngân hàng lớn ở Mỹ không phải tăng vốn, trong khi Citigroup chỉ phải tăng vốn thêm 5 tỷ USD.
Điều này đã giúp tâm lý lo ngại về sức khỏe ngân hàng được giải tỏa phần nào, qua đó giúp chứng khoán Mỹ, châu Âu và châu Á có thêm điểm tựa để lên điểm.
Tại thị trường châu Á phiên hôm thứ Năm, các chỉ số chứng khoán đều chung sắc xanh trên các bảng điện tử giao dịch, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương tăng 2,7%, lên 96,84 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 7/10/2008 và lên 27% so với đầu năm nay.
Chuyển qua thị trường Nhật, sau 3 ngày nghỉ giao dịch nhân ngày lễ, thị trường chứng khoán nước này đã mở cửa trở lại và tạo nên bước đột phá về biên độ tăng điểm.
Trong thời điểm thị trường Nhật nghỉ giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á nói riêng và thế giới nói chung đã tăng điểm mạnh. Do đó, khi mở cửa trở lại, chỉ số Nikkei 225 tăng điểm với biên độ gần 5%, đưa chỉ số này lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng qua.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Nikkei 225 đang tiến tới vùng kháng cự 9.400-9.500 điểm. Giới phân tích nhận định, nếu thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi kết quả kiểm tra sức khỏe ngân hàng được công bố, thì điểm kháng cự của chứng khoán Nhật cũng sẽ bị phá vỡ.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã có một trong những phiên tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay khi chỉ số khối này tăng 10,5%, trong đó cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group lên 15,8%, cổ phiếu Mizuho Financial Group tiến thêm 12,1%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tăng 12,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 408,33 điểm, tương đương 4,6%, chốt ở mức 9.385,7. Khối lượng giao dịch đạt 3,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan nhích 0,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 2,48%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ 1,01%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,28%. Chỉ số ASX 200 của Australia tiến thêm 1,87%. Chỉ số Shanghai Composite lên 0,19% - phiên tăng điểm thứ sáu liên tiếp. Chỉ số KOSPI tăng 0,55%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.512,28 | 8.409,85 | 102,43 | 1,20 |
Nasdaq | 1.759,10 | 1.716,24 | 42,86 | 2,44 | |
S&P 500 | 919,52 | 907,39 | 12,14 | 1,32 | |
Anh | FTSE 100 | 4.396,49 | 4.398,68 | 2,19 | 0,05 |
Đức | DAX | 4.880,71 | 4.804,10 | 76,61 | 1,57 |
Pháp | CAC 40 | 3.283,51 | 3.251,52 | 31,99 | 0,97 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.566,70 | 6.572,87 | 6,17 | 0,09 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.977,37 | 9.385,70 | 408,33 | 4,55 |
Hồng Kông | Hang Seng | 16.854,36 | 17.217,89 | 383,32 | 2,28 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.393,45 | 1.401,08 | 7,63 | 0,55 |
Singapore | Straits Times | 2.179,03 | 2.233,15 | 54,12 | 2,48 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.592,52 | 2.597,45 | 4,93 | 0,19 |
Ấn Độ | BSE 30 | 11.995,46 | 12.074,06 | 121,31 | 1,01 |
Australia | ASX | 3.840,10 | 3.912,10 | 72,00 | 1,87 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |