Phố Wall suy giảm theo chỉ số niềm tin
Chứng khoán Mỹ đã giảm nhẹ sau khi Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng suy giảm trong tháng 9
Ngày 29/9, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm sau khi Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng suy giảm trong tháng 9/2009.
Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller công bố chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong tháng 7/2009 đã tăng 1,6% so với tháng 6/2009, sau khi tăng 1,4% trong tháng 6.
Cùng ngày, Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 53,1 điểm - thấp hơn so với dự báo của giới phân tích, từ mức 54,5 điểm trong tháng 8/2009.
Kết quả điều tra của Conference Board cho hay, 3,4% số người được hỏi cho biết tìm việc là khá dễ dàng, từ mức 4,3% trong tháng trước đó.
Thị trường chứng khoán mở cửa với mức tăng nhẹ trước bối cảnh chứng khoán châu Á và châu Âu có diễn biến tích cực. Tuy nhiên, đà tăng của ba chỉ số sớm bị chặn lại sau khi Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 9 suy giảm sau khi tăng mạnh tháng trước đó.
Từ mức tăng trên 0,4%, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq trong chốc lát đã rơi thẳng xuống và mất trên 0,1%, sau khi báo cáo của Conference Board được công bố. Đó là diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày 29/9.
Trong hầu hết thời gian ngày giao dịch, sắc đỏ là gam màu chủ đạo của thị trường, biên độ dao động hẹp khiến thị trường trở nên kém sôi động.
Như vậy, chỉ số S&P 500 đã tăng 15,4% trong quý 3 và trở thành quý tăng điểm mạnh nhất kể từ quý 4/1998. Chỉ số này cũng đã phục hồi gần 60% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm được thiết lập ngày 9/3/2009.
Trong ngày giao dịch, bất ngờ đã đến khi cổ phiếu hai hãng xếp hạng định mức tín nhiệm lên điểm ấn tượng, trong đó cổ phiếu Moody's tăng 10,9% lên 20,81 USD/cổ phiếu, cổ phiếu McGraw-Hill - công ty mẹ của Standard & Poor's, tăng 7,3% lên 26,11 USD/cổ phiếu.
Giới phân tích cho rằng, trong tuần này nhà đầu tư sẽ giao dịch thận trọng hơn và mang tính thăm dò trước thời điểm công bố một số chỉ tiêu vĩ mô quan trọng như tăng trưởng kinh tế, báo cáo tình hình việc làm tháng 9, doanh số bán xe ôtô và chỉ số ISM ngành sản xuất. Bắt đầu từ ngày 30/9, các số liệu quan trọng này sớm được công bố và lúc đó diễn biến chứng khoán mới thực sự bứt ra và tạo nên những bất ngờ.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 29/9: chỉ số Dow Jones giảm 47,16 điểm, tương đương -0,48%, chốt ở mức 9.742,2.
Chỉ số Nasdaq mất 6,7 điểm, tương đương -0,31%, chốt ở mức 2.124,04.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 2,37 điểm, tương ứng -0,22%, đóng cửa ở mức 1.060,61.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,18 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 7 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: ADP công bố báo cáo về tình hình việc làm khu vực phi sản xuất; số liệu về GDP.
Thứ Năm: Công bố thu nhập/chi tiêu của người dân Mỹ; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; chỉ số ISM ngành sản xuất; chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng; doanh số bán ôtô.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ, số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller công bố chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong tháng 7/2009 đã tăng 1,6% so với tháng 6/2009, sau khi tăng 1,4% trong tháng 6.
Cùng ngày, Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 9/2009 đã giảm xuống 53,1 điểm - thấp hơn so với dự báo của giới phân tích, từ mức 54,5 điểm trong tháng 8/2009.
Kết quả điều tra của Conference Board cho hay, 3,4% số người được hỏi cho biết tìm việc là khá dễ dàng, từ mức 4,3% trong tháng trước đó.
Thị trường chứng khoán mở cửa với mức tăng nhẹ trước bối cảnh chứng khoán châu Á và châu Âu có diễn biến tích cực. Tuy nhiên, đà tăng của ba chỉ số sớm bị chặn lại sau khi Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng trong tháng 9 suy giảm sau khi tăng mạnh tháng trước đó.
Từ mức tăng trên 0,4%, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq trong chốc lát đã rơi thẳng xuống và mất trên 0,1%, sau khi báo cáo của Conference Board được công bố. Đó là diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày 29/9.
Trong hầu hết thời gian ngày giao dịch, sắc đỏ là gam màu chủ đạo của thị trường, biên độ dao động hẹp khiến thị trường trở nên kém sôi động.
Như vậy, chỉ số S&P 500 đã tăng 15,4% trong quý 3 và trở thành quý tăng điểm mạnh nhất kể từ quý 4/1998. Chỉ số này cũng đã phục hồi gần 60% so với thời điểm thị trường xuống thấp nhất trong năm được thiết lập ngày 9/3/2009.
Trong ngày giao dịch, bất ngờ đã đến khi cổ phiếu hai hãng xếp hạng định mức tín nhiệm lên điểm ấn tượng, trong đó cổ phiếu Moody's tăng 10,9% lên 20,81 USD/cổ phiếu, cổ phiếu McGraw-Hill - công ty mẹ của Standard & Poor's, tăng 7,3% lên 26,11 USD/cổ phiếu.
Giới phân tích cho rằng, trong tuần này nhà đầu tư sẽ giao dịch thận trọng hơn và mang tính thăm dò trước thời điểm công bố một số chỉ tiêu vĩ mô quan trọng như tăng trưởng kinh tế, báo cáo tình hình việc làm tháng 9, doanh số bán xe ôtô và chỉ số ISM ngành sản xuất. Bắt đầu từ ngày 30/9, các số liệu quan trọng này sớm được công bố và lúc đó diễn biến chứng khoán mới thực sự bứt ra và tạo nên những bất ngờ.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 29/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 29/9: chỉ số Dow Jones giảm 47,16 điểm, tương đương -0,48%, chốt ở mức 9.742,2.
Chỉ số Nasdaq mất 6,7 điểm, tương đương -0,31%, chốt ở mức 2.124,04.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 2,37 điểm, tương ứng -0,22%, đóng cửa ở mức 1.060,61.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,18 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu giảm điểm thì có 7 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: ADP công bố báo cáo về tình hình việc làm khu vực phi sản xuất; số liệu về GDP.
Thứ Năm: Công bố thu nhập/chi tiêu của người dân Mỹ; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; chỉ số ISM ngành sản xuất; chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng; doanh số bán ôtô.
Thứ Sáu: Báo cáo tình hình việc làm tháng 9 của Bộ Lao động Mỹ, số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.789,36 | 9.742,20 | 47,16 | 0,48 |
Nasdaq | 2.130,74 | 2.124,04 | 6,70 | 0,31 | |
S&P 500 | 1.062,98 | 1.060,61 | 2,37 | 0,22 | |
Anh | FTSE 100 | 5.165,70 | 5.159,72 | 5,98 | 0,12 |
Đức | DAX | 5.736,31 | 5.713,52 | 22,79 | 0,40 |
Pháp | CAC 40 | 3.825,00 | 3.814,10 | 10,90 | 0,28 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.284,61 | 7.429,98 | N/A | N/A |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.009,52 | 10.100,20 | 90,68 | 0,91 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.588,41 | 21.013,17 | 424,76 | 2,00 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.675,55 | 1.690,05 | 14,50 | 0,87 |
Singapore | Straits Times | 2.628,24 | 2.663,31 | 0,00 | 0,00 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.763,52 | 2.754,54 | 8,98 | 0,33 |
Ấn Độ | BSE | 16.693,00 | 16.852,91 | 159,91 | 0,96 |
Australia | ASX | 4.676,90 | 4.747,20 | 70,30 | 1,50 |
Việt Nam | VN-Index | 582,02 | 582,59 | 0,57 | 0,10 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |