Phố Wall tăng liền 5 phiên, bất ổn được đẩy lùi
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại tuần tăng điểm tốt nhất thứ hai trong năm nay
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại tuần tăng điểm tốt nhất thứ hai trong năm nay, do nhà đầu tư giải tỏa được tâm lý lo lắng về viễn cảnh bất ổn của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Phiên cuối tuần (16/9), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 75,91 điểm, tương ứng 0,7%, lên 11.509,09 điểm. Phiên liền trước, chỉ số này tăng được 186 điểm, mức tăng cao nhất trong tuần, sau khi 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới tuyên bố cùng hành động nới lỏng thanh khoản USD cho các nhà băng châu Âu.
Cùng đi lên với chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 6,90 điểm, tương ứng 0,6%, lên 1.216,01 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 đã tăng được 5,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 7 tới nay. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,24 điểm, tương ứng 0,6%, lên 2.622,31 điểm.
Phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực sau tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner tại cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu ở Ba Lan. Ông Geithner kêu gọi các bên tăng cường hợp tác để đưa ra được một giải pháp cho vấn đề nợ công của Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo Antony Conroy, trưởng bộ phận giao dịch của tập đoàn BNY ConvergEX, tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu đag bị xáo trộn. Do vậy, một số người tăng mua vào những cổ phiếu mà họ cho là đã bị đánh giá thấp, trong khi số khác lại bán ra do lo ngại nợ công châu Âu sẽ còn kéo dài dai dẳng.
Bất kể rằng thị trường chúng ta đã có những phiên giao dịch rất tốt trong tuần, nhưng vẫn có người tin rằng cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ gây ra một điều gì đó tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông Conroy nói thêm.
Hôm qua, tại cuộc họp ở Ba Lan, các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu đã bác bỏ những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế suy yếu và không đưa ra dấu hiệu nào về việc xem xét đề nghị tăng sức mạnh cho quỹ giải cứu khủng hoảng nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Thay vào đó, các quan chức châu Âu tái khẳng định lại cam kết trao quyền cho quỹ mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp và sơ cấp. Động thái này nhằm cung cấp tín dụng phòng ngừa và tạo cơ sở tái cơ cấu vốn ngân hàng, dự kiến hoàn thành phê duyệt quốc gia vào giữa tháng 10.
Phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh. Đáng chú ý là cổ phiếu của RIM, nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, tụt dốc tới 19% do doanh thu và lợi nhuận sụt giảm trước sự cạnh tranh của các sản phẩm từ Apple và hãng dòng điện thoại Android.
Không tăng đều như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu có sự biến động trái chiều trong phiên cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,58% lên 5.368,41 điểm. Chỉ số DAX của Đức vọt mạnh 1,18% lên 5.573,51 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,48% xuống 3.031,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh. Dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi vọt mạnh tới 3,72% lên 1.840,10 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,25% lên 8.864,16 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan cộng 2,6%.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng được 273,81 điểm, tương ứng 1,43%, lên 19.455,30 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến 0,83% lên 2.789,04 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ 0,13% lên 2.482,34 điểm.
Phiên cuối tuần (16/9), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 75,91 điểm, tương ứng 0,7%, lên 11.509,09 điểm. Phiên liền trước, chỉ số này tăng được 186 điểm, mức tăng cao nhất trong tuần, sau khi 5 ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới tuyên bố cùng hành động nới lỏng thanh khoản USD cho các nhà băng châu Âu.
Cùng đi lên với chỉ số Dow Jones, chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 6,90 điểm, tương ứng 0,6%, lên 1.216,01 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 đã tăng được 5,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 7 tới nay. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,24 điểm, tương ứng 0,6%, lên 2.622,31 điểm.
Phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ phản ứng tích cực sau tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Timothy Geithner tại cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu ở Ba Lan. Ông Geithner kêu gọi các bên tăng cường hợp tác để đưa ra được một giải pháp cho vấn đề nợ công của Hy Lạp.
Tuy nhiên, theo Antony Conroy, trưởng bộ phận giao dịch của tập đoàn BNY ConvergEX, tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu đag bị xáo trộn. Do vậy, một số người tăng mua vào những cổ phiếu mà họ cho là đã bị đánh giá thấp, trong khi số khác lại bán ra do lo ngại nợ công châu Âu sẽ còn kéo dài dai dẳng.
Bất kể rằng thị trường chúng ta đã có những phiên giao dịch rất tốt trong tuần, nhưng vẫn có người tin rằng cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ gây ra một điều gì đó tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông Conroy nói thêm.
Hôm qua, tại cuộc họp ở Ba Lan, các bộ trưởng bộ tài chính châu Âu đã bác bỏ những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế suy yếu và không đưa ra dấu hiệu nào về việc xem xét đề nghị tăng sức mạnh cho quỹ giải cứu khủng hoảng nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
Thay vào đó, các quan chức châu Âu tái khẳng định lại cam kết trao quyền cho quỹ mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp và sơ cấp. Động thái này nhằm cung cấp tín dụng phòng ngừa và tạo cơ sở tái cơ cấu vốn ngân hàng, dự kiến hoàn thành phê duyệt quốc gia vào giữa tháng 10.
Phiên giao dịch hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm mạnh. Đáng chú ý là cổ phiếu của RIM, nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, tụt dốc tới 19% do doanh thu và lợi nhuận sụt giảm trước sự cạnh tranh của các sản phẩm từ Apple và hãng dòng điện thoại Android.
Không tăng đều như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu có sự biến động trái chiều trong phiên cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,58% lên 5.368,41 điểm. Chỉ số DAX của Đức vọt mạnh 1,18% lên 5.573,51 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,48% xuống 3.031,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm mạnh. Dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là thị trường Hàn Quốc, với chỉ số Kospi vọt mạnh tới 3,72% lên 1.840,10 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,25% lên 8.864,16 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan cộng 2,6%.
Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông tăng được 273,81 điểm, tương ứng 1,43%, lên 19.455,30 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến 0,83% lên 2.789,04 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ 0,13% lên 2.482,34 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.433,20 | 11.509,10 | 75,91 | 0,66 |
S&P 500 | 1.209,11 | 1.216,01 | 6,90 | 0,57 | |
Nasdaq | 2.607,07 | 2.622,31 | 15,24 | 0,58 | |
Anh | FTSE 100 | 5.337,54 | 5.368,41 | 30,87 | 0,58 |
Pháp | CAC 40 | 3.045,62 | 3.031,08 | 14,54 | 0,48 |
Đức | DAX | 5.508,24 | 5.573,51 | 65,27 | 1,18 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.668,86 | 8.864,16 | 195,30 | 2,25 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.181,50 | 19,455,30 | 273,81 | 1,43 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.479,05 | 2.482,34 | 3,29 | 0,13 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.385,68 | 7.577,40 | 191,72 | 2,60 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.774,08 | 1.840,10 | 66,02 | 3,72 |
Singapore | Straits Times | 2.765,95 | 2.789,04 | 23,09 | 0,83 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |