07:15 22/09/2010

Phố Wall xáo trộn sau tuyên bố của FED

Dương Lâm

Xu thế đi lên nhanh chóng nhạt dần do nhà đầu tư nhận thấy FED không đưa ra được biện pháp nào mới để kích thích kinh tế

Nhà đầu tư chuyển từ lạc quan sang lo lắng trong phút chốc - Ảnh: Getty.
Nhà đầu tư chuyển từ lạc quan sang lo lắng trong phút chốc - Ảnh: Getty.
Thị trường chứng khoán Mỹ nhanh chóng đảo chiều sau tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc kích thích đà phục hồi kinh tế, nhưng xu thế đi lên bị ngáng trở do FED không đưa ra được biện pháp nào mới.

Kết thúc phiên giao dịch 21/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 7,41 điểm, tương ứng 0,07%, lên 10.761,03 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,93 điểm, tương ứng 0,26%, xuống 1.139,78 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,48 điểm, tương ứng 0,28%, xuống 2.349,35 điểm.

Khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đã cải thiện hơn, đạt 8,03 tỷ cổ phiếu, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009. Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn số tăng điểm với tỷ lệ 2:1, còn ở sàn Nasdaq, cứ 8 cổ phiếu giảm thì 5 cổ phiếu tăng điểm.

Xu thế giảm điểm chiếm phần lớn thời gian giao dịch trong phiên hôm qua, do nhà đầu tư chờ kết quả cuộc họp của lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và chỉ bật lên khi FED tuyên bố tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục, đồng thời sẽ có biện pháp cần thiết để thúc đẩy kinh tế phục hồi.

Ủy ban thị trường mở (FOMC) thuộc FED tuyên bố, "sẽ tiếp tục thao dõi triển vọng kinh tế cũng như thay đổi trong lĩnh vực tài chính, chuẩn bị đưa ra thêm những biện pháp hỗ trợ nếu thấy cần thiết để đảm bảo đảm bảo đà phục hồi kinh tế và lạm phát tăng trở lại đúng mức theo mục tiêu”.

Phố Wall xáo trộn sau tuyên bố của FED - Ảnh 1
Toàn cảnh phiên giao dịch chứng khoán Mỹ ngày 21/9 - Nguồn: G.Finance.

Thị trường cũng nhận được sự hỗ trợ, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số lượng nhà xây mới tại Mỹ trong tháng 8 đạt 598.000 căn, tăng 10,5% so với tháng 7 và ở mức cao nhất tính từ tháng 4. Trước đó, giới phân tích dự báo số nhà xây mới tháng 8 là 550.000 căn.

Tuy nhiên, sự bứt phá của Phố Wall nhanh chóng nhạt phai khi nhà đầu tư lo lắng về tình trạng thực tế của nền kinh tế, nhất là việc FED không nêu ra biện pháp nào mới. Kết quả cuối phiên, ngoại trừ chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giữ được đà tăng, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều giảm điểm. Biên độ tăng giảm của ba chỉ số không lớn.

Khu vực chứng khoán châu Âu ngập tràn sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 26,35 điểm, tương ứng 0,47%, xuống 5.576,19 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 18,60 điểm, tương ứng 0,3%, xuống 6.275,98 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 3,61 điểm, tương ứng 0,1%, xuống 3.784,40 điểm.

Trong khi đó, hầu hết các thị trường chủ chốt ở châu Á đều xanh sàn trong phiên 21/9. Ngoại trừ thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ tết Trung thu, thị trường Nhật Bản giảm điểm sau khi lên cao nhất trong 7 tuần, các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore đều có mức tăng điểm nhẹ.

Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%)
Mỹ Dow Jones10.753,6210.761,03Up7,41Up0,07
Nasdaq2.355,832.349,35Down6,48Down0,28
S&P 5001.142,711.139,78Down2,93Down0,26
Anh FTSE 1005.602,545.576,19Down26,35Down0,47
Đức DAX6.294,586.275,98Down18,60Down0,30
Pháp CAC 403.788,013.784,40Down3,61Down0,10
Đài Loan Taiwan Weighted8.186,968.196,40Up9,44Up0,12
Nhật Bản Nikkei 2259.626,099.602,11Down23,98Down0,25
Hồng Kông Hang Seng21.977,3422.002,59Up25,25Up0,11
Hàn Quốc KOSPI Composite1.832,63


Singapore Straits Times3.080,983.095,39Up14,41Up0,47
Trung Quốc Shanghai Composite2.588,712.591,55Up2,84Up0,11
Ấn Độ BSE19.906,1020.001,55Up95,45Up0,48
Nguồn: CNBC, Market Watch.