Phụ lái điều khiển QZ8501 trước khi máy bay rơi
Không phải phi công, viên cơ phó mới là người điều khiển chiếc máy bay xấu số của hãng AirAsia
Theo tờ Wall Street Journal, các nhà điều tra nguyên nhân vụ tai nạn của chuyến bay QZ8501 nói rằng, chiếc Airbus A320-200 của hãng AirAsia đã được viên cơ phó điều khiển trước khi rơi xuống biển Java hôm 28/12, khiến toàn bộ 162 người trên máy bay thiệt mạng.
Ông Mardjono Siswosuwarno, người đứng đầu cơ quan điều tra tai nạn hàng không của Indonesia, hôm nay (28/12) cũng nói với báo giới rằng, trước khi xảy ra vụ tai nạn, chiếc máy bay ở trong điều kiện tốt và phi hành đoàn có đầy đủ giấy phép bay.
Theo nguồn tin thân cận, nhà chức trách Indonesia hiện đang tập trung vào các yếu tố có thể đã khiến viên cơ phó - người có ít kinh nghiệm hơn nhiều so với cơ trưởng của chuyến bay - ngạc nhiên hoặc lúng túng.
Nguồn tin cũng nói, các nhà điều tra đang xác định xem điều gì khiến máy bay tăng độ cao với tốc độ bất thường trước khi rơi xuống trong khi hệ thống ngăn không cho máy bay bị khựng lại bị hỏng hoặc ngừng hoạt động.
Sau khi dành thời gian 2 tuần để phân tích dữ liệu hộp đen, các nhà điều tra tin rằng, viên cơ phó Rémi-Emmanuel Plesel, một người quốc tịch Pháp sinh ra ở vùng lãnh thổ Martinique thuộc Caribbean, là người điều khiển chiếc máy bay tránh những đám mây bão lớn khi đang trên đường bay từ Surabaya, Malaysia sang Singapore.
Sự nhiễu loạn không khí hoặc những luồng khí nóng đi lên bị nghi là nguyên nhân khiến chiếc máy bay vọt lên cao. Tuy vậy, các nhà điều tra cũng tiếp tục xem xét các lệnh điều khiển của phi công và các hệ thống điều khiến bay bằng máy tính trong khoảng thời gian xảy ra sự tăng tốc độ cao đột ngột và rơi xuống sau đó.
Cách đây ít hôm, các nhà điều tra đã tiết lộ rằng, chuông cảnh báo máy bay khựng lại đã liên tục kêu trong khoang lái khi cơ trưởng và phụ lái nỗ lực kiểm soát chiếc máy bay nhưng không thành công. Tiếng chuông cảnh báo đã được ghi lại trong hộp đen của chuyến bay.
Các nhà điều tra, giới chuyên gia và hãng AirAsia cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân của vụ tai nạn. Ngoài ra, trọng tâm của cuộc điều tra có thể thay đổi khi có thêm dữ liệu hộp đen được phân tích.
Tuy vậy, đến nay, một số dữ liệu cụ thể về vụ tai nạn đã được công bố. Chiếc máy bay đã tăng độ cao hơn 5.000 feet, tương đương khoảng hơn 1,5 km trong vòng chưa đầy 30 giây đồng hồ, nhanh hơn nhiều lần so với mức bình thường. Trong khoảng thời gian đó, máy bay chuyển hướng hai lần, rồi sau đó khựng lại và nhanh chóng hạ độ cao. Máy bay tiếp tục đổi hướng ít nhất hai lần nữa trước khi quay tròn và rơi xuống biển.
Trong số 162 người trên máy bay, đến nay đã có ít nhất 70 thi thể được đưa lên từ biển Java.
Được biết, cơ phó Plesel đã rời công việc kỹ sư tại hãng dầu khí Total để đạt giấc mơ thời thơ bé là trở thành một phi công. Anh đã có khoảng 2.200 giờ bay trong gần 3 năm làm việc cho AirAsia.
Trong khi đó, cơ trưởng Iriyanto, một cựu phi công lái chiến đấu cơ, có số giờ bay nhiều gấp gần 10 lần viên cơ phó, trong đó có hơn 6.000 giờ bay trên những chiếc A320 của AirAsia.
Ông Mardjono Siswosuwarno, người đứng đầu cơ quan điều tra tai nạn hàng không của Indonesia, hôm nay (28/12) cũng nói với báo giới rằng, trước khi xảy ra vụ tai nạn, chiếc máy bay ở trong điều kiện tốt và phi hành đoàn có đầy đủ giấy phép bay.
Theo nguồn tin thân cận, nhà chức trách Indonesia hiện đang tập trung vào các yếu tố có thể đã khiến viên cơ phó - người có ít kinh nghiệm hơn nhiều so với cơ trưởng của chuyến bay - ngạc nhiên hoặc lúng túng.
Nguồn tin cũng nói, các nhà điều tra đang xác định xem điều gì khiến máy bay tăng độ cao với tốc độ bất thường trước khi rơi xuống trong khi hệ thống ngăn không cho máy bay bị khựng lại bị hỏng hoặc ngừng hoạt động.
Sau khi dành thời gian 2 tuần để phân tích dữ liệu hộp đen, các nhà điều tra tin rằng, viên cơ phó Rémi-Emmanuel Plesel, một người quốc tịch Pháp sinh ra ở vùng lãnh thổ Martinique thuộc Caribbean, là người điều khiển chiếc máy bay tránh những đám mây bão lớn khi đang trên đường bay từ Surabaya, Malaysia sang Singapore.
Sự nhiễu loạn không khí hoặc những luồng khí nóng đi lên bị nghi là nguyên nhân khiến chiếc máy bay vọt lên cao. Tuy vậy, các nhà điều tra cũng tiếp tục xem xét các lệnh điều khiển của phi công và các hệ thống điều khiến bay bằng máy tính trong khoảng thời gian xảy ra sự tăng tốc độ cao đột ngột và rơi xuống sau đó.
Cách đây ít hôm, các nhà điều tra đã tiết lộ rằng, chuông cảnh báo máy bay khựng lại đã liên tục kêu trong khoang lái khi cơ trưởng và phụ lái nỗ lực kiểm soát chiếc máy bay nhưng không thành công. Tiếng chuông cảnh báo đã được ghi lại trong hộp đen của chuyến bay.
Các nhà điều tra, giới chuyên gia và hãng AirAsia cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về nguyên nhân của vụ tai nạn. Ngoài ra, trọng tâm của cuộc điều tra có thể thay đổi khi có thêm dữ liệu hộp đen được phân tích.
Tuy vậy, đến nay, một số dữ liệu cụ thể về vụ tai nạn đã được công bố. Chiếc máy bay đã tăng độ cao hơn 5.000 feet, tương đương khoảng hơn 1,5 km trong vòng chưa đầy 30 giây đồng hồ, nhanh hơn nhiều lần so với mức bình thường. Trong khoảng thời gian đó, máy bay chuyển hướng hai lần, rồi sau đó khựng lại và nhanh chóng hạ độ cao. Máy bay tiếp tục đổi hướng ít nhất hai lần nữa trước khi quay tròn và rơi xuống biển.
Trong số 162 người trên máy bay, đến nay đã có ít nhất 70 thi thể được đưa lên từ biển Java.
Được biết, cơ phó Plesel đã rời công việc kỹ sư tại hãng dầu khí Total để đạt giấc mơ thời thơ bé là trở thành một phi công. Anh đã có khoảng 2.200 giờ bay trong gần 3 năm làm việc cho AirAsia.
Trong khi đó, cơ trưởng Iriyanto, một cựu phi công lái chiến đấu cơ, có số giờ bay nhiều gấp gần 10 lần viên cơ phó, trong đó có hơn 6.000 giờ bay trên những chiếc A320 của AirAsia.