Máy bay AirAsia đã “tăng độ cao quá nhanh rồi khựng lại”
Dữ liệu radar cho thấy, có vẻ như QZ8501 đã nâng độ cao với tốc độ “không thể tin nổi” trước khi rơi xuống
Chuyến bay xấu số QZ8501 của AirAsia được cho là đã tăng tốc quá nhanh trước khi khựng lại giữa không trung rồi rơi xuống biển Java vào hôm 28/12, khiến toàn bộ 162 người trên máy bay thiệt mạng.
Hãng tin BBC cho biết, phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội Indonesia tại Jakarta ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông nước này Ignasius Jonan nói rằng, chiếc Airbus A320-200 đã tăng độ cao với vận tốc 6.000 feet, tương đương 1.828 m mỗi phút.
Ông Jonan cho hay, không một máy bay chở khách hay chiến đấu cơ nào muốn tăng độ cao nhanh tới như vậy. Dẫn dữ liệu từ radar, ông Jonan nói: “Vào những phút cuối cùng, máy bay đã tăng độ cao nhanh hơn tốc độ bình thường, rồi khựng lại”.
“Tôi nghĩ là đến cả máy bay chiến đấu cũng hiếm khi tăng độ cao với tốc độ 6.000 feet/phút. Tốc độ trung bình của một máy bay thương mại khi nâng độ cao dao động trong khoảng từ 1.000-2.000 feet mỗi phút vì máy bay không được thiết kế để bay vọt lên nhanh tới như vậy”, ông Jonan phát biểu.
Tháng trước, một nguồn tin thân cận nói với hãng Reuters rằng, dữ liệu radar cho thấy, có vẻ như QZ8501 đã nâng độ cao với tốc độ “không thể tin nổi” trước khi rơi xuống. Có thể chiếc máy bay đã vượt quá giới hạn về tốc độ.
Về lý thuyết, khi máy bay khựng lại, động cơ vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng cánh máy bay không thể tạo ra lực nâng đỡ được nữa do không có đủ không khí chạy qua.
Các tuyên bố trên của Bộ trưởng Bộ Giao thông Indonesia được đưa ra sau khi các nhà tìm kiếm nước này tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn vào tuần trước. Phần thân máy bay đã được định vị dưới đáy biển Java và được cho là đang chứa thi thể của phần lớn nạn nhân. Hiện các nhà tìm kiếm đang tìm cách trục vớt phần thân này.
Đến nay, đã có 53 thi thể nạn nhân được đưa lên bờ, trong khi nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay vẫn nằm rải rác dưới đáy biển.
Các nhà điều tra nói rằng, ít có khả năng QZ8501 bị tấn công khủng bố.
Trong phiên điều trần hôm qua, Bộ trưởng Jonan cũng đề xuất những thay đổi nhằm cải thiện tiêu chuẩn an toàn hàng không Indonesia. Các biện pháp được nhắc đến bao gồm tăng lương cho thợ bảo dưỡng máy bay và các quan chức thanh tra an toàn, công bố giấy phép bay trên mạng Internet từ tháng 2…
Chuyến bay QZ8501 cất cánh vào lúc 5h35 phút sáng ngày 28/12 từ Surabaya, Indonesia để bay sang Singapore. Khi bay được gần nửa chặng đường của chuyến bay kéo dài 2 giờ, phi công liên lạc với kiểm soát không lưu để xin tăng độ cao từ 32.000 feet lên 38.000 feet để tránh những đám mây bão lớn.
Tuy vậy, số máy bay qua lại đông đúc ở khu vực vào thời điểm đó khiến đề nghị trên không được đáp ứng ngay lập tức. Khi kiểm soát không lưu tìm cách liên lạc lại với máy bay, không có câu trả lời nào. Chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar ngay sau đó mà không gửi bất kỳ tín hiệu khẩn cấp nào.
Theo dự kiến, Indonesia sẽ công bố một báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn này vào ngày 28/1.
Hãng tin BBC cho biết, phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội Indonesia tại Jakarta ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Giao thông nước này Ignasius Jonan nói rằng, chiếc Airbus A320-200 đã tăng độ cao với vận tốc 6.000 feet, tương đương 1.828 m mỗi phút.
Ông Jonan cho hay, không một máy bay chở khách hay chiến đấu cơ nào muốn tăng độ cao nhanh tới như vậy. Dẫn dữ liệu từ radar, ông Jonan nói: “Vào những phút cuối cùng, máy bay đã tăng độ cao nhanh hơn tốc độ bình thường, rồi khựng lại”.
“Tôi nghĩ là đến cả máy bay chiến đấu cũng hiếm khi tăng độ cao với tốc độ 6.000 feet/phút. Tốc độ trung bình của một máy bay thương mại khi nâng độ cao dao động trong khoảng từ 1.000-2.000 feet mỗi phút vì máy bay không được thiết kế để bay vọt lên nhanh tới như vậy”, ông Jonan phát biểu.
Tháng trước, một nguồn tin thân cận nói với hãng Reuters rằng, dữ liệu radar cho thấy, có vẻ như QZ8501 đã nâng độ cao với tốc độ “không thể tin nổi” trước khi rơi xuống. Có thể chiếc máy bay đã vượt quá giới hạn về tốc độ.
Về lý thuyết, khi máy bay khựng lại, động cơ vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng cánh máy bay không thể tạo ra lực nâng đỡ được nữa do không có đủ không khí chạy qua.
Các tuyên bố trên của Bộ trưởng Bộ Giao thông Indonesia được đưa ra sau khi các nhà tìm kiếm nước này tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn vào tuần trước. Phần thân máy bay đã được định vị dưới đáy biển Java và được cho là đang chứa thi thể của phần lớn nạn nhân. Hiện các nhà tìm kiếm đang tìm cách trục vớt phần thân này.
Đến nay, đã có 53 thi thể nạn nhân được đưa lên bờ, trong khi nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay vẫn nằm rải rác dưới đáy biển.
Các nhà điều tra nói rằng, ít có khả năng QZ8501 bị tấn công khủng bố.
Trong phiên điều trần hôm qua, Bộ trưởng Jonan cũng đề xuất những thay đổi nhằm cải thiện tiêu chuẩn an toàn hàng không Indonesia. Các biện pháp được nhắc đến bao gồm tăng lương cho thợ bảo dưỡng máy bay và các quan chức thanh tra an toàn, công bố giấy phép bay trên mạng Internet từ tháng 2…
Chuyến bay QZ8501 cất cánh vào lúc 5h35 phút sáng ngày 28/12 từ Surabaya, Indonesia để bay sang Singapore. Khi bay được gần nửa chặng đường của chuyến bay kéo dài 2 giờ, phi công liên lạc với kiểm soát không lưu để xin tăng độ cao từ 32.000 feet lên 38.000 feet để tránh những đám mây bão lớn.
Tuy vậy, số máy bay qua lại đông đúc ở khu vực vào thời điểm đó khiến đề nghị trên không được đáp ứng ngay lập tức. Khi kiểm soát không lưu tìm cách liên lạc lại với máy bay, không có câu trả lời nào. Chiếc máy bay đã biến mất khỏi màn hình radar ngay sau đó mà không gửi bất kỳ tín hiệu khẩn cấp nào.
Theo dự kiến, Indonesia sẽ công bố một báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn này vào ngày 28/1.