“Putin đang đối mặt một cuộc tấn công thông tin”
Điện Kremlin cáo buộc một nhóm nhà báo quốc tế chuẩn bị một “cuộc tấn công thông tin” nhằm vào Tổng thống Putin
Điện Kremlin cáo buộc một nhóm nhà báo quốc tế chuẩn bị một “cuộc tấn công thông tin” nhằm vào vấn đề tài sản của Tổng thống Vladimir Putin cũng như mối quan hệ của ông với giới tỷ phú Nga - hãng tin Bloomberg cho hay.
Phát biểu trước báo giới ngày 28/3, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói Tổ chức Nhà báo điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists - ICIJ) đang tìm kiếm thông tin bằng hàng chục câu hỏi liên quan đến “cá nhân Putin” cũng như “thông tin về gia đình và bạn bè thời thơ ấu”, và các đồng minh là doanh nhân của ông Putin bao gồm các tỷ phú Yuri Kovalchuk và Arkady Rotenberg.
Ngoài ra, còn có “những câu hỏi về một số dạng công ty ở nước ngoài”, ông Peskov nói.
Vị phát ngôn viên nói rằng, những câu hỏi “nực cười” khác bao gồm liệu có phải Putin có hơn 40 tỷ USD và sở hữu du thuyền.
Nga có “đầy đủ phương tiện pháp lý cả trong nước và trên trường quốc tế để bảo vệ danh dự và phẩm giá của Tổng thống”, ông Peskov tuyên bố.
Trước đó, hồi tháng 1/2016, ông Peskov chỉ trích một bộ phim tài liệu của kênh BBC trong đó quan chức Bộ Tài chính Mỹ Adam Szubin cáo buộc Putin tham nhũng và nói Chính phủ Mỹ đã biết về điều này trong nhiều năm. Ông Peskov gọi những tuyên bố này là những lời dối trá.
Hai ngày sau, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với báo giới rằng đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ “phản ánh tốt nhất quan điểm của chính quyền” Obama.
Thành lập năm 1997, ICIJ là một mạng lưới toàn cầu của các nhà báo điều tra. Thành viên của ICIJ cùng phối hợp để thực hiện các bài báo điều tra sâu về các vấn đề như tội phạm xuyên biên giới, tham nhũng, và trách nhiệm quyền lực.
Tỷ phú Kovalchuck là thành viên sáng lập và cổ đông lớn nhất của ngân hàng Bank Rossiya. Năm 2014, Bộ Tài chính Mỹ đã miêu tả Bank Rossiya là “ngân hàng cá nhân cho các quan chức cấp cao của Nga” khi tuyên bố lệnh trừng phạt nhằm vào Kovalchuck và ngân hàng này liên quan đến vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bộ Tài chính Mỹ còn gọi Kovalchuck là một trong “những thủ quỹ” của Putin và nói ông này là “nhà ngân hàng cá nhân phục vụ các quan chức cấp cao của Nga bao gồm Putin”.
Trong khi đó, tỷ phú Rotenberg và người anh em trai Boris vốn là những người bạn thời thơ ấu của Putin và cùng ông học võ Judo. Rotenberg và Boris cũng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ với tư cách là thành viên trong “hàng ngũ những người thân cận” của Tổng thống Nga. Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc hai người này “đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ trong những năm Putin nắm quyền”.
Vào năm 2008, Putin đã phủ nhận cáo buộc nói ông có 40 tỷ USD tài sản và là người giàu nhất châu Âu. Trong chương trình họp báo thường niên năm đó, ông nói các nhà báo đã đưa ra lời cáo buộc vô căn cứ.
Tháng 5/2015, phát ngôn viên Peskov cũng nói rằng một số cơ quan truyền thông của Mỹ và Anh đã gửi tới điện Kremlin hàng loạt câu hỏi về mối quan hệ của Putin với doanh nhân Gennady Timchenko.
Phát biểu trước báo giới ngày 28/3, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói Tổ chức Nhà báo điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists - ICIJ) đang tìm kiếm thông tin bằng hàng chục câu hỏi liên quan đến “cá nhân Putin” cũng như “thông tin về gia đình và bạn bè thời thơ ấu”, và các đồng minh là doanh nhân của ông Putin bao gồm các tỷ phú Yuri Kovalchuk và Arkady Rotenberg.
Ngoài ra, còn có “những câu hỏi về một số dạng công ty ở nước ngoài”, ông Peskov nói.
Vị phát ngôn viên nói rằng, những câu hỏi “nực cười” khác bao gồm liệu có phải Putin có hơn 40 tỷ USD và sở hữu du thuyền.
Nga có “đầy đủ phương tiện pháp lý cả trong nước và trên trường quốc tế để bảo vệ danh dự và phẩm giá của Tổng thống”, ông Peskov tuyên bố.
Trước đó, hồi tháng 1/2016, ông Peskov chỉ trích một bộ phim tài liệu của kênh BBC trong đó quan chức Bộ Tài chính Mỹ Adam Szubin cáo buộc Putin tham nhũng và nói Chính phủ Mỹ đã biết về điều này trong nhiều năm. Ông Peskov gọi những tuyên bố này là những lời dối trá.
Hai ngày sau, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói với báo giới rằng đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ “phản ánh tốt nhất quan điểm của chính quyền” Obama.
Thành lập năm 1997, ICIJ là một mạng lưới toàn cầu của các nhà báo điều tra. Thành viên của ICIJ cùng phối hợp để thực hiện các bài báo điều tra sâu về các vấn đề như tội phạm xuyên biên giới, tham nhũng, và trách nhiệm quyền lực.
Tỷ phú Kovalchuck là thành viên sáng lập và cổ đông lớn nhất của ngân hàng Bank Rossiya. Năm 2014, Bộ Tài chính Mỹ đã miêu tả Bank Rossiya là “ngân hàng cá nhân cho các quan chức cấp cao của Nga” khi tuyên bố lệnh trừng phạt nhằm vào Kovalchuck và ngân hàng này liên quan đến vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bộ Tài chính Mỹ còn gọi Kovalchuck là một trong “những thủ quỹ” của Putin và nói ông này là “nhà ngân hàng cá nhân phục vụ các quan chức cấp cao của Nga bao gồm Putin”.
Trong khi đó, tỷ phú Rotenberg và người anh em trai Boris vốn là những người bạn thời thơ ấu của Putin và cùng ông học võ Judo. Rotenberg và Boris cũng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ với tư cách là thành viên trong “hàng ngũ những người thân cận” của Tổng thống Nga. Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc hai người này “đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ trong những năm Putin nắm quyền”.
Vào năm 2008, Putin đã phủ nhận cáo buộc nói ông có 40 tỷ USD tài sản và là người giàu nhất châu Âu. Trong chương trình họp báo thường niên năm đó, ông nói các nhà báo đã đưa ra lời cáo buộc vô căn cứ.
Tháng 5/2015, phát ngôn viên Peskov cũng nói rằng một số cơ quan truyền thông của Mỹ và Anh đã gửi tới điện Kremlin hàng loạt câu hỏi về mối quan hệ của Putin với doanh nhân Gennady Timchenko.