Rút quân khỏi Syria, “Putin đã đạt được tất cả lợi ích chính trị”
Tổng thống Putin vốn nổi tiếng là một con người bí hiểm và khó đoán biết
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng thành công trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria là lý do khiến ông quyết định rút quân khỏi nước này. Tuy nhiên, hãng tin Reuters không cho đó là lý do thực sự khiến ông chủ điện Kremlin rút bớt lực lượng khỏi Syria.
Thay vào đó, theo Reuters, nhiều khả năng Putin nghĩ rằng sự can thiệp vào Syria đã đem đến cho Nga vị trí “chiếu trên” trong quan hệ quốc tế. Và chính ý nghĩ này của nhà lãnh đạo Nga có thể đã khiến ông ra quyết định rút quân.
“Sứ mệnh đã hoàn thành”
Bắt đầu vào ngày 30/9 năm ngoái, chiến dịch không kích của Nga ở Syria có ý nghĩa lớn cả về quân sự, ngoại giao và chính trị trong nước đối với điện Kremlin vốn mong muốn nỗ lực củng cố sức mạnh cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh thân cận nhất của Moscow ở Trung Đông. Ngoài ra, Nga cũng muốn bảo vệ căn cứ hải quân duy nhất của mình ở vùng Địa Trung Hải, tức căn cứ Tartous ở Syria.
Với chiến dịch không kích Syria, Nga gần như đã đạt được hai mục đích trên.
Tuy nhiên, thông qua phân tích những tuyên bố của Putin và các quan chức Nga, cũng như thông tin từ những nguồn thân cận, Reuters cho rằng mục đích chính của Putin khi không kích Syria là nhằm đưa Moscow trở thành một lực lượng không thể thiếu trong tiến trình hòa bình cho Syria. Từ đó, Nga sẽ giành lại được ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế như Liên Xô trước kia từng có được.
“Nga đã quay trở lại hàng ngũ các ‘ông lớn’ trong quan hệ quốc tế”, chuyên gia cấp cao Alexander Baunov thuộc Trung tâm Carnegie Moscow nhận định. “Nga đã xoay chuyển cục diện cuộc chơi mà ở đó các cường quốc thé giới và khu vực quyết định số phận cuộc khủng hoảng ở quốc gia khác. Và rõ ràng Nga không phải là một nhân vật mang tầm khu vực nữa, mà là một ‘ông lớn’ tầm cỡ thế giới”.
Tổng thống Putin vốn nổi tiếng là một con người bí hiểm và khó đoán biết. Quyết định rút quân đội Nga khỏi Syria của ông cũng không phải là một ngoại lệ. Thậm chí, nhiều người trong điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga cũng không hề hay biết trước khi quyết định được Putin công bố.
“Tôi làm việc ở Bộ Quốc phòng cả ngày và chẳng mảy may hay biết gì cả”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đề nghị giấu tên cho biết.
Ngày 15/3, truyền thông nhà nước Nga đã dùng cụm từ “mission accomplished” (tạm dịch: “sứ mệnh đã hoàn thành”), để nói về việc quân đội nước này rút khỏi Syria. Đây là cụm từ được dùng một cách có chủ đích, nhằm “nhại” lại cụm từ được viết trên một chiến hạm Mỹ vào năm 2003 khi Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush tuyeen bố kết thúc một chiến dịch lớn ở Iraq.
Một số ý kiến cho rằng, “sứ mệnh” thực sự được trao cho chiến dịch không kích của Nga ở Syria là đem về cho Moscow tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Vị thế Nga thay đổi
Chỉ trong vòng 6 tháng, vị thế của Nga đã chuyển từ một quốc gia điêu đứng vì lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến việc Moscow sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, nay trở thành một đối tác được phương Tây tìm đến trong vấn đề Syria.
Từ chỗ bị các nhà lãnh đạo phương Tây tỏ thái độ “ghẻ lạnh”, Nga giờ đây lại là một bên đối thoại thường xuyên của cả Washington và Liên minh Châu Âu (EU).
“Putin đã đạt được tất cả lợi ích chính trị”, chuyên gia chính trị Nikolai Petrov thuộc Trường Kinh tế Cao cấp ở Moscow nhận định. “Tốt hơn hết là Nga nên rút quân trước khi chi phí gia tăng, trước khi một sự cố nào đó có thể xảy ra, và trước khi rủi ro lên mức quá cao”.
Reuters ước tính chiến dịch không kích kéo dài gần 6 tháng qua đã tiêu tốn của điện Kremlin khoảng 700-800 triệu USD. Thiệt hại về con người còn lớn hơn thế. Mặc dù theo con số chính thức, chỉ có 4 binh sỹ Nga thiệt mạng trong chiến dịch ở Syria, tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm làm nổ tung một máy bay chở khách Nga trên bầu trời Ai Cập vào tháng 10/2015 khiến 224 người thiệt mạng. IS nói vụ khủng bố này nhằm trả thù chiến dịch không kích của Nga ở Syria.
Lập lại ảnh hưởng toàn cầu của Nga là một vấn đề quan trọng đối với Putin, người đã luân phiên nắm giữ cương vị Tổng thống và Thủ tướng Nga trong suốt 15 năm qua. Người ta cho rằng Putin rất chú trọng vấn đề di sản lịch sử của mình và chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông muốn sớm rời khỏi điện Kremlin.
Từ lâu, Putin đã thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực nơi các cường quốc khác đối trọng với ảnh hưởng của nước Mỹ. Trong bài phát biểu tại kỳ họp đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York vào tháng 9 năm ngoái, Putin “chĩa mũi dùi” về phía Mỹ bằng cách nói về “sự ngạo mạn, chủ nghĩa biệt lệ, và sự miễn trừ” của những người mà ông cho là đã châm ngòi cho phong trào nổi dậy “mùa xuân Arab”.
Mới tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã vạch ra một trật tự thế giới mà điện Kremlin mong muốn. Ông Medvedev nói các cường quốc thế giới có thể hợp tác trong “một liên minh bình đẳng và công bằng” để duy trì hòa bình quốc tế.
Giới chức Nga nói rằng những sự kiện gần đây cho thấy Moscow một lần nữa trở nên quan trọng. Họ nhấn mạnh việc Nga cùng Mỹ đã giữ vai trò trung gian cho lệnh ngừng bắn một phần ở Syria. Họ cũng không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để nhấn mạnh việc Mỹ hết lần này đến lần khác tìm đến Nga để để nghị hỗ trợ trong vấn đề Syria.
Tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bay tới Moscow để thảo luận vấn đề Syria với Putin. Gần đây, gần như ngày nào ông Kerry cũng trao đổi với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, và điều này đã được cả điện Kremlin và Nhà Trắng xác nhận.
“Và đó là Putin”
Ngay cả những người có quan điểm phê bình Putin cũng công nhận ảnh hưởng mà cuộc can thiệp vào Syria mang lại cho nhà lãnh đạo Nga.
“Trên thế giới này, có một người có thể kết thúc cuộc nội chiến Syria bằng một cú điện thoại. Và đó là Putin”, ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói với kênh truyền hình BBC hồi tháng trước.
Rút quân khỏi Syria đồng nghĩa với việc điện Kremlin giảm được nguy cơ bị kéo vào một cuộc khủng hoảng khu vực tiềm tàng với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia. Tuy chưa giúp lực lượng Chính phủ Syria giành được những chiến thắng tuyệt đối trên chiến trường trước quân nổi dậy, chẳng hạn chưa giúp quân Chính phủ chiếm toàn bộ Aleppo, điện Kremlin cho rằng chiến dịch đã đủ để đảm bảo rằng lực lượng của Tổng thống Assad có thể giữ được chiến tuyến.
Tại nước Nga, cuộc can thiệp vào Syria giúp Putin giữ tỷ lệ ủng hộ gần mức cao kỷ lục, đồng thời được cho là phân tán sự chú ý của người dân vào những khó khăn kinh tế hiện này. Các kênh truyền hình nhà nước Nga ngày 15/3 đã nói về quyết định rút quân khỏi Syria của Putin như đỉnh điểm của một cuộc chiến ngắn gọn với phần thắng thuộc về Nga.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng cuộc trở lại trường quốc tế của Nga không hoàn toàn thành công. Lệnh trừng phạt mà Mỹ và EU dành cho Nga liên quan tới vấn đề Ukraine vẫn còn đó, khiến những khó khăn kinh tế mà Nga gặp phải do giá dầu giảm sâu càng thêm trầm trọng.
Thậm chí, một số nhà phân tích còn tin rằng, việc rút quân khỏi Syria là một tín hiệu cho thấy Nga không đủ mạnh, và có thể Putin đã nhận ra, Nga không thể dùng vấn đề Syria để “mặc cả” với phương Tây nhằm được gỡ lệnh trừng phạt.
Toan tính kỹ lưỡng
Một số ý kiến khác, bao gồm ý kiến của một nhà ngoại giao phương Tây, cho rằng động cơ của Putin là không thể lường được. “Không ai trong chúng ta biết được ý định của Putin khi ông ấy có bất kỳ một hành động nào. Đó là lý do vì sao ông ấy là một đối tác rất khó chịu trong bất kỳ tình huống nào như thế này”, ngoại trưởng Anh Hammond nói ngày 15/3.
Cũng có những người nói động thái rút quân của Putin là một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc đàm phán hòa bình cho Syria đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, và có thể cũng nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nghiêm túc để đạt thỏa thuận.
Tuy nhiên, các ý kiến từ Nga đều cho rằng không có chuyện Assad đối mặt với nguy cơ mất đi sự hậu thuẫn của Putin, cho dù điện Kremlin có thực sự muốn Assad phải chạy đua trong một cuộc bầu cử tổng thống ở Syria trong tương lai. Putin không tỏ cảm tình đặc biệt gì với Assad, nhưng cũng không muốn thay thế Assad bằng một nhân vật khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Putin cũng đều đã có sự phòng ngừa. Nếu cảm thấy ảnh hưởng mới được thiết lập của mình trên trường quốc tế bị lung lay, hay ngôi vị Tổng thống của Assad bị đe dọa, Putin hoàn toàn có thể sử dụng hai căn cứ quân sự còn lại của Nga ở Syria để mở rộng dấu ấn quân sự của điện Kremlin.
Ngoài ra, Putin cũng có thể đã tính toán kỹ trên phương diện quan hệ công chúng (PR).
“Nếu lệnh ngừng bắn ở Syria trở thành hòa bình lâu dài, thì Putin sẽ tự động được coi là người chiến thắng”, chuyên gia Baunov của Carnegie nói. “Nhưng nếu chiến tranh lại bùng nổ, thì ông ấy luôn có thể nói: “Các bạn thấy đấy, khi chúng tôi ở đó thì mọi người đều cố gắng hóa bình. Chúng tôi vừa đi khỏi là chiến sự lại nổ ra”.
Thay vào đó, theo Reuters, nhiều khả năng Putin nghĩ rằng sự can thiệp vào Syria đã đem đến cho Nga vị trí “chiếu trên” trong quan hệ quốc tế. Và chính ý nghĩ này của nhà lãnh đạo Nga có thể đã khiến ông ra quyết định rút quân.
“Sứ mệnh đã hoàn thành”
Bắt đầu vào ngày 30/9 năm ngoái, chiến dịch không kích của Nga ở Syria có ý nghĩa lớn cả về quân sự, ngoại giao và chính trị trong nước đối với điện Kremlin vốn mong muốn nỗ lực củng cố sức mạnh cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng minh thân cận nhất của Moscow ở Trung Đông. Ngoài ra, Nga cũng muốn bảo vệ căn cứ hải quân duy nhất của mình ở vùng Địa Trung Hải, tức căn cứ Tartous ở Syria.
Với chiến dịch không kích Syria, Nga gần như đã đạt được hai mục đích trên.
Tuy nhiên, thông qua phân tích những tuyên bố của Putin và các quan chức Nga, cũng như thông tin từ những nguồn thân cận, Reuters cho rằng mục đích chính của Putin khi không kích Syria là nhằm đưa Moscow trở thành một lực lượng không thể thiếu trong tiến trình hòa bình cho Syria. Từ đó, Nga sẽ giành lại được ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế như Liên Xô trước kia từng có được.
“Nga đã quay trở lại hàng ngũ các ‘ông lớn’ trong quan hệ quốc tế”, chuyên gia cấp cao Alexander Baunov thuộc Trung tâm Carnegie Moscow nhận định. “Nga đã xoay chuyển cục diện cuộc chơi mà ở đó các cường quốc thé giới và khu vực quyết định số phận cuộc khủng hoảng ở quốc gia khác. Và rõ ràng Nga không phải là một nhân vật mang tầm khu vực nữa, mà là một ‘ông lớn’ tầm cỡ thế giới”.
Tổng thống Putin vốn nổi tiếng là một con người bí hiểm và khó đoán biết. Quyết định rút quân đội Nga khỏi Syria của ông cũng không phải là một ngoại lệ. Thậm chí, nhiều người trong điện Kremlin và Bộ Quốc phòng Nga cũng không hề hay biết trước khi quyết định được Putin công bố.
“Tôi làm việc ở Bộ Quốc phòng cả ngày và chẳng mảy may hay biết gì cả”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đề nghị giấu tên cho biết.
Ngày 15/3, truyền thông nhà nước Nga đã dùng cụm từ “mission accomplished” (tạm dịch: “sứ mệnh đã hoàn thành”), để nói về việc quân đội nước này rút khỏi Syria. Đây là cụm từ được dùng một cách có chủ đích, nhằm “nhại” lại cụm từ được viết trên một chiến hạm Mỹ vào năm 2003 khi Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush tuyeen bố kết thúc một chiến dịch lớn ở Iraq.
Một số ý kiến cho rằng, “sứ mệnh” thực sự được trao cho chiến dịch không kích của Nga ở Syria là đem về cho Moscow tiếng nói quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Vị thế Nga thay đổi
Chỉ trong vòng 6 tháng, vị thế của Nga đã chuyển từ một quốc gia điêu đứng vì lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến việc Moscow sáp nhập Crimea và bị cho là hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, nay trở thành một đối tác được phương Tây tìm đến trong vấn đề Syria.
Từ chỗ bị các nhà lãnh đạo phương Tây tỏ thái độ “ghẻ lạnh”, Nga giờ đây lại là một bên đối thoại thường xuyên của cả Washington và Liên minh Châu Âu (EU).
“Putin đã đạt được tất cả lợi ích chính trị”, chuyên gia chính trị Nikolai Petrov thuộc Trường Kinh tế Cao cấp ở Moscow nhận định. “Tốt hơn hết là Nga nên rút quân trước khi chi phí gia tăng, trước khi một sự cố nào đó có thể xảy ra, và trước khi rủi ro lên mức quá cao”.
Reuters ước tính chiến dịch không kích kéo dài gần 6 tháng qua đã tiêu tốn của điện Kremlin khoảng 700-800 triệu USD. Thiệt hại về con người còn lớn hơn thế. Mặc dù theo con số chính thức, chỉ có 4 binh sỹ Nga thiệt mạng trong chiến dịch ở Syria, tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm làm nổ tung một máy bay chở khách Nga trên bầu trời Ai Cập vào tháng 10/2015 khiến 224 người thiệt mạng. IS nói vụ khủng bố này nhằm trả thù chiến dịch không kích của Nga ở Syria.
Lập lại ảnh hưởng toàn cầu của Nga là một vấn đề quan trọng đối với Putin, người đã luân phiên nắm giữ cương vị Tổng thống và Thủ tướng Nga trong suốt 15 năm qua. Người ta cho rằng Putin rất chú trọng vấn đề di sản lịch sử của mình và chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông muốn sớm rời khỏi điện Kremlin.
Từ lâu, Putin đã thúc đẩy một trật tự thế giới đa cực nơi các cường quốc khác đối trọng với ảnh hưởng của nước Mỹ. Trong bài phát biểu tại kỳ họp đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York vào tháng 9 năm ngoái, Putin “chĩa mũi dùi” về phía Mỹ bằng cách nói về “sự ngạo mạn, chủ nghĩa biệt lệ, và sự miễn trừ” của những người mà ông cho là đã châm ngòi cho phong trào nổi dậy “mùa xuân Arab”.
Mới tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã vạch ra một trật tự thế giới mà điện Kremlin mong muốn. Ông Medvedev nói các cường quốc thế giới có thể hợp tác trong “một liên minh bình đẳng và công bằng” để duy trì hòa bình quốc tế.
Giới chức Nga nói rằng những sự kiện gần đây cho thấy Moscow một lần nữa trở nên quan trọng. Họ nhấn mạnh việc Nga cùng Mỹ đã giữ vai trò trung gian cho lệnh ngừng bắn một phần ở Syria. Họ cũng không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để nhấn mạnh việc Mỹ hết lần này đến lần khác tìm đến Nga để để nghị hỗ trợ trong vấn đề Syria.
Tháng 12 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bay tới Moscow để thảo luận vấn đề Syria với Putin. Gần đây, gần như ngày nào ông Kerry cũng trao đổi với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, và điều này đã được cả điện Kremlin và Nhà Trắng xác nhận.
“Và đó là Putin”
Ngay cả những người có quan điểm phê bình Putin cũng công nhận ảnh hưởng mà cuộc can thiệp vào Syria mang lại cho nhà lãnh đạo Nga.
“Trên thế giới này, có một người có thể kết thúc cuộc nội chiến Syria bằng một cú điện thoại. Và đó là Putin”, ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói với kênh truyền hình BBC hồi tháng trước.
Rút quân khỏi Syria đồng nghĩa với việc điện Kremlin giảm được nguy cơ bị kéo vào một cuộc khủng hoảng khu vực tiềm tàng với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia. Tuy chưa giúp lực lượng Chính phủ Syria giành được những chiến thắng tuyệt đối trên chiến trường trước quân nổi dậy, chẳng hạn chưa giúp quân Chính phủ chiếm toàn bộ Aleppo, điện Kremlin cho rằng chiến dịch đã đủ để đảm bảo rằng lực lượng của Tổng thống Assad có thể giữ được chiến tuyến.
Tại nước Nga, cuộc can thiệp vào Syria giúp Putin giữ tỷ lệ ủng hộ gần mức cao kỷ lục, đồng thời được cho là phân tán sự chú ý của người dân vào những khó khăn kinh tế hiện này. Các kênh truyền hình nhà nước Nga ngày 15/3 đã nói về quyết định rút quân khỏi Syria của Putin như đỉnh điểm của một cuộc chiến ngắn gọn với phần thắng thuộc về Nga.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng cuộc trở lại trường quốc tế của Nga không hoàn toàn thành công. Lệnh trừng phạt mà Mỹ và EU dành cho Nga liên quan tới vấn đề Ukraine vẫn còn đó, khiến những khó khăn kinh tế mà Nga gặp phải do giá dầu giảm sâu càng thêm trầm trọng.
Thậm chí, một số nhà phân tích còn tin rằng, việc rút quân khỏi Syria là một tín hiệu cho thấy Nga không đủ mạnh, và có thể Putin đã nhận ra, Nga không thể dùng vấn đề Syria để “mặc cả” với phương Tây nhằm được gỡ lệnh trừng phạt.
Toan tính kỹ lưỡng
Một số ý kiến khác, bao gồm ý kiến của một nhà ngoại giao phương Tây, cho rằng động cơ của Putin là không thể lường được. “Không ai trong chúng ta biết được ý định của Putin khi ông ấy có bất kỳ một hành động nào. Đó là lý do vì sao ông ấy là một đối tác rất khó chịu trong bất kỳ tình huống nào như thế này”, ngoại trưởng Anh Hammond nói ngày 15/3.
Cũng có những người nói động thái rút quân của Putin là một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng lên cuộc đàm phán hòa bình cho Syria đang diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, và có thể cũng nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nghiêm túc để đạt thỏa thuận.
Tuy nhiên, các ý kiến từ Nga đều cho rằng không có chuyện Assad đối mặt với nguy cơ mất đi sự hậu thuẫn của Putin, cho dù điện Kremlin có thực sự muốn Assad phải chạy đua trong một cuộc bầu cử tổng thống ở Syria trong tương lai. Putin không tỏ cảm tình đặc biệt gì với Assad, nhưng cũng không muốn thay thế Assad bằng một nhân vật khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, Putin cũng đều đã có sự phòng ngừa. Nếu cảm thấy ảnh hưởng mới được thiết lập của mình trên trường quốc tế bị lung lay, hay ngôi vị Tổng thống của Assad bị đe dọa, Putin hoàn toàn có thể sử dụng hai căn cứ quân sự còn lại của Nga ở Syria để mở rộng dấu ấn quân sự của điện Kremlin.
Ngoài ra, Putin cũng có thể đã tính toán kỹ trên phương diện quan hệ công chúng (PR).
“Nếu lệnh ngừng bắn ở Syria trở thành hòa bình lâu dài, thì Putin sẽ tự động được coi là người chiến thắng”, chuyên gia Baunov của Carnegie nói. “Nhưng nếu chiến tranh lại bùng nổ, thì ông ấy luôn có thể nói: “Các bạn thấy đấy, khi chúng tôi ở đó thì mọi người đều cố gắng hóa bình. Chúng tôi vừa đi khỏi là chiến sự lại nổ ra”.