Putin kỳ vọng gì trong chuyến thăm Italy?
Chuyến thăm này của ông Putin diễn ra hai tuần trước khi EU quyết định có hay không gia hạn lệnh trừng phạt áp lên Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ tìm kiếm những dấu hiệu của sự bất đồng trong nội bộ Liên minh Châu Âu (EU) liên quan tới vấn đề trừng phạt Nga khi ông tới thăm Italy ngày 10/6.
Tuy vậy, hãng tin Reuters cho rằng, ông chủ của điện Kremlin có thể sẽ phải thất vọng.
Theo dự kiến, nhà lãnh đạo Nga sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Italy Matteo Renzi tại hội chợ thương mại quốc tế Expo 2015 diễn ra ở Milan. Chuyến thăm này của ông Putin diễn ra hai tuần trước khi EU quyết định có hay không gia hạn lệnh trừng phạt áp lên Nga liên quan tới việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea ly khai khỏi Ukraine hồi tháng 3/2014.
Nhiều khả năng Putin sẽ được nước chủ nhà đón tiếp nồng hậu, nhưng khó có chuyện Italy “cảm thông” với Nga về vấn đề lệnh trừng phạt.
Trong cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mà ông Renzi tham dự mới đây, các nhà lãnh đạo khối này đã cảnh báo sẽ tăng cường trừng phạt Nga nếu bạo lực ở miền Đông Ukraine leo thang.
Mối quan hệ giữa Nga với Italy đang khả quan hơn so với mối quan hệ giữa Moscow với hầu hết các đối tác khác trong EU. Moscow cho rằng Rome không thực sự ủng hộ các lện
Phản ứng trước sự chỉ trích mà các nhà lãnh đạo G7 đưa ra hôm 8/6, điện Kremlin nói có những sắc thái quan điểm khác nhau trong nhóm này. Đây được coi là một sự ám chỉ tới Italy, và Moscow đang tìm cách “khai thác” sự khác biệt quan điểm này.
“Các đối tác Italy của tôi luôn đặt lợi ích của đất nước và người dân Italy lên hàng đầu, và tin tưởng rằng để phục vụ các lợi ích của nước mình, bao gồm lợi ích kinh tế và chính trị, họ cần phải duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga”, ông Putin phát biểu trên tờ báo Corriere della Sera của Italy.
Tuy vậy, trong một bài phỏng vấn khác cũng với tờ báo nói trên, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã phát tín hiệu rằng sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào trong lập trường của Italy về vấn đề Ukraine.
Nhấn mạnh sự nhất quán của Italy trong mối quan hệ với các đồng minh châu Âu và Mỹ, ông Gentiloni nói: “Italy đã và đang kết hợp sự trung thành với các đồng minh của mình với một mối quan hệ đặc biệt với Nga”.
Ngoại trưởng Italy nói thêm rằng, ông không tán thành những gì mà Tổng thống Putin nói về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bấy lâu nay Putin vẫn đổ lỗi cuộc khủng hoảng này là do Kiev và phương Tây gây ra bằng cách thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych.
Ông cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng Moscow gửi vũ khí và nhân sự hậu thuẫn lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine. Sau hơn một năm diễn ra, cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 6.400 người thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ lỗi trực tiếp cho Putin về cuộc khủng hoảng này. Hôm 8/6, ông chủ Nhà Trắng cáo buộc nhà lãnh đạo Nga đã khiến nền kinh tế Nga rạn nứt vì dính líu đến vấn đề Ukraine.
Chuyến thăm Italy là chuyến công du tới EU hiếm hoi của ông Putin kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đẩy mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh.
Tuy vậy, đây là chuyến thăm Italy thứ hai của Putin trong 8 tháng, sau cuộc gặp thượng đỉnh Á-Âu diễn ra hồi tháng 10.
Putin đã thúc đẩy mối quan hệ Nga-Hungary trong chuyến thăm Budapest hồi tháng 2. Tuy vậy, Hungary được cho là sẽ không phản đối việc gia hạn trừng phạt Nga tại cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 25-26/6.
Hồi tháng 6/2014, Putin thăm Áo, một khách hàng mua năng lượng lâu năm của Nga. Tuy vậy, sau đó Áo vẫn ủng hộ lập trường của EU về trừng phạt Nga.
Tuy vậy, hãng tin Reuters cho rằng, ông chủ của điện Kremlin có thể sẽ phải thất vọng.
Theo dự kiến, nhà lãnh đạo Nga sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Italy Matteo Renzi tại hội chợ thương mại quốc tế Expo 2015 diễn ra ở Milan. Chuyến thăm này của ông Putin diễn ra hai tuần trước khi EU quyết định có hay không gia hạn lệnh trừng phạt áp lên Nga liên quan tới việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea ly khai khỏi Ukraine hồi tháng 3/2014.
Nhiều khả năng Putin sẽ được nước chủ nhà đón tiếp nồng hậu, nhưng khó có chuyện Italy “cảm thông” với Nga về vấn đề lệnh trừng phạt.
Trong cuộc họp thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mà ông Renzi tham dự mới đây, các nhà lãnh đạo khối này đã cảnh báo sẽ tăng cường trừng phạt Nga nếu bạo lực ở miền Đông Ukraine leo thang.
Mối quan hệ giữa Nga với Italy đang khả quan hơn so với mối quan hệ giữa Moscow với hầu hết các đối tác khác trong EU. Moscow cho rằng Rome không thực sự ủng hộ các lện
Phản ứng trước sự chỉ trích mà các nhà lãnh đạo G7 đưa ra hôm 8/6, điện Kremlin nói có những sắc thái quan điểm khác nhau trong nhóm này. Đây được coi là một sự ám chỉ tới Italy, và Moscow đang tìm cách “khai thác” sự khác biệt quan điểm này.
“Các đối tác Italy của tôi luôn đặt lợi ích của đất nước và người dân Italy lên hàng đầu, và tin tưởng rằng để phục vụ các lợi ích của nước mình, bao gồm lợi ích kinh tế và chính trị, họ cần phải duy trì mối quan hệ thân thiện với Nga”, ông Putin phát biểu trên tờ báo Corriere della Sera của Italy.
Tuy vậy, trong một bài phỏng vấn khác cũng với tờ báo nói trên, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã phát tín hiệu rằng sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào trong lập trường của Italy về vấn đề Ukraine.
Nhấn mạnh sự nhất quán của Italy trong mối quan hệ với các đồng minh châu Âu và Mỹ, ông Gentiloni nói: “Italy đã và đang kết hợp sự trung thành với các đồng minh của mình với một mối quan hệ đặc biệt với Nga”.
Ngoại trưởng Italy nói thêm rằng, ông không tán thành những gì mà Tổng thống Putin nói về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bấy lâu nay Putin vẫn đổ lỗi cuộc khủng hoảng này là do Kiev và phương Tây gây ra bằng cách thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych.
Ông cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng Moscow gửi vũ khí và nhân sự hậu thuẫn lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine. Sau hơn một năm diễn ra, cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 6.400 người thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đổ lỗi trực tiếp cho Putin về cuộc khủng hoảng này. Hôm 8/6, ông chủ Nhà Trắng cáo buộc nhà lãnh đạo Nga đã khiến nền kinh tế Nga rạn nứt vì dính líu đến vấn đề Ukraine.
Chuyến thăm Italy là chuyến công du tới EU hiếm hoi của ông Putin kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đẩy mối quan hệ giữa Moscow với phương Tây xuống mức thấp nhất kể từ thời chiến tranh lạnh.
Tuy vậy, đây là chuyến thăm Italy thứ hai của Putin trong 8 tháng, sau cuộc gặp thượng đỉnh Á-Âu diễn ra hồi tháng 10.
Putin đã thúc đẩy mối quan hệ Nga-Hungary trong chuyến thăm Budapest hồi tháng 2. Tuy vậy, Hungary được cho là sẽ không phản đối việc gia hạn trừng phạt Nga tại cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 25-26/6.
Hồi tháng 6/2014, Putin thăm Áo, một khách hàng mua năng lượng lâu năm của Nga. Tuy vậy, sau đó Áo vẫn ủng hộ lập trường của EU về trừng phạt Nga.