Putin sẽ tiếp Ngoại trưởng Mỹ tại Moscow
Chuyến thăm cấp nội các đầu tiên giữa Moscow và Washington kể từ khi nổ ra xung đột ở miền Đông Ukraine
Ngày 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow để bàn một loạt vấn đề quan trọng từ Syria, tới Iran và Ukraine. Sự kiện này đánh dấu chuyến thăm cấp nội các đầu tiên giữa Moscow và Washington kể từ khi nổ ra xung đột ở miền Đông Ukraine.
Theo tờ Wall Street Journal, mục đích chuyến thăm này của ông Kerry là nhằm làm thay đổi cách nhìn của ông Putin về Syria. Ở Syria, đồng minh lâu năm của ông Putin là Tổng thống Bashar al-Assad đã chịu nhiều thất bại liên tiếp và quân đội Mỹ đã hậu thuẫn một chương trình huấn luyện các binh sỹ thuộc lực lượng nổi dậy.
“Chúng tôi muốn gây sức ép với Nga để họ thấy đã đến lúc thay đổi chính sách hậu thuẫn cho Chính phủ Syria, xét tới những gì đang diễn ra trên thực tế”, một quan chức Mỹ nói.
Cuộc gặp giữa ông Kerry và ông Putin được cho là sẽ phản ánh mối quan hệ đang có nhiều vấn đề giữa Mỹ và Nga. Ngoài vấn đề Syria, ông Kerry cũng muốn thuyết phục Tổng thống Nga tiếp tục hợp tác trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran, đồng thời gây áp lực với ông chủ điện Kremlin về tình trạng bạo lực tiếp tục diễn ra ở miền Đông Ukraine.
Phương Tây cáo buộc Nga hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, “dung túng” cho quân nổi dậy vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ký kết hồi tháng 2 ở Minsk. Về phần mình, Moscow phủ nhận cáo buộc này và cho rằng quân đội Chính phủ Ukraine mới là bên vi phạm ngừng bắn.
Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Moscow để kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít và có cuộc gặp với ông Putin. Tuy vậy, bà Merkel đã không tham dự lễ diễu binh ở Moscow. Hôm qua (11/5), bà đã đưa ra những lời chỉ trích nhằm vào chính sách của Tổng thống Putin.
“Việc sáp nhập bất hợp pháp Crimea và cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đã gây ra trở ngại nghiêm trọng cho sự hợp tác” giữa Đức và Nga, bà Merkel nói.
Tuy vậy, đối với Moscow, chuyến thăm của ông Kerry có thể bị xem là một bằng chứng cho thấy Mỹ không có khả năng xử lý các vấn đề Iran, Syria và Ukraine nếu không có sự hợp tác của Nga.
Trong khi đó, tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của các nước đồng minh vùng Vịnh trong vấn đề Iran. Ông Obama đã mời các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh tới tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, nhưng nhà vua Salma của Saudi Arabia cùng một số nhà lãnh đạo khác đã từ chối và cử đại diện đi thay.
Giới chức Arab nói rằng, việc nhà vua Saudi Arabia không tới dự hội nghị thượng đỉnh trên là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của nước này trước cách xử lý của Mỹ trong quan hệ với Iran - đối thủ khu vực đang mạnh lên của các nước vùng Vịnh. Hiện Tehran đang hậu thuẫn phiến quân Houthi ở Yemen, trong khi các nước vùng Vịnh ủng hộ Chính phủ Yemen.
Các thông tin về chuyến thăm Nga của ông Kerry hiện đang được Washington giữ kín. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ công bố về chuyến thăm này sau khi ông Kerry đã lên đường tới Nga. Hồi tháng 1 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã hủy một chuyến thăm Nga.
Lần gần đây nhất ông Kerry thăm Nga là vào tháng 5/2013, không lâu sau khi cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Edward Snowden tới Nga để tị nạn. Tháng 9/2013, Tổng thống Obama dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 ở St. Petersburg nhưng sau đó đã hủy kế hoạch gặp Tổng thống Putin ở Moscow trong cùng chuyến đi, sau khi Snowden được Nga cho phép tị nạn.
Theo tờ Wall Street Journal, mục đích chuyến thăm này của ông Kerry là nhằm làm thay đổi cách nhìn của ông Putin về Syria. Ở Syria, đồng minh lâu năm của ông Putin là Tổng thống Bashar al-Assad đã chịu nhiều thất bại liên tiếp và quân đội Mỹ đã hậu thuẫn một chương trình huấn luyện các binh sỹ thuộc lực lượng nổi dậy.
“Chúng tôi muốn gây sức ép với Nga để họ thấy đã đến lúc thay đổi chính sách hậu thuẫn cho Chính phủ Syria, xét tới những gì đang diễn ra trên thực tế”, một quan chức Mỹ nói.
Cuộc gặp giữa ông Kerry và ông Putin được cho là sẽ phản ánh mối quan hệ đang có nhiều vấn đề giữa Mỹ và Nga. Ngoài vấn đề Syria, ông Kerry cũng muốn thuyết phục Tổng thống Nga tiếp tục hợp tác trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran, đồng thời gây áp lực với ông chủ điện Kremlin về tình trạng bạo lực tiếp tục diễn ra ở miền Đông Ukraine.
Phương Tây cáo buộc Nga hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, “dung túng” cho quân nổi dậy vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ký kết hồi tháng 2 ở Minsk. Về phần mình, Moscow phủ nhận cáo buộc này và cho rằng quân đội Chính phủ Ukraine mới là bên vi phạm ngừng bắn.
Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Moscow để kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít và có cuộc gặp với ông Putin. Tuy vậy, bà Merkel đã không tham dự lễ diễu binh ở Moscow. Hôm qua (11/5), bà đã đưa ra những lời chỉ trích nhằm vào chính sách của Tổng thống Putin.
“Việc sáp nhập bất hợp pháp Crimea và cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đã gây ra trở ngại nghiêm trọng cho sự hợp tác” giữa Đức và Nga, bà Merkel nói.
Tuy vậy, đối với Moscow, chuyến thăm của ông Kerry có thể bị xem là một bằng chứng cho thấy Mỹ không có khả năng xử lý các vấn đề Iran, Syria và Ukraine nếu không có sự hợp tác của Nga.
Trong khi đó, tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của các nước đồng minh vùng Vịnh trong vấn đề Iran. Ông Obama đã mời các nhà lãnh đạo Vùng Vịnh tới tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, nhưng nhà vua Salma của Saudi Arabia cùng một số nhà lãnh đạo khác đã từ chối và cử đại diện đi thay.
Giới chức Arab nói rằng, việc nhà vua Saudi Arabia không tới dự hội nghị thượng đỉnh trên là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của nước này trước cách xử lý của Mỹ trong quan hệ với Iran - đối thủ khu vực đang mạnh lên của các nước vùng Vịnh. Hiện Tehran đang hậu thuẫn phiến quân Houthi ở Yemen, trong khi các nước vùng Vịnh ủng hộ Chính phủ Yemen.
Các thông tin về chuyến thăm Nga của ông Kerry hiện đang được Washington giữ kín. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ công bố về chuyến thăm này sau khi ông Kerry đã lên đường tới Nga. Hồi tháng 1 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã hủy một chuyến thăm Nga.
Lần gần đây nhất ông Kerry thăm Nga là vào tháng 5/2013, không lâu sau khi cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Edward Snowden tới Nga để tị nạn. Tháng 9/2013, Tổng thống Obama dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 ở St. Petersburg nhưng sau đó đã hủy kế hoạch gặp Tổng thống Putin ở Moscow trong cùng chuyến đi, sau khi Snowden được Nga cho phép tị nạn.