Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?
Lúc này là thời điểm mà cả Nga và Trung Quốc cùng muốn thắt chặt quan hệ để tạo đối trọng với Mỹ
Theo kế hoạch, ngày hôm nay (20/5), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đặt chân tới Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc.
Trong chuyến thăm này, người đứng đầu điện Kremlin có thể sẽ ký được một thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá nhiều tỷ USD, đồng thời nhận được sự chào đón nồng hậu của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông.
Hãng tin Reuters cho biết, chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin sẽ kéo dài trong hai ngày 20-21/5. Thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đã bị trì hoãn cả thập kỷ dự kiến sẽ được ký trong chuyến thăm này. Ngoài ra, trong lúc quan hệ Nga-châu Âu trở nên lạnh giá vì cuộc khủng hoảng Ukraine, thì việc Moscow thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh cũng là điều mà ông Putin mong mỏi.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đang thúc đẩy các nước châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Cùng với đó, Trung Quốc đang nỗ lực giảm sử dụng than và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Vì thế, sự trùng khớp lợi ích Nga-Trung xuất hiện.
Ngay sau khi tới Thượng Hải, ông Putin sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Putin hôm 19/5 nói rằng, việc chuẩn bị cho thỏa thuận khí đốt giữa hai bên đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Trước đây, Nga-Trung đã nhiều lần thất bại trong đàm phán thỏa thuận này vì bất đồng về giá cả.
Đây là thỏa thuận có thời hạn 30 năm, trong đó tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Nếu thỏa thuận được ký trong chuyến thăm này, một đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung mới sẽ được khởi công vào cuối năm nay và khí đốt từ Nga bắt đầu chảy sang Trung Quốc vào năm 2014.
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin, truyền thông Nga đã đăng một loạt bài viết đánh giá cao về quan hệ kinh tế Nga-Trung. Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Alexander Lukin, chuyên gia cao cấp thuộc Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, Trung Quốc có thể vượt châu Âu thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
“Kim ngạch thương mại của Nga với Trung Quốc đang tăng và được đánh giá rất quan trọng. Châu Âu càng trừng phạt Nga nhiều, thì Nga càng xích lại gần châu Á, nhất là Trung Quốc”, ông Lukin nói. Năm 2011, kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt mức cao kỷ lục 80 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong nhiều vấn đề ngoại giao quốc tế, Nga-Trung đang có nhiều điểm không tương đông, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Syria. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tỏ ra không sẵn sàng ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine.
Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, Bắc Kinh thể hiện sự thận trọng, một mặt vì không muốn làm phương hại mối quan hệ với Moscow, mặt khác không muốn ủng hộ việc Crimea gia nhập Nga vì điều đó có thể một tiền đề cho các khu vực muốn ly khai của chính Trung Quốc bao gồm Tây Tạng.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của tờ Wall Street Journal, lúc này là thời điểm mà cả Nga và Trung Quốc cùng muốn thắt chặt quan hệ để tạo đối trọng với Mỹ. Việc đối phó với sức mạnh của Mỹ nằm trong lợi ích chung của Nga và Trung Quốc, bởi Moscow đang bị Washington gây sức ép trong vấn đề Ukraine, còn Bắc Kinh bị Washington không ít lần cảnh báo về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong chuyến thăm này, ông Putin và ông Tập Cận Bình sẽ cùng tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông. "Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông ngay sau chuyến thăm châu Á Tổng thống Barack Obama. Đây là động thái nhằm cảnh cáo Mỹ”, ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, nhận định.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin trùng với thời điểm diễn ra hội thảo về các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác ở châu Á (CICA). Theo dự kiến, ông Putin sẽ có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mông Cổ, Thủ tướng Iraq và Tổng thống Iran trong sự kiện này.
Trong chuyến thăm này, người đứng đầu điện Kremlin có thể sẽ ký được một thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá nhiều tỷ USD, đồng thời nhận được sự chào đón nồng hậu của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông.
Hãng tin Reuters cho biết, chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin sẽ kéo dài trong hai ngày 20-21/5. Thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đã bị trì hoãn cả thập kỷ dự kiến sẽ được ký trong chuyến thăm này. Ngoài ra, trong lúc quan hệ Nga-châu Âu trở nên lạnh giá vì cuộc khủng hoảng Ukraine, thì việc Moscow thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh cũng là điều mà ông Putin mong mỏi.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đang thúc đẩy các nước châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Cùng với đó, Trung Quốc đang nỗ lực giảm sử dụng than và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Vì thế, sự trùng khớp lợi ích Nga-Trung xuất hiện.
Ngay sau khi tới Thượng Hải, ông Putin sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Putin hôm 19/5 nói rằng, việc chuẩn bị cho thỏa thuận khí đốt giữa hai bên đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Trước đây, Nga-Trung đã nhiều lần thất bại trong đàm phán thỏa thuận này vì bất đồng về giá cả.
Đây là thỏa thuận có thời hạn 30 năm, trong đó tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Nếu thỏa thuận được ký trong chuyến thăm này, một đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung mới sẽ được khởi công vào cuối năm nay và khí đốt từ Nga bắt đầu chảy sang Trung Quốc vào năm 2014.
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin, truyền thông Nga đã đăng một loạt bài viết đánh giá cao về quan hệ kinh tế Nga-Trung. Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Alexander Lukin, chuyên gia cao cấp thuộc Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, Trung Quốc có thể vượt châu Âu thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
“Kim ngạch thương mại của Nga với Trung Quốc đang tăng và được đánh giá rất quan trọng. Châu Âu càng trừng phạt Nga nhiều, thì Nga càng xích lại gần châu Á, nhất là Trung Quốc”, ông Lukin nói. Năm 2011, kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt mức cao kỷ lục 80 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong nhiều vấn đề ngoại giao quốc tế, Nga-Trung đang có nhiều điểm không tương đông, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Syria. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tỏ ra không sẵn sàng ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine.
Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, Bắc Kinh thể hiện sự thận trọng, một mặt vì không muốn làm phương hại mối quan hệ với Moscow, mặt khác không muốn ủng hộ việc Crimea gia nhập Nga vì điều đó có thể một tiền đề cho các khu vực muốn ly khai của chính Trung Quốc bao gồm Tây Tạng.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của tờ Wall Street Journal, lúc này là thời điểm mà cả Nga và Trung Quốc cùng muốn thắt chặt quan hệ để tạo đối trọng với Mỹ. Việc đối phó với sức mạnh của Mỹ nằm trong lợi ích chung của Nga và Trung Quốc, bởi Moscow đang bị Washington gây sức ép trong vấn đề Ukraine, còn Bắc Kinh bị Washington không ít lần cảnh báo về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong chuyến thăm này, ông Putin và ông Tập Cận Bình sẽ cùng tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông. "Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông ngay sau chuyến thăm châu Á Tổng thống Barack Obama. Đây là động thái nhằm cảnh cáo Mỹ”, ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, nhận định.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin trùng với thời điểm diễn ra hội thảo về các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác ở châu Á (CICA). Theo dự kiến, ông Putin sẽ có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mông Cổ, Thủ tướng Iraq và Tổng thống Iran trong sự kiện này.