21:32 03/06/2015

Quá nhiều lợi ích cho sức khỏe với một trái dừa tươi

PV

Quá nhiều lợi ích cho sức khỏe với một trái dừa tươi - Ảnh 1

Nuớc dừa giúp trị bệnh cho cơ thể Trái dừa được xem là loại quả “kỳ diệu”, có gần như toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Protein dừa gồm các acid amin có chất lượng cao, nhiều vitamin trong nhóm B và các vitamin khác. Đối với người Philippin, dừa được xem là món ăn trường xuân, có tác dụng ngừa ung thư. Cựu tổng thống Philippin Fidel Romos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này, ông thấy mình trẻ lại như ở tuổi 20. 
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của trái dừa 
Tăng cường năng lượng: do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống tăng cường năng lượng tuyệt vời. Nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống  khác nhưng lại có nhiều kali, canxi và chloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu. Sức khỏe tim mạch: theo các nhà nghiên cứu, những người  có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric. Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khởe tim mạch. Giúp giảm cân: Khi cân nặng vượt quá mức cho phép, bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe. Nước dừa  là một trong những loại nước tốt nhất bạn có thể uống để giảm cân. Nước dừa rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể. Quá trình trao đổi chất hoạt động thích hợp sẽ điều hòa tốt lượng đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát các cơn thèm ăn không đáng có. Khi kết hợp nước dừa vào chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thấy việc giảm cân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.  Giảm vấn đề về tiết niệu: Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh. Tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột: Uống nước dừa với một muỗng cà phê dầu ô liu trong ba ngày sẽ giết chết các vi khuẩn trong ruột và làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cho tiêu hóa tốt hơn. Giảm nguy cơ mất nước: Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước. Tăng cường hệ miễn dịch: Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế,lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối. Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể. Nứớc dừa có khả năng làm đẹp hữu hiệu Không chỉ có những công dụng giúp cải thiện sức khỏe mà nước dừa còn trực tiếp làm đẹp cho chị em. Bạn thường đựợc nghe đến, công dụng của dầu dừa nguyên chất rất tuyệt vời cho nhan sắc, nhưng nước dừa cũng có thể giúp chị em làm đẹp rất tốt đấy! Giữ nếp tóc: Nếu bạn sở hữu một mái tóc xoăn, hãy thử xả tóc bằng nước dừa sau khi gội đầu. Nước dừa giống như chất dưỡng xoăn tự nhiên dành cho loại tóc khô hay chẻ ngọn. Lưu ý, bạn nên dùng nước dừa tươi từ quả mới bổ ra, khi ấy hầu hết chất dinh dưỡng trong nước dừa vẫn còn được giữ nguyên vẹn.

Quá nhiều lợi ích cho sức khỏe với một trái dừa tươi - Ảnh 2

Dầu dừa, nước dừa có tác dụng làm đẹp

Làm đẹp da: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da. Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema. Để trông trẻ trung hơn, bạn còn có thể uống nước dừa thường xuyên để giữ cho làn da được tươi tắn, khỏe mạnh và căng bóng. Uống nước dừa hàng ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu từ đó làm cho da của bạn được hồng hào, rạng rỡ và loại bỏ các dấu hiệu của sự căng thẳng và mệt mỏi. Xóa mờ sẹo: Rửa những vết sẹo hàng ngày với nước dừa và để khô. Lặp lại ba đến bốn lần và sau đó rửa sạch với nước lạnh. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bốn lần một ngày để có kết quả tốt nhất. Phương pháp này thậm chí có thể chữa khỏi những vết sẹo mụn trứng cá. Chữa cháy nắng: Nước dừa cũng có thể giải quyết vấn đề cháy nắng rất dễ dàng. Trộn đất sét mỹ phẩm với nước dừa và sử dụng loại tẩy da chết tự nhiên này hàng ngày. Phương pháp này sẽ loại bỏ tất cả các vết cháy nắng và trả lại cho bạn làn da trắng sáng, rạng ngời. Đây là loại tẩy da chết hoàn toàn tự nhiên mà bạn có thể sử dụng hàng ngày mà không cần lo lắng về các hóa chất độc hại. Việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn trong cơ thể của nước dừa cho phép da được "hít thở" nhiều ôxy lành mạnh hơn, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh và mịn màng, không tỳ vết. Một số bài thuốc dân gian từ trái dừa Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh: Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống. Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả. Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống. Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận. Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống. Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). Canh dừa khử độc hại của rượu, "bôi trơn" các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy p lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại. Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt. Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng. Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu đường): dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả. Đại tiện ra máu, nôn ói, mất nước sau tiêu chảy: Nước dừa 1 ly, đường trắng 30 g, muối ăn một ít, uống sau pha với nước dừa, mỗi ngày 3 lần, sau 3 ngày mỗi ngày 1 lần. Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần. Lác, lang ben, viêm da thần kinh, ung nhọt: Cơm dừa tươi 1 lát, chà thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần. Chàm, ngứa chỗ kín: vỏ sọ dừa 1 quả, đập nát nhuyễn, nấu nước cô đặc dùng thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

Lưu ý khi sử dụng nước dừa

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, cho nên kinh nghiệm để nguyên quả mà uống là tốt nhất. 

Mới đi nắng về, đang đói mệt không nên uống nước dừa;  Người đang có bệnh thì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh khi uống nước dừa…Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết. Bình thường, mỗi ngày chỉ nên uống một quả. Hàm lượng chất béo trong nước dừa rất cao, uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối. 

Phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong ba tháng đầu kể từ khi có thai.

Những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp,… thì không nên dùng nước dừa.

Phạm Huyền