Quan hệ với báo chí: “8 chữ T” của GS. Nguyễn Minh Thuyết
Chia sẻ của GS. Nguyễn Minh Thuyết về khai thác thông tin báo chí và xây dựng hình ảnh qua báo chí
Một trong những nội dung được chờ đợi tại hội thảo về vấn đề quan hệ với báo chí trong hoạt động của Quốc hội là phần trình bày của GS. Nguyễn Minh Thuyết về khai thác thông tin báo chí và xây dựng hình ảnh qua báo chí.
Nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS. Nguyễn Minh Thuyết - theo giới thiệu của Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng - là người đã tạo dựng được hình ảnh rất tốt trước công chúng, “cứ nói là cử tri nghe, cứ viết là cử tri đọc”.
Ngay phần mở đầu, khi giới thiệu vài nét về báo chí Việt Nam, ông Thuyết đã lưu ý các vị đại biểu tham dự hội thảo rằng, hiện nay bên cạnh báo chí chính thống còn có các trang mạng và có các blog. Blog - báo chí công dân, theo ông Thuyết thì đã thành một “thế lực” không thể coi nhẹ.
“Dựa vào thông tin đó để phát biểu thì khó, nhưng đại biểu cần đọc blog hàng ngày để nắm được lòng dân, kiểm tra nếu thấy thông tin chính xác thì cũng có thể sử dụng được. Song nhiều đại biểu chưa quen với việc này”, ông Thuyết phát biểu.
Chia sẻ những băn khoăn của các ý kiến phát biểu trước đó về cơ hội và cách xuất hiện trên báo chí, ông Thuyết nói, hơn 800 cơ quan báo chí hiện nay cần tin và bài và hình ảnh, vì thế đại biểu không sợ không có chỗ xuất hiện trên báo chí.
Nhấn mạnh rằng không "định bụng xây dựng hình ảnh" khi tiếp xúc với báo chí, song qua thực tiễn hoạt động, nhất là đã vượt qua nhiều "pha" khó khi trả lời phỏng vấn, GS. Nguyễn Minh Thuyết đã chia sẻ với hội thảo kinh nghiệm xây dựng hình ảnh qua báo chí qua công thức "8 chữ T".
Ở hai chữ "thân thiện", vị cựu đại biểu Quốc hội dày dạn kinh nghiệm nghị trường nhận xét, báo chí nhiều khi hỏi cũng rất "xóc" nhưng dù thế nào thì cũng không nên bực bội mà cần chăm chú lắng nghe, không quên nở nụ cười đúng lúc và hỏi lại khi cần thiết.
"Thẳng thắn" là lưu ý tiếp theo của ông Thuyết. "Có thể không nói hết nhưng không bao giờ nói sai sự thật, nói trái với ý nghĩ của mình, không hùa theo số đông và không để bị lái theo ý của người đối thoại".
Nhấn mạnh sự "tỉnh táo", ông Thuyết cho rằng có thể từ chối trả lời điều mình không biết rõ, song không phải lúc nào đại biểu cũng có quyền từ chối, nếu câu hỏi đó đúng lĩnh vực mình đang phụ trách.
Hài hước khi cần thiết, theo ông Thuyết, cũng là yếu tố rất cần để đại biểu "tự tin". Câu chuyện nhỏ ông kể khi kết thúc phần trình bày là 22h khuya trước ngày khai mạc Đại hội Đảng 11, một phóng viên nước ngoài đề nghị ông bình luận về phát biểu "Việt Nam không chấp nhận đa nguyên đa đảng".
Câu trả lời của ông là "tôi đang có một vợ làm sao mà bình luận về chế độ đa thê được", khiến vị phóng viên này cười lớn.
Nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS. Nguyễn Minh Thuyết - theo giới thiệu của Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng - là người đã tạo dựng được hình ảnh rất tốt trước công chúng, “cứ nói là cử tri nghe, cứ viết là cử tri đọc”.
Ngay phần mở đầu, khi giới thiệu vài nét về báo chí Việt Nam, ông Thuyết đã lưu ý các vị đại biểu tham dự hội thảo rằng, hiện nay bên cạnh báo chí chính thống còn có các trang mạng và có các blog. Blog - báo chí công dân, theo ông Thuyết thì đã thành một “thế lực” không thể coi nhẹ.
“Dựa vào thông tin đó để phát biểu thì khó, nhưng đại biểu cần đọc blog hàng ngày để nắm được lòng dân, kiểm tra nếu thấy thông tin chính xác thì cũng có thể sử dụng được. Song nhiều đại biểu chưa quen với việc này”, ông Thuyết phát biểu.
Chia sẻ những băn khoăn của các ý kiến phát biểu trước đó về cơ hội và cách xuất hiện trên báo chí, ông Thuyết nói, hơn 800 cơ quan báo chí hiện nay cần tin và bài và hình ảnh, vì thế đại biểu không sợ không có chỗ xuất hiện trên báo chí.
Nhấn mạnh rằng không "định bụng xây dựng hình ảnh" khi tiếp xúc với báo chí, song qua thực tiễn hoạt động, nhất là đã vượt qua nhiều "pha" khó khi trả lời phỏng vấn, GS. Nguyễn Minh Thuyết đã chia sẻ với hội thảo kinh nghiệm xây dựng hình ảnh qua báo chí qua công thức "8 chữ T".
Ở hai chữ "thân thiện", vị cựu đại biểu Quốc hội dày dạn kinh nghiệm nghị trường nhận xét, báo chí nhiều khi hỏi cũng rất "xóc" nhưng dù thế nào thì cũng không nên bực bội mà cần chăm chú lắng nghe, không quên nở nụ cười đúng lúc và hỏi lại khi cần thiết.
"Thẳng thắn" là lưu ý tiếp theo của ông Thuyết. "Có thể không nói hết nhưng không bao giờ nói sai sự thật, nói trái với ý nghĩ của mình, không hùa theo số đông và không để bị lái theo ý của người đối thoại".
Nhấn mạnh sự "tỉnh táo", ông Thuyết cho rằng có thể từ chối trả lời điều mình không biết rõ, song không phải lúc nào đại biểu cũng có quyền từ chối, nếu câu hỏi đó đúng lĩnh vực mình đang phụ trách.
Hài hước khi cần thiết, theo ông Thuyết, cũng là yếu tố rất cần để đại biểu "tự tin". Câu chuyện nhỏ ông kể khi kết thúc phần trình bày là 22h khuya trước ngày khai mạc Đại hội Đảng 11, một phóng viên nước ngoài đề nghị ông bình luận về phát biểu "Việt Nam không chấp nhận đa nguyên đa đảng".
Câu trả lời của ông là "tôi đang có một vợ làm sao mà bình luận về chế độ đa thê được", khiến vị phóng viên này cười lớn.