"Quản lý giao thông của Hà Nội quá yếu kém"
Game online và giao thông đô thị là những vấn đề nóng tại phiên chất vấn của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sáng nay
Tại phiên chất vấn sáng nay, nhiều đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng công tác quản lý giao thông của Hà Nội quá yếu kém.
Lãnh đạo Hội đồng Nhân dân thành phố cũng cảnh báo, nếu không có thái độ kiên quyết trong quản lý, xử lý vi phạm thì rất có thể game online sẽ trở thành một loại "ma túy" mới.
Bao giờ hết lãng phí?
Mở đầu phần chất vấn Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, trong số các báo cáo của cơ quan này về tình hình quản lý giao thông thì hoàn toàn không thấy đề cập đến vấn đề hiệu quả đầu tư, lãng phí trong các dự án.
Đặc biệt, theo vị này, hiện trên địa bàn thành phố không chỉ có rất nhiều tuyến đường chậm tiến độ, gây rối loạn giao thông, lãng phí ngân sách... mà không ít công trình có chất lượng quá kém. Thậm chí, có một số công trình, tuyến đường sau khi đi kiểm tra, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu phải làm lại.
Trong khi đó, một số đại biểu khác bày tỏ quan tâm đến sự bất cập của các công trình giao thông, hệ thống đèn tín hiệu, cầu dành cho người đi bộ, bãi đỗ xe... “Trong các điều “dở” của Hà Nội thì “dở” nhất là quy hoạch, trong đó có quy hoạch giao thông”, đại biểu Nguyễn Tân phát biểu.
Các đại biểu Ngô Văn Ny, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Thị Thành cho rằng, công tác quản lý giao thông Hà Nội quá yếu kém, biểu hiện bằng hàng loạt bất cập trong phê duyệt, triển khai và giám sát vấn đề giao thông đô thị.
Đại biểu Ngô Văn Ny đặt câu hỏi: không hiểu lý do gì mà tại các điểm chờ xe buýt, trước đây ghế ngồi được thiết kế hai thanh sắt, nhưng hiện nay chỉ là một ống inox tròn, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không thể ngồi được.
“Mong các đồng chí lãnh đạo thử ngồi một lần xem có được không. Tại sao lại đánh đố người dân như thế”, đại biểu Ny bức xúc.
Đặc biệt, theo các đại biểu, để kịp tiến độ cho dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm, đã có hiện tượng “chạy tiến độ” trong các dự án, công trình giao thông mà bỏ quên chất lượng công trình.
Bó tay với game online?
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản, hiện trên địa bàn thành phố có 5 nhà chuyên cung cấp dịch vụ Internet, gồm: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC).
Ngoài ra, Hà Nội cũng có 5 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực game online với 72 trò chơi đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, có 3.400 đại lý kinh doanh dịch vụ Internet, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và một số quận huyện, thị trấn ngoài thành.
Tuy nhiên, theo ông Bản, trên thị trường lại có đến hàng trăm trò chơi trực tuyến từ các máy chủ nước ngoài và đĩa lậu trôi nổi trên thị trường, trong đó phần lớn có nội dung bạo lực.
Với sự rộng lớn về địa bàn, lại thiếu những chế tài xử phạt vi phạm nên theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, việc quản lý game online của thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, trong đó là khả năng kiểm soát các trò chơi có nội dung bạo lực, thiếu lành mạnh nên đã và đang làm băng hoại nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, theo một số đại biểu, để xảy ra việc thanh thiếu niên có xu hướng đam mê thái quá với các trò chơi có tính bạo lực như hiện nay là do công tác cấp phép, quản lý của cơ quan chức năng có phần buông lỏng, thậm chí có không ít trường hợp sai phạm.
Đại biểu Bùi Thị An cho rằng, mặc dù pháp luật đã quy định, chỉ được cấp phép kinh doanh đối với các cửa hàng game online nằm cách trường học từ 200 m trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Hà Nội hiện nay có rất nhiều cửa hàng game online nằm cạnh trường học. Vì thế đã tạo điều kiện cho một số học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trò chơi này.
Tuy nhiên, một số đại biểu lại cho rằng, quy định đó cũng không phải là yếu tố quyết định để hạn chế thanh thiếu niên chơi game online.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Biền, việc cửa hàng Internet gần trường học cũng không phải là đơn thuần chỉ có mặt trái, bởi nếu trong trường hợp học sinh, sinh viên cần cập nhật thông tin phục vụ cho học tập thì những địa chỉ này sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Vấn đề là ở công tác quản lý, cấp phép và kiểm tra nội dung các trò chơi.
Cùng quan điểm trên, Phó chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, trong thời gian qua, không ai phủ nhận vai trò to lớn của Internet đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội cũng như nhiều khu vực khác. Để xảy ra những tồn tại, bất cập như hiện nay có thể là do công tác quản lý, kiểm tra ở các cơ sở còn lơ là, chưa được quyết liệt như chỉ đạo của thành phố.
Về trách nhiệm của UBND thành phố, Phó chủ tịch thành phố khẳng định đã làm tốt vai trò của mình với việc ban hành 3 văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh Internet và game online từ năm 2009, trong đó có quy định rõ ràng các cơ sở kinh doanh được và không được làm gì.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Lê Quang Nhuệ, để hạn chế những tiêu cực của game online cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, nhiều cấp, ngành khác chứ không chỉ giao cho mỗi Sở Thông tin và Truyền thông. “Làm đường xuyên quốc gia chúng ta còn quyết được, làm được, không lẽ lại bất lực trước quản lý các cửa hàng game online”, ông Nhuệ nói.
Lãnh đạo Hội đồng nhân dân cũng cảnh báo, nếu không có thái độ kiên quyết trong quản lý, xử lý vi phạm thì rất có thể game online sẽ trở thành một loại ma túy mới.
Lãnh đạo Hội đồng Nhân dân thành phố cũng cảnh báo, nếu không có thái độ kiên quyết trong quản lý, xử lý vi phạm thì rất có thể game online sẽ trở thành một loại "ma túy" mới.
Bao giờ hết lãng phí?
Mở đầu phần chất vấn Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng, trong số các báo cáo của cơ quan này về tình hình quản lý giao thông thì hoàn toàn không thấy đề cập đến vấn đề hiệu quả đầu tư, lãng phí trong các dự án.
Đặc biệt, theo vị này, hiện trên địa bàn thành phố không chỉ có rất nhiều tuyến đường chậm tiến độ, gây rối loạn giao thông, lãng phí ngân sách... mà không ít công trình có chất lượng quá kém. Thậm chí, có một số công trình, tuyến đường sau khi đi kiểm tra, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu phải làm lại.
Trong khi đó, một số đại biểu khác bày tỏ quan tâm đến sự bất cập của các công trình giao thông, hệ thống đèn tín hiệu, cầu dành cho người đi bộ, bãi đỗ xe... “Trong các điều “dở” của Hà Nội thì “dở” nhất là quy hoạch, trong đó có quy hoạch giao thông”, đại biểu Nguyễn Tân phát biểu.
Các đại biểu Ngô Văn Ny, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Thị Thành cho rằng, công tác quản lý giao thông Hà Nội quá yếu kém, biểu hiện bằng hàng loạt bất cập trong phê duyệt, triển khai và giám sát vấn đề giao thông đô thị.
Đại biểu Ngô Văn Ny đặt câu hỏi: không hiểu lý do gì mà tại các điểm chờ xe buýt, trước đây ghế ngồi được thiết kế hai thanh sắt, nhưng hiện nay chỉ là một ống inox tròn, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không thể ngồi được.
“Mong các đồng chí lãnh đạo thử ngồi một lần xem có được không. Tại sao lại đánh đố người dân như thế”, đại biểu Ny bức xúc.
Đặc biệt, theo các đại biểu, để kịp tiến độ cho dịp kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm, đã có hiện tượng “chạy tiến độ” trong các dự án, công trình giao thông mà bỏ quên chất lượng công trình.
Bó tay với game online?
Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản, hiện trên địa bàn thành phố có 5 nhà chuyên cung cấp dịch vụ Internet, gồm: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC).
Ngoài ra, Hà Nội cũng có 5 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực game online với 72 trò chơi đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, có 3.400 đại lý kinh doanh dịch vụ Internet, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và một số quận huyện, thị trấn ngoài thành.
Tuy nhiên, theo ông Bản, trên thị trường lại có đến hàng trăm trò chơi trực tuyến từ các máy chủ nước ngoài và đĩa lậu trôi nổi trên thị trường, trong đó phần lớn có nội dung bạo lực.
Với sự rộng lớn về địa bàn, lại thiếu những chế tài xử phạt vi phạm nên theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, việc quản lý game online của thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, trong đó là khả năng kiểm soát các trò chơi có nội dung bạo lực, thiếu lành mạnh nên đã và đang làm băng hoại nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, theo một số đại biểu, để xảy ra việc thanh thiếu niên có xu hướng đam mê thái quá với các trò chơi có tính bạo lực như hiện nay là do công tác cấp phép, quản lý của cơ quan chức năng có phần buông lỏng, thậm chí có không ít trường hợp sai phạm.
Đại biểu Bùi Thị An cho rằng, mặc dù pháp luật đã quy định, chỉ được cấp phép kinh doanh đối với các cửa hàng game online nằm cách trường học từ 200 m trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Hà Nội hiện nay có rất nhiều cửa hàng game online nằm cạnh trường học. Vì thế đã tạo điều kiện cho một số học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trò chơi này.
Tuy nhiên, một số đại biểu lại cho rằng, quy định đó cũng không phải là yếu tố quyết định để hạn chế thanh thiếu niên chơi game online.
Theo đại biểu Nguyễn Đức Biền, việc cửa hàng Internet gần trường học cũng không phải là đơn thuần chỉ có mặt trái, bởi nếu trong trường hợp học sinh, sinh viên cần cập nhật thông tin phục vụ cho học tập thì những địa chỉ này sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Vấn đề là ở công tác quản lý, cấp phép và kiểm tra nội dung các trò chơi.
Cùng quan điểm trên, Phó chủ tịch UBND thành phố Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, trong thời gian qua, không ai phủ nhận vai trò to lớn của Internet đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội cũng như nhiều khu vực khác. Để xảy ra những tồn tại, bất cập như hiện nay có thể là do công tác quản lý, kiểm tra ở các cơ sở còn lơ là, chưa được quyết liệt như chỉ đạo của thành phố.
Về trách nhiệm của UBND thành phố, Phó chủ tịch thành phố khẳng định đã làm tốt vai trò của mình với việc ban hành 3 văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh Internet và game online từ năm 2009, trong đó có quy định rõ ràng các cơ sở kinh doanh được và không được làm gì.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Lê Quang Nhuệ, để hạn chế những tiêu cực của game online cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, nhiều cấp, ngành khác chứ không chỉ giao cho mỗi Sở Thông tin và Truyền thông. “Làm đường xuyên quốc gia chúng ta còn quyết được, làm được, không lẽ lại bất lực trước quản lý các cửa hàng game online”, ông Nhuệ nói.
Lãnh đạo Hội đồng nhân dân cũng cảnh báo, nếu không có thái độ kiên quyết trong quản lý, xử lý vi phạm thì rất có thể game online sẽ trở thành một loại ma túy mới.