“Quan trọng hơn cả là lương thực tế”
"Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống người dân như không để tăng lương kích giá hàng tiêu dùng"
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Thưa Phó Chủ tịch, Chính phủ đã đưa ra thông tin từ ngày 1/1/2008 tới sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng. Ông đánh giá sao về động thái được coi như một trong những giải pháp bảo đảm kinh tế vĩ mô này?
Việc tăng lương tối thiểu là cần thiết nhằm bảo đảm đời sống sinh hoạt cho người lao động, nhất là trong bối cảnh giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng và đáng quan tâm hơn cả là việc đảm bảo thu nhập thực tế, tiền lương thực tế.
Nghĩa là cùng với việc tăng lương, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống người dân như tìm biện pháp không để tăng lương kích giá hàng tiêu dùng, cân bằng trong việc tăng lương ở các khu vực kinh tế khác nhau, tạo nhân tố mới trong việc kiểm soát, điều chỉnh khoảng cách thu nhập trong dân cư,... Cố gắng không để mỗi lần tăng lương đơn giản chỉ là một biện pháp chắp vá để ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông có nhắc đến việc tăng lương ở các khu vực kinh tế khác nhau, vậy quyết định điều chỉnh lương thời gian tới có đảm bảo sự cân bằng giữa các khu vực này không?
Thực ra vấn đề này rất khó đánh giá. Nếu phân tích sâu, thì người lao động ở một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có lương cao hơn so với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ngược lại.
Rõ ràng, cùng với quyết định điều chỉnh lương tối thiểu thời gian tới phải đi kèm với những biện pháp, cơ chế cụ thể để đảm bảo sự chấp hành đúng đắn chủ trương của Nhà nước về chế độ chung cho người lao động ở khu vực kinh tế tư nhân.
Gần đây khu vực phía Nam đã diễn ra nhiều cuộc đình công, liệu chế độ thu nhập thấp có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không, thưa ông?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Chính phủ thành lập các Đoàn đi xem xét, giám sát hoạt động chấp hành pháp luật lao động ở phía Nam thời gian qua. Qua đó có thể khẳng định, tiền lương người lao động bị trả thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc đình công này.
Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác như việc thực hiện chưa nghiêm túc các cam kết của chủ doanh nghiệp sử dụng lao động như chỗ ở công nhân, bảo hiểm, thời gian nghỉ phép,... Cho nên như tôi đã nói ở trên, vấn đề là phải có các chính sách đồng bộ, đảm bảo việc tăng lương cũng như các cơ chế cho người lao động được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
Trở lại vấn đề điều chỉnh lương sắp tới, ông nhận định ra sao về bài toán cân đối ngân sách của Nhà nước?
Tăng lương hiện nay đều có lộ trình, có sự tính toán rất kỹ về nguồn lực đảm bảo của Nhà nước. Nhìn chung trong mỗi kỳ tăng lương, Nhà nước đều có sự chủ động và triển khai các biện pháp đảm bảo yếu tố bền vững của nền kinh tế. Nếu không sẽ tạo ra “khoảng trống” nguy hiểm, đe dọa sự cân bằng trong các cán cân kinh tế quan trọng.
Hiện còn nhiều ý kiến lo ngại tăng lương trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới bài toán kiểm soát giá cả thời gian tới?
Để việc điều chỉnh lương tối thiểu không trở thành nguyên nhân tăng lạm phát, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo nguồn tăng lương như đã thực hiện trong các năm trước đây; đồng thời, yêu cầu các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện triệt để Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, trong chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản công. Đồng thời, có biện pháp bảo đảm ổn định đời sống của người lao động trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng cao.
Cũng vì lý do đó mà Quốc hội đã đề nghị không nên tiếp tục đặt chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vì trong cách đặt vấn đề này, nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, trong khi thu nhập thực tế của người lao động và những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước không tăng tương xứng thì đời sống của người dân không được nâng cao như mục tiêu đã đề ra.
Với lộ trình tăng lương hiện nay, bao giờ lương sẽ là biện pháp hiệu quả để phòng chống tham nhũng?
Với cơ chế hiện nay, nguyên nhân chính của tham nhũng không phải là do lương nhiều hay lương ít. Công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta đòi hỏi rất nhiều biện pháp đồng bộ khác nhau.
Thưa Phó Chủ tịch, Chính phủ đã đưa ra thông tin từ ngày 1/1/2008 tới sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng. Ông đánh giá sao về động thái được coi như một trong những giải pháp bảo đảm kinh tế vĩ mô này?
Việc tăng lương tối thiểu là cần thiết nhằm bảo đảm đời sống sinh hoạt cho người lao động, nhất là trong bối cảnh giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, điều quan trọng và đáng quan tâm hơn cả là việc đảm bảo thu nhập thực tế, tiền lương thực tế.
Nghĩa là cùng với việc tăng lương, Nhà nước cần thực hiện đồng bộ những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống người dân như tìm biện pháp không để tăng lương kích giá hàng tiêu dùng, cân bằng trong việc tăng lương ở các khu vực kinh tế khác nhau, tạo nhân tố mới trong việc kiểm soát, điều chỉnh khoảng cách thu nhập trong dân cư,... Cố gắng không để mỗi lần tăng lương đơn giản chỉ là một biện pháp chắp vá để ổn định kinh tế vĩ mô.
Ông có nhắc đến việc tăng lương ở các khu vực kinh tế khác nhau, vậy quyết định điều chỉnh lương thời gian tới có đảm bảo sự cân bằng giữa các khu vực này không?
Thực ra vấn đề này rất khó đánh giá. Nếu phân tích sâu, thì người lao động ở một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có lương cao hơn so với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và ngược lại.
Rõ ràng, cùng với quyết định điều chỉnh lương tối thiểu thời gian tới phải đi kèm với những biện pháp, cơ chế cụ thể để đảm bảo sự chấp hành đúng đắn chủ trương của Nhà nước về chế độ chung cho người lao động ở khu vực kinh tế tư nhân.
Gần đây khu vực phía Nam đã diễn ra nhiều cuộc đình công, liệu chế độ thu nhập thấp có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không, thưa ông?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Chính phủ thành lập các Đoàn đi xem xét, giám sát hoạt động chấp hành pháp luật lao động ở phía Nam thời gian qua. Qua đó có thể khẳng định, tiền lương người lao động bị trả thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc đình công này.
Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác như việc thực hiện chưa nghiêm túc các cam kết của chủ doanh nghiệp sử dụng lao động như chỗ ở công nhân, bảo hiểm, thời gian nghỉ phép,... Cho nên như tôi đã nói ở trên, vấn đề là phải có các chính sách đồng bộ, đảm bảo việc tăng lương cũng như các cơ chế cho người lao động được chấp hành một cách nghiêm chỉnh.
Trở lại vấn đề điều chỉnh lương sắp tới, ông nhận định ra sao về bài toán cân đối ngân sách của Nhà nước?
Tăng lương hiện nay đều có lộ trình, có sự tính toán rất kỹ về nguồn lực đảm bảo của Nhà nước. Nhìn chung trong mỗi kỳ tăng lương, Nhà nước đều có sự chủ động và triển khai các biện pháp đảm bảo yếu tố bền vững của nền kinh tế. Nếu không sẽ tạo ra “khoảng trống” nguy hiểm, đe dọa sự cân bằng trong các cán cân kinh tế quan trọng.
Hiện còn nhiều ý kiến lo ngại tăng lương trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới bài toán kiểm soát giá cả thời gian tới?
Để việc điều chỉnh lương tối thiểu không trở thành nguyên nhân tăng lạm phát, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo nguồn tăng lương như đã thực hiện trong các năm trước đây; đồng thời, yêu cầu các ngành, các cấp, các đơn vị thực hiện triệt để Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, trong chi tiêu ngân sách và sử dụng tài sản công. Đồng thời, có biện pháp bảo đảm ổn định đời sống của người lao động trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng cao.
Cũng vì lý do đó mà Quốc hội đã đề nghị không nên tiếp tục đặt chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vì trong cách đặt vấn đề này, nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, trong khi thu nhập thực tế của người lao động và những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước không tăng tương xứng thì đời sống của người dân không được nâng cao như mục tiêu đã đề ra.
Với lộ trình tăng lương hiện nay, bao giờ lương sẽ là biện pháp hiệu quả để phòng chống tham nhũng?
Với cơ chế hiện nay, nguyên nhân chính của tham nhũng không phải là do lương nhiều hay lương ít. Công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta đòi hỏi rất nhiều biện pháp đồng bộ khác nhau.