Quảng cáo trên di động phát triển “nóng”
Mobile Advertising trở thành cứu cánh cho các nhà làm marketing khi phải thắt chặt hầu bao mà vẫn phải duy trì mục tiêu tiếp thị
Nhiều ngành gặp khó nhưng quảng cáo trên điện thoại di động vẫn tăng trưởng với sức nóng chưa từng có. Mobile Advertising trở thành cứu cánh cho các nhà làm marketing khi phải thắt chặt hầu bao mà vẫn phải duy trì mục tiêu tiếp thị, đặc biệt với các nhãn hàng biết sử dụng hiệu quả công cụ mới này.
Doanh thu quảng cáo trên di động của Facebook năm 2013 dự báo đạt 2 tỉ USD, vượt xa mức doanh thu 500 triệu USD của năm 2012, tăng trưởng gần 400% (theo emarketer). Đáng ngạc nhiên, doanh thu quảng cáo trên di đông của Facebook hơn 2 năm trước gần như chỉ là con số 0.
Tại Việt Nam, quảng cáo trên di động của các nhà cung cấp trong nước cũng đang tăng trưởng mạnh.
Gmark Corp - nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trên di động – AdLatte (http://adlatte.vn) cho biết, mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam tháng 7/2013, mô hình này đã được đón nhận của rất nhiều marketer và đã triển khai hàng chục chiến dịch như Heineken, VNPT, Mobifone, VNG...
Theo dự kiến, AdLatte Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 800% mỗi năm trong hai năm tới. Đại diện nhà cung cấp dịch vụ AdLatte còn cho rằng đây là kế hoạch khá khiêm tốn. Còn theo dự kiến của VCcorp Adnetwork, doanh thu quảng cáo di động của họ sẽ tăng trưởng 300% trong năm nay về thị phần so với tổng doanh thu hiển thị trên web.
Ngoài tính tương tác cao, tính cá nhân luôn ở chế độ bật… là bản chất của di động, thì các nguyên nhân chính bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế suy giảm buộc phải cắt giảm chi phí marketing đã thúc đẩy marketer phải tìm ra giải pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí, đồng thời phải đo đếm được một cách minh bạch kết quả các chiến dịch và vì vậy mobile advertising được lựa chọn.
Thứ hai, số lượng người sử dụng và mua sắm trên internet di động tăng một cách nhanh chóng và đang vượt số người xem truyền hình. Hiện Việt Nam có gần 21 triệu người dùng internet trên di động, xấp xỉ quy mô dân số thị trường Australia và tiếp tục nằm trong top các nước tăng nhanh nhất thế giới. Vì vậy, các nhãn hàng sẽ không bỏ qua nhóm khách hàng khổng lồ và năng động này.
Thứ ba, yếu tố quan trọng nhất chính là hiệu suất và tính tiên phong của bản thân giải pháp quảng cáo di động đó. Các nền tảng tăng trưởng mạnh như đề cập ở trên đều là những mô hình mang lại hiệu quả thực sự cho các nhà quảng cáo.
Ví dụ, AdLatte cung cấp các dịch vụ như CPQ (cost per quiz), CPI (cost per install), CPA (cost per action), CPS (cost per survey)… là các sản phẩm nhằm thực hiện từng mục tiêu marketing cụ thể một cách hiệu quả và hết sức độc đáo. Mô hình AdLatte này cũng đã được kiểm chứng ở Hàn Quốc và Nhật Bản do Appdisco và GREE là các công ty hàng đầu về quảng cáo di động cung cấp. Hay như VCcorp, Goldsun thì cũng là các adnetwork đầu tiên tại Việt Nam cung cấp quảng cáo trên mobile.
Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cho rằng: “50 - 60% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ rơi vào tay đại gia quốc tế như Google, Facebook…”. Tuy nhiên, lợi thế của các doanh nghiệp trong nước là hiểu thị trường, hiểu khách hàng và đó là cốt lõi của bất kỳ công cuộc kinh doanh nào.
Chính Zalo của VNG là một câu chuyện thành công đã chứng minh cho điều đó. Marketing không đơn thuần chỉ là những con số hay tính năng công nghệ mà còn là tính bản địa vì marketing liên quan đến con người và văn hóa. Vì vậy mô hình mobile marketing tốt là mô hình giải quyết cụ thể, hiệu quả nhu cầu của marketer bản địa. Các công ty quảng cáo trong nước có mô hình quảng cáo trên di động độc đáo, hữu ích sẽ tiếp tục có sự phát triển bùng nổ.
(Nguồn: Gmark Corp)
Doanh thu quảng cáo trên di động của Facebook năm 2013 dự báo đạt 2 tỉ USD, vượt xa mức doanh thu 500 triệu USD của năm 2012, tăng trưởng gần 400% (theo emarketer). Đáng ngạc nhiên, doanh thu quảng cáo trên di đông của Facebook hơn 2 năm trước gần như chỉ là con số 0.
Tại Việt Nam, quảng cáo trên di động của các nhà cung cấp trong nước cũng đang tăng trưởng mạnh.
Gmark Corp - nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trên di động – AdLatte (http://adlatte.vn) cho biết, mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam tháng 7/2013, mô hình này đã được đón nhận của rất nhiều marketer và đã triển khai hàng chục chiến dịch như Heineken, VNPT, Mobifone, VNG...
Theo dự kiến, AdLatte Việt Nam sẽ tăng trưởng trên 800% mỗi năm trong hai năm tới. Đại diện nhà cung cấp dịch vụ AdLatte còn cho rằng đây là kế hoạch khá khiêm tốn. Còn theo dự kiến của VCcorp Adnetwork, doanh thu quảng cáo di động của họ sẽ tăng trưởng 300% trong năm nay về thị phần so với tổng doanh thu hiển thị trên web.
Ngoài tính tương tác cao, tính cá nhân luôn ở chế độ bật… là bản chất của di động, thì các nguyên nhân chính bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế suy giảm buộc phải cắt giảm chi phí marketing đã thúc đẩy marketer phải tìm ra giải pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí, đồng thời phải đo đếm được một cách minh bạch kết quả các chiến dịch và vì vậy mobile advertising được lựa chọn.
Thứ hai, số lượng người sử dụng và mua sắm trên internet di động tăng một cách nhanh chóng và đang vượt số người xem truyền hình. Hiện Việt Nam có gần 21 triệu người dùng internet trên di động, xấp xỉ quy mô dân số thị trường Australia và tiếp tục nằm trong top các nước tăng nhanh nhất thế giới. Vì vậy, các nhãn hàng sẽ không bỏ qua nhóm khách hàng khổng lồ và năng động này.
Thứ ba, yếu tố quan trọng nhất chính là hiệu suất và tính tiên phong của bản thân giải pháp quảng cáo di động đó. Các nền tảng tăng trưởng mạnh như đề cập ở trên đều là những mô hình mang lại hiệu quả thực sự cho các nhà quảng cáo.
Ví dụ, AdLatte cung cấp các dịch vụ như CPQ (cost per quiz), CPI (cost per install), CPA (cost per action), CPS (cost per survey)… là các sản phẩm nhằm thực hiện từng mục tiêu marketing cụ thể một cách hiệu quả và hết sức độc đáo. Mô hình AdLatte này cũng đã được kiểm chứng ở Hàn Quốc và Nhật Bản do Appdisco và GREE là các công ty hàng đầu về quảng cáo di động cung cấp. Hay như VCcorp, Goldsun thì cũng là các adnetwork đầu tiên tại Việt Nam cung cấp quảng cáo trên mobile.
Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cho rằng: “50 - 60% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ rơi vào tay đại gia quốc tế như Google, Facebook…”. Tuy nhiên, lợi thế của các doanh nghiệp trong nước là hiểu thị trường, hiểu khách hàng và đó là cốt lõi của bất kỳ công cuộc kinh doanh nào.
Chính Zalo của VNG là một câu chuyện thành công đã chứng minh cho điều đó. Marketing không đơn thuần chỉ là những con số hay tính năng công nghệ mà còn là tính bản địa vì marketing liên quan đến con người và văn hóa. Vì vậy mô hình mobile marketing tốt là mô hình giải quyết cụ thể, hiệu quả nhu cầu của marketer bản địa. Các công ty quảng cáo trong nước có mô hình quảng cáo trên di động độc đáo, hữu ích sẽ tiếp tục có sự phát triển bùng nổ.
(Nguồn: Gmark Corp)