Quảng Ninh và tham vọng “chính quyền điện tử”
Lãnh đạo Quảng Ninh nói việc xây dựng chính quyền điện tử là “nhiệm vụ chính trị trọng tâm”
Thông thường, một tỉnh xây dựng chính quyền điện tử phải mất 5 năm, nhưng Quảng Ninh có tham vọng chỉ làm trong 3 năm.
Trong chỉ số xếp hạng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin những năm gần đây, Quảng Ninh luôn “sở hữu” những chỉ tiêu đẹp như: 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan Đảng cấp tỉnh, cấp huyện có mạng nội bộ LAN; 100% cán bộ công chức của tỉnh đã sử dụng hộp thư điện tử phục vụ cho công việc.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp 1.457 dịch vụ công mức độ 2 và 3,… Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai tại 18/20 sở, ban, ngành, 14 huyện, thị xã, thành phố, kết hợp 73 điểm cầu hội nghị trực tuyến, giúp công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.
Mặc dù Quảng Ninh đã và đang thực hiện hệ thống chính phủ điện tử và có được dấu ấn bước đầu, tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đặng Huy Hậu thẳng thắn thừa nhận, do thiếu nhiều yếu tố, vì thế chưa phát huy hết hiệu quả trong công việc, điển hình như vấn đề cung cấp thông tin và sự tương tác hai chiều chưa thực sự đem lại hiệu quả cho cả lãnh đạo tỉnh và người dân.
Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đề án xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2012 - 2014. Cụ thể, tỉnh này sẽ đầu tư 646 tỷ đồng để thực hiện đề án, với 100 tỷ đồng cho năm 2012, 299 tỷ đồng cho năm 2013 và năm 2014 là 247 tỷ đồng.
“Đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2012-2014”, một lãnh đạo của tỉnh khẳng định mục tiêu của đề án.
Trong đề án chính quyền điện tử, tham vọng của Quảng Ninh tỉnh là xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan Nhà nước, lấy người dân làm trung tâm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.
Đồng thời thực hiện đào tạo nguồn nhân lực vận hành hiệu quả hệ thống chính quyền điện tử, gắn xây dựng chính quyền điện tử với trung tâm dịch vụ hành chính công và cải cách thủ tục hành chính.
Với những mục tiêu như trên, nhiều chuyên gia công nghệ và cải cách thủ tục hành chính cho rằng, thông thường, một tỉnh xây dựng chính quyền điện tử phải mất 5 năm, nhưng Quảng Ninh chỉ xây dựng trong ba năm, điều đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phải đặt quyết tâm chính trị rất cao về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền minh bạch, hiệu quả.
Theo Phó chủ tịch Hậu, với đề án này, mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là tiến tới hệ thống hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cơ sở và là bước khởi đầu để xác định mô hình, kiến trúc xây dựng chính quyền điện tử của Tỉnh.
Tham vọng cho mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, cùng với khoản đầu tư 646 tỷ đồng, Quảng Ninh đã “bắt tay” với nhiều tập đoàn, công ty công nghệ, hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam, trở thành địa phương đầu tiên triển khai hợp tác toàn diện với doanh nghiệp.
Cụ thể, Quảng Ninh đã hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng hệ thống truy cập Internet không dây, với mục tiêu dự kiến đến năm 2015 sẽ phủ sóng WiFi toàn bộ các thị xã, thành phố của tỉnh. Đặc biệt là tại hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh diễn ra hồi tháng 2/2012, UBND Tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với tập đoàn FPT về việc xây dựng đề án chính quyền điện tử…
“Với những bước chuẩn bị trên và mạnh mẽ triển khai trong thực tế, Quảng Ninh đặt mục tiêu sẽ trở thành tỉnh dẫn đầu về triển khai chính quyền điện tử tại Việt Nam, đưa công nghệ thông tin thành động lực phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ trên địa bàn”, Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu tự tin.
Trong chỉ số xếp hạng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin những năm gần đây, Quảng Ninh luôn “sở hữu” những chỉ tiêu đẹp như: 100% sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan Đảng cấp tỉnh, cấp huyện có mạng nội bộ LAN; 100% cán bộ công chức của tỉnh đã sử dụng hộp thư điện tử phục vụ cho công việc.
Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp 1.457 dịch vụ công mức độ 2 và 3,… Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được triển khai tại 18/20 sở, ban, ngành, 14 huyện, thị xã, thành phố, kết hợp 73 điểm cầu hội nghị trực tuyến, giúp công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.
Mặc dù Quảng Ninh đã và đang thực hiện hệ thống chính phủ điện tử và có được dấu ấn bước đầu, tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đặng Huy Hậu thẳng thắn thừa nhận, do thiếu nhiều yếu tố, vì thế chưa phát huy hết hiệu quả trong công việc, điển hình như vấn đề cung cấp thông tin và sự tương tác hai chiều chưa thực sự đem lại hiệu quả cho cả lãnh đạo tỉnh và người dân.
Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đề án xây dựng chính quyền điện tử giai đoạn 2012 - 2014. Cụ thể, tỉnh này sẽ đầu tư 646 tỷ đồng để thực hiện đề án, với 100 tỷ đồng cho năm 2012, 299 tỷ đồng cho năm 2013 và năm 2014 là 247 tỷ đồng.
“Đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2012-2014”, một lãnh đạo của tỉnh khẳng định mục tiêu của đề án.
Trong đề án chính quyền điện tử, tham vọng của Quảng Ninh tỉnh là xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của các cơ quan Nhà nước, lấy người dân làm trung tâm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hướng tới nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.
Đồng thời thực hiện đào tạo nguồn nhân lực vận hành hiệu quả hệ thống chính quyền điện tử, gắn xây dựng chính quyền điện tử với trung tâm dịch vụ hành chính công và cải cách thủ tục hành chính.
Với những mục tiêu như trên, nhiều chuyên gia công nghệ và cải cách thủ tục hành chính cho rằng, thông thường, một tỉnh xây dựng chính quyền điện tử phải mất 5 năm, nhưng Quảng Ninh chỉ xây dựng trong ba năm, điều đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phải đặt quyết tâm chính trị rất cao về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền minh bạch, hiệu quả.
Theo Phó chủ tịch Hậu, với đề án này, mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh là tiến tới hệ thống hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cơ sở và là bước khởi đầu để xác định mô hình, kiến trúc xây dựng chính quyền điện tử của Tỉnh.
Tham vọng cho mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, cùng với khoản đầu tư 646 tỷ đồng, Quảng Ninh đã “bắt tay” với nhiều tập đoàn, công ty công nghệ, hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam, trở thành địa phương đầu tiên triển khai hợp tác toàn diện với doanh nghiệp.
Cụ thể, Quảng Ninh đã hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng hệ thống truy cập Internet không dây, với mục tiêu dự kiến đến năm 2015 sẽ phủ sóng WiFi toàn bộ các thị xã, thành phố của tỉnh. Đặc biệt là tại hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh diễn ra hồi tháng 2/2012, UBND Tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với tập đoàn FPT về việc xây dựng đề án chính quyền điện tử…
“Với những bước chuẩn bị trên và mạnh mẽ triển khai trong thực tế, Quảng Ninh đặt mục tiêu sẽ trở thành tỉnh dẫn đầu về triển khai chính quyền điện tử tại Việt Nam, đưa công nghệ thông tin thành động lực phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ trên địa bàn”, Phó chủ tịch Đặng Huy Hậu tự tin.