Quanh chuyện Trung Quốc tăng 16 lần viện trợ bão cho Philippines
Trung Quốc bị chê không “xứng tầm” khi viện trợ cho nạn nhân siêu bão tại Philippines
Trung Quốc tuyên bố tăng hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân bão Haiyan của Philippines sau khi dư luận quốc tế và báo chí trong nước chỉ trích khoản viện trợ mà Bắc Kinh cam kết ban đầu ở mức 100.000 USD là quá nhỏ bé.
Tờ New York Times dẫn nguồn tin Tân hoa xã cho biết, Trung Quốc sẽ cung cấp lượng hàng hóa viện trợ trị giá 1,4 triệu USD cho nạn nhân bão Haiyan, bao gồm lều bạt và chăn ấm, ngoài khoản viện trợ 100.000 USD tiền mặt từ Chính phủ và 100.000 USD nữa từ Tổ chức Chữ thập đỏ Trung Quốc cam kết hồi đầu tuần này.
Ngày 14/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói, Trung Quốc chưa bao giờ có ý định là giá trị viện trợ sẽ “không bao giờ thay đổi”, và đã điều chỉnh mức hỗ trợ theo nhu cầu. “Đại đa số người dân Trung Quốc cảm thông với người dân Philippines”, ông Tần Cương nói.
Nhưng trước đó, vào hôm 13/11, ông Tần Cương còn “chắc như đinh đóng cột” về mức hỗ trợ 100.000 USD và nói rằng, một trong những vấn đề mà Bắc Kinh phải tính tới khi đưa ra mức viện trợ như vậy là người dân Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của bão Haiyan. Theo số liệu mà báo chí nước này đưa ra, có 8 người ở Trung Quốc thiệt mạng khi cơn bão này quét qua khu vực phía Nam.
Khoản viện trợ khiêm tốn ban đầu mà Trung Quốc tuyên bố dành cho Philippines được cho là xuất phát từ mối quan hệ có khúc mắc giữa hai quốc gia. Trái lại, Trung Quốc cam kết hỗ trợ 1,5 triệu USD cho Pakistan, một đồng minh thân cận, sau khi một trận động đất khiến 500 người dân nước này thiệt mạng hồi tháng 9.
Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông đã gây ra những sứt mẻ trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila từ đầu năm 2012, và Philippines đã đề nghị trọng tài quốc tế đứng ra phân xử tranh chấp này với Trung Quốc. Ngoài ra, năm nay, Philippines còn có một động thái khiến Trung Quốc nổi giận khi nhận quà là tàu hải quân do Nhật Bản tặng, và ủng hộ các kế hoạch của Tokyo về tăng cường sức mạnh quân sự.
Theo các chuyên gia, một nhân tố khác quyết định quy mô của khoản cứu trợ ban đầu mà Trung Quốc dành cho Philippines là thái độ phản đối của cư dân mạng Trung Quốc đối với việc viện trợ cho nước ngoài.
“Chắc hẳn đã có một cuộc tranh luận trong Chính phủ về việc nên hỗ trợ bao nhiêu và như thế nào. Văn hóa của Trung Quốc là làm việc gì cũng làm từ từ để không gây bất bình trong dư luận trong nước”, giáo sư Qin Yaqing thuộc Đại học Ngoại giao ở Bắc Kinh nhận định. Theo giáo sư Qin, quyết định ban đầu về mức hỗ trợ cho Philippines nhiều khả năng được đưa ra ở cấp giữa của Chính phủ Trung Quốc chứ không phải ở cấp cao nhất.
Sau khi mức viện trợ 100.000 USD ban đầu của Trung Quốc được công bố, trang Phoenix News đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận. Kết quả, 95% trong số 60.000 người tham gia phản đối mức hỗ trợ này.
Thậm chí, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc cũng chỉ trích rằng, mức viện trợ như vậy là quá nhỏ bé. Bài báo này còn viết rằng, Philippines chỉ cách Trung Quốc có 2 giờ bay, trong khi các quốc gia xa xôi như Đức và Chile đã nhanh chóng cử máy bay chở hàng viện trợ tới cho nạn nhân bão Haiyan của Philippines.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc nâng mức viện trợ cho Philippines, báo chi nước ngoài vẫn chưa cho đây là một khoản viện trợ “xứng tầm”. Tờ USA Today so sánh, mức viện trợ 1,6 triệu mà Trung Quốc dành cho Philippines thua xa mức viện trợ 2,7 triệu USD từ hãng bán lẻ hàng nội thất IKEA của Thụy Điển. Để hỗ trợ nạn nhân bão Haiyan, nước Mỹ cam kết mức viện trợ 20 triệu USDS, Australia cam kết 30 triệu USD, Anh cam kết 16 triệu USD, Nhật Bản và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) mỗi nước cam kết 10 triệu USD.
Thống kê tính đến ngày 14/11 cho thấy, mức viện trợ 1,6 triệu USD của Trung Quốc dành cho Philippines ngang tầm với mức viện trợ của các nước Ireland (1,4 triệu USD), Italy (1,3 triệu USD) và Tây Ban Nha (1,8 triệu USD).
Theo giáo sư Jin Canrong thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cuộc thảo luận của Chính phủ Trung Quốc về mức viện trợ cho Philippines có thể đã diễn ra ở Bộ Ngoại giao nước này. “Có thể, họ cho là Trung Quốc cần phải đóng góp gì đó, nhưng không phải là quá nhiều”, ông Jin nhận định. Ông Jin nói thêm, những người chỉ trích Chính phủ Trung Quốc nên nhớ rằng, khi Trung Quốc trải qua trận lũ lụt tồi tệ năm 1998, Mỹ chỉ viện trợ có 20.000 USD.
Siêu bão lịch sử Haiyan tấn công vào Philippines hôm 7/11, khiến ít nhất 2.350 người chết, phá hủy 236.000 căn nhà. Sau trận bão, thành phố Tacloban của Philippines trở thành một nơi ngổn ngang xác người chết, trong khi những người sống sót rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, không thức ăn và nước uống.
Tờ New York Times dẫn nguồn tin Tân hoa xã cho biết, Trung Quốc sẽ cung cấp lượng hàng hóa viện trợ trị giá 1,4 triệu USD cho nạn nhân bão Haiyan, bao gồm lều bạt và chăn ấm, ngoài khoản viện trợ 100.000 USD tiền mặt từ Chính phủ và 100.000 USD nữa từ Tổ chức Chữ thập đỏ Trung Quốc cam kết hồi đầu tuần này.
Ngày 14/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói, Trung Quốc chưa bao giờ có ý định là giá trị viện trợ sẽ “không bao giờ thay đổi”, và đã điều chỉnh mức hỗ trợ theo nhu cầu. “Đại đa số người dân Trung Quốc cảm thông với người dân Philippines”, ông Tần Cương nói.
Nhưng trước đó, vào hôm 13/11, ông Tần Cương còn “chắc như đinh đóng cột” về mức hỗ trợ 100.000 USD và nói rằng, một trong những vấn đề mà Bắc Kinh phải tính tới khi đưa ra mức viện trợ như vậy là người dân Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của bão Haiyan. Theo số liệu mà báo chí nước này đưa ra, có 8 người ở Trung Quốc thiệt mạng khi cơn bão này quét qua khu vực phía Nam.
Khoản viện trợ khiêm tốn ban đầu mà Trung Quốc tuyên bố dành cho Philippines được cho là xuất phát từ mối quan hệ có khúc mắc giữa hai quốc gia. Trái lại, Trung Quốc cam kết hỗ trợ 1,5 triệu USD cho Pakistan, một đồng minh thân cận, sau khi một trận động đất khiến 500 người dân nước này thiệt mạng hồi tháng 9.
Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông đã gây ra những sứt mẻ trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila từ đầu năm 2012, và Philippines đã đề nghị trọng tài quốc tế đứng ra phân xử tranh chấp này với Trung Quốc. Ngoài ra, năm nay, Philippines còn có một động thái khiến Trung Quốc nổi giận khi nhận quà là tàu hải quân do Nhật Bản tặng, và ủng hộ các kế hoạch của Tokyo về tăng cường sức mạnh quân sự.
Theo các chuyên gia, một nhân tố khác quyết định quy mô của khoản cứu trợ ban đầu mà Trung Quốc dành cho Philippines là thái độ phản đối của cư dân mạng Trung Quốc đối với việc viện trợ cho nước ngoài.
“Chắc hẳn đã có một cuộc tranh luận trong Chính phủ về việc nên hỗ trợ bao nhiêu và như thế nào. Văn hóa của Trung Quốc là làm việc gì cũng làm từ từ để không gây bất bình trong dư luận trong nước”, giáo sư Qin Yaqing thuộc Đại học Ngoại giao ở Bắc Kinh nhận định. Theo giáo sư Qin, quyết định ban đầu về mức hỗ trợ cho Philippines nhiều khả năng được đưa ra ở cấp giữa của Chính phủ Trung Quốc chứ không phải ở cấp cao nhất.
Sau khi mức viện trợ 100.000 USD ban đầu của Trung Quốc được công bố, trang Phoenix News đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận. Kết quả, 95% trong số 60.000 người tham gia phản đối mức hỗ trợ này.
Thậm chí, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc cũng chỉ trích rằng, mức viện trợ như vậy là quá nhỏ bé. Bài báo này còn viết rằng, Philippines chỉ cách Trung Quốc có 2 giờ bay, trong khi các quốc gia xa xôi như Đức và Chile đã nhanh chóng cử máy bay chở hàng viện trợ tới cho nạn nhân bão Haiyan của Philippines.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc nâng mức viện trợ cho Philippines, báo chi nước ngoài vẫn chưa cho đây là một khoản viện trợ “xứng tầm”. Tờ USA Today so sánh, mức viện trợ 1,6 triệu mà Trung Quốc dành cho Philippines thua xa mức viện trợ 2,7 triệu USD từ hãng bán lẻ hàng nội thất IKEA của Thụy Điển. Để hỗ trợ nạn nhân bão Haiyan, nước Mỹ cam kết mức viện trợ 20 triệu USDS, Australia cam kết 30 triệu USD, Anh cam kết 16 triệu USD, Nhật Bản và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) mỗi nước cam kết 10 triệu USD.
Thống kê tính đến ngày 14/11 cho thấy, mức viện trợ 1,6 triệu USD của Trung Quốc dành cho Philippines ngang tầm với mức viện trợ của các nước Ireland (1,4 triệu USD), Italy (1,3 triệu USD) và Tây Ban Nha (1,8 triệu USD).
Theo giáo sư Jin Canrong thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cuộc thảo luận của Chính phủ Trung Quốc về mức viện trợ cho Philippines có thể đã diễn ra ở Bộ Ngoại giao nước này. “Có thể, họ cho là Trung Quốc cần phải đóng góp gì đó, nhưng không phải là quá nhiều”, ông Jin nhận định. Ông Jin nói thêm, những người chỉ trích Chính phủ Trung Quốc nên nhớ rằng, khi Trung Quốc trải qua trận lũ lụt tồi tệ năm 1998, Mỹ chỉ viện trợ có 20.000 USD.
Siêu bão lịch sử Haiyan tấn công vào Philippines hôm 7/11, khiến ít nhất 2.350 người chết, phá hủy 236.000 căn nhà. Sau trận bão, thành phố Tacloban của Philippines trở thành một nơi ngổn ngang xác người chết, trong khi những người sống sót rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, không thức ăn và nước uống.