Quanh sự sụp đổ của Bear Stearns
“Cứ như thức dậy giữa mùa hè mà lại nhìn thấy tuyết”, một nhà quan sát ví von về sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 nước Mỹ
Trong một thỏa thuận gây sốc mạnh, được công bố hôm Chủ nhật (16/3) vừa rồi, Bear Stearns - một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall - đã bị “sang tay” cho đối thủ JP Morgan Chase với mức giá “rẻ như bèo” là 2 USD/cổ phiếu.
Kết cục đáng buồn này của Bear Stearns là một trong những biểu hiện mới nhất về những tác động đáng sợ của cơn bão tín dụng “dưới chuẩn” đang hoành hành khắp nước Mỹ.
Những khoản đầu tư vào lĩnh vực cho vay mua nhà “một đi không trở lại” đã khiến Bear Stearns thua lỗ tới 3,2 tỷ USD và hai quỹ phòng hộ dưới sự quản lý của Bear Stearns sụp đổ vào giữa năm ngoái, đẩy tập đoàn có lịch sử từ năm 1923 này tới bên bờ vực phá sản và dễ dàng bị JP Morgan Chase “thôn tính”.
Những ông chủ thích đánh bài
Nhớ lại thời điểm cách đây 1 năm, giá cổ phiếu Bear Stearns là 170 USD/cổ phiếu. Còn vào thời điểm tập đoàn 14.000 nhân viên này tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1985, giá cổ phiếu được chào bán là 6 USD/cổ phiếu.
Mức giá xấp xỉ 240 triệu USD mà JPMorgan trả cho Bear Stearns bao gồm cả tòa nhà trụ sở cao chọc trời của tập đoàn này tọa lạc trên Đại lộ Madison. Nhiều người nhận xét, trong vụ mua lại này, cái đáng giá nhất của Bear Stearns hóa ra không phải là mảng hoạt động môi giới chứng khoán hay dịch vụ thanh toán của tập đoàn này, mà chính là… tòa nhà trụ sở!
Được thực hiện theo sự dàn xếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Mỹ, thỏa thuận mua lại này đã đánh dấu sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 trên Phố Wall.
Bear Stearns đã vượt qua vô vàn những khó khăn trên thị trường tài chính Mỹ trong suốt 85 năm qua, bao gồm thời kỳ Đại khủng hoảng và hàng loạt những giai đoạn suy thoái khác, để rồi cuối cùng kết thúc "cuộc đời" trong cuộc khủng hoảng tín dụng mà chính những tập đoàn như Bear Stearns vừa là “tác giả”, lại vừa là “nạn nhân”.
Trở lại thời kỳ đã qua, Bear Stearns vẫn hoạt động với văn hóa doanh nghiệp kiểu "gia trưởng", với những ông chủ thích ngậm xì gà và mặc quần dây đeo. Ở tập đoàn này, việc chấp nhận rủi ro luôn được đề cao, và điều này có thể được giải thích bằng lý do, nhiều sếp lớn của Bear Stearns rất thích… đánh bài.
Trước đây, khi còn là CEO của tập đoàn, James Cayne thỉnh thoảng lại rời tập đoàn vài tuần để tham dự vào các giải đánh bài và đôi khi, vào các ngày thứ 6 - ngay trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tại tập đoàn, ông lại bỏ đi chơi golf.
Cho tới tận gần đây, ông Alan Green Berg, người đã ngồi ở ghế Chủ tịch trong Bear Stearns hơn 20 năm đồng thời cũng là một nhà vô địch trong môn bài bridge, vẫn bông đùa với các đối tác của tập đoàn trong những bữa trưa kéo dài về chuyện đánh bạc bằng tiền của công ty.
Những hệ lụy
Theo thỏa thuận mua lại này, JP Morgan Chase và FED sẽ bảo lãnh cho những khoản nợ khổng lồ của Bear Stearns. JP Morgan Chase sẽ được FED cấp cho một khoản vay lên tới 30 tỷ USD để thực hiện vụ mua lại.
Cũng trong ngày 16/3, FED còn bất ngờ ra quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu và cho phép 20 tổ chức tài chính có giao dịch trực tiếp trái phiếu Chính phủ Mỹ với FED được vay vốn không hạn chế từ tổ chức này bằng cách sử dụng các loại trái phiếu khó bán làm tài sản cầm cố.
Trước đó, vào ngày 14/3, FED cũng đã lên một kế hoạch bơm vốn cho Bear Stearns thông qua JP Morgan Chase, đánh dấu lần đầu tiên FED ra tay hỗ trợ một tổ chức tài chính không phải là ngân hàng thương mại kể từ những năm 1960. Còn vào ngày 11/3, FED và một số ngân hàng trung ương lớn khác tại châu Âu đã thỏa thuận bơm 200 tỷ USD để vực dậy thị trường tài chính.
Những biện pháp can thiệp trên của FED được giới phân tích cho là “hiếm có khó tìm” trong lịch sử của tổ chức này, cho thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tín dụng mà nước Mỹ đang đối mặt.
Trở lại với Bear Stearns, sự sụp đổ bất ngờ của tập đoàn này cho thấy, một tập đoàn Phố Wall có thể đánh mất niềm tin của thị trường nhanh tới mức nào.
Mới chỉ một tuần trước, các quan chức của Bear Stearns còn bàn đến những nỗ lực để có được lợi nhuận trong quý 1 năm nay, sau khi đã lần đầu tiên chịu lỗ trong lịch sử vào quý 4 năm ngoái. Nhưng chỉ trong vòng 7 ngày, Bear Stearns từ chỗ là ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ đã gần như “bốc hơi” hoàn toàn. Điều này khiến giới đầu tư chứng khoán từ Á sang Âu mất niềm tin sâu sắc, dẫn tới một đợt bán tháo cổ phiếu lớn trên phạm vi toàn cầu ngay sau đó.
“Cứ như thức dậy giữa mùa hè mà lại nhìn thấy tuyết”, một nhà quan sát ví von. “Mức giá 2 USD/cổ phiếu cho thấy những vấn đề tại Bear Stearns còn trầm trọng hơn rất nhiều những gì mà người ta tưởng”, ông này nói thêm.
Tuần này được dự báo sẽ tiếp tục là một tuần đầy biến động trên Phố Wall và giới đầu tư đang lo ngại rằng, những thành viên khác của ngành công nghiệp tài chính Mỹ, như Lehman Brothers, vốn cũng đang “mệt lử” vì những khoản đầu tư có dính dáng đến cho vay cầm cố - sẽ phải đối mặt với những cú sốc tiếp theo.
Mức giá rẻ bất ngờ dành cho Bear Stearns cũng phản ánh những lo ngại về tương lai của tập đoàn sau khi đã về tay chủ mới và những nghĩa vụ khổng lồ của tập đoàn này mà JP Morgan Chase, một trong số ít những ngân hàng lớn ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng, đã tự nguyện “gánh” lấy.
Mặc dù việc mua lại Bear Stearns sẽ giúp JP Morgan Chase mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực mới, CEO Jamie Dimon của JP Morgan Chase vẫn cho rằng, việc kết hợp hai ngân hàng đầu tư lớn chưa hẳn là một ý tưởng tốt. Lĩnh vực dịch vụ tài chính cho các quỹ phòng hộ của Bear Stearns đòi hỏi đầu tư lớn về mặt công nghệ, trong khi còn có những vấn đề xung đột văn hóa doanh nghiệp khác khó giải quyết.
Mặt khác, cũng chưa rõ bao nhiêu trong số các nhân viên hiện tại của Bear Stearns - đồng thời cũng là những cổ đông hiện nắm giữ 1/3 cổ phần của tập đoàn này - sẽ được giữ lại sau vụ sáp nhập. Theo tính toán, ít nhất sẽ có khoảng 1/3 số này sẽ mất việc. Ngoài ra, vụ sáp nhập cũng làm tăng khả năng sa thải bớt nhân viên ở JP Morgan Chase vì nhiều bộ phận của hai bên sẽ được nhập làm một.
James Cayne, cựu CEO đồng thời cũng là một trong số những cổ đông cá nhân lớn nhất của Bear Stearns có lẽ sẽ rời tập đoàn với lượng cổ phiếu trị giá khoảng 13,4 triệu USD. Vào thời điểm tháng 1/2007, lượng cổ phiếu này có giá 1,2 tỷ USD! Một nhân vật lỗ đậm khác là tỷ phú người Anh Joe Lewis. Năm ngoái, ông này đã mua lại 9% cổ phiếu của Bear Stearns, ngay khi giá cổ phiếu của tập đoàn này bắt đầu thời kỳ lao dốc.
Kết cục đáng buồn này của Bear Stearns là một trong những biểu hiện mới nhất về những tác động đáng sợ của cơn bão tín dụng “dưới chuẩn” đang hoành hành khắp nước Mỹ.
Những khoản đầu tư vào lĩnh vực cho vay mua nhà “một đi không trở lại” đã khiến Bear Stearns thua lỗ tới 3,2 tỷ USD và hai quỹ phòng hộ dưới sự quản lý của Bear Stearns sụp đổ vào giữa năm ngoái, đẩy tập đoàn có lịch sử từ năm 1923 này tới bên bờ vực phá sản và dễ dàng bị JP Morgan Chase “thôn tính”.
Những ông chủ thích đánh bài
Nhớ lại thời điểm cách đây 1 năm, giá cổ phiếu Bear Stearns là 170 USD/cổ phiếu. Còn vào thời điểm tập đoàn 14.000 nhân viên này tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1985, giá cổ phiếu được chào bán là 6 USD/cổ phiếu.
Mức giá xấp xỉ 240 triệu USD mà JPMorgan trả cho Bear Stearns bao gồm cả tòa nhà trụ sở cao chọc trời của tập đoàn này tọa lạc trên Đại lộ Madison. Nhiều người nhận xét, trong vụ mua lại này, cái đáng giá nhất của Bear Stearns hóa ra không phải là mảng hoạt động môi giới chứng khoán hay dịch vụ thanh toán của tập đoàn này, mà chính là… tòa nhà trụ sở!
Được thực hiện theo sự dàn xếp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Mỹ, thỏa thuận mua lại này đã đánh dấu sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 trên Phố Wall.
Bear Stearns đã vượt qua vô vàn những khó khăn trên thị trường tài chính Mỹ trong suốt 85 năm qua, bao gồm thời kỳ Đại khủng hoảng và hàng loạt những giai đoạn suy thoái khác, để rồi cuối cùng kết thúc "cuộc đời" trong cuộc khủng hoảng tín dụng mà chính những tập đoàn như Bear Stearns vừa là “tác giả”, lại vừa là “nạn nhân”.
Trở lại thời kỳ đã qua, Bear Stearns vẫn hoạt động với văn hóa doanh nghiệp kiểu "gia trưởng", với những ông chủ thích ngậm xì gà và mặc quần dây đeo. Ở tập đoàn này, việc chấp nhận rủi ro luôn được đề cao, và điều này có thể được giải thích bằng lý do, nhiều sếp lớn của Bear Stearns rất thích… đánh bài.
Trước đây, khi còn là CEO của tập đoàn, James Cayne thỉnh thoảng lại rời tập đoàn vài tuần để tham dự vào các giải đánh bài và đôi khi, vào các ngày thứ 6 - ngay trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tại tập đoàn, ông lại bỏ đi chơi golf.
Cho tới tận gần đây, ông Alan Green Berg, người đã ngồi ở ghế Chủ tịch trong Bear Stearns hơn 20 năm đồng thời cũng là một nhà vô địch trong môn bài bridge, vẫn bông đùa với các đối tác của tập đoàn trong những bữa trưa kéo dài về chuyện đánh bạc bằng tiền của công ty.
Những hệ lụy
Theo thỏa thuận mua lại này, JP Morgan Chase và FED sẽ bảo lãnh cho những khoản nợ khổng lồ của Bear Stearns. JP Morgan Chase sẽ được FED cấp cho một khoản vay lên tới 30 tỷ USD để thực hiện vụ mua lại.
Cũng trong ngày 16/3, FED còn bất ngờ ra quyết định cắt giảm lãi suất chiết khấu và cho phép 20 tổ chức tài chính có giao dịch trực tiếp trái phiếu Chính phủ Mỹ với FED được vay vốn không hạn chế từ tổ chức này bằng cách sử dụng các loại trái phiếu khó bán làm tài sản cầm cố.
Trước đó, vào ngày 14/3, FED cũng đã lên một kế hoạch bơm vốn cho Bear Stearns thông qua JP Morgan Chase, đánh dấu lần đầu tiên FED ra tay hỗ trợ một tổ chức tài chính không phải là ngân hàng thương mại kể từ những năm 1960. Còn vào ngày 11/3, FED và một số ngân hàng trung ương lớn khác tại châu Âu đã thỏa thuận bơm 200 tỷ USD để vực dậy thị trường tài chính.
Những biện pháp can thiệp trên của FED được giới phân tích cho là “hiếm có khó tìm” trong lịch sử của tổ chức này, cho thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tín dụng mà nước Mỹ đang đối mặt.
Trở lại với Bear Stearns, sự sụp đổ bất ngờ của tập đoàn này cho thấy, một tập đoàn Phố Wall có thể đánh mất niềm tin của thị trường nhanh tới mức nào.
Mới chỉ một tuần trước, các quan chức của Bear Stearns còn bàn đến những nỗ lực để có được lợi nhuận trong quý 1 năm nay, sau khi đã lần đầu tiên chịu lỗ trong lịch sử vào quý 4 năm ngoái. Nhưng chỉ trong vòng 7 ngày, Bear Stearns từ chỗ là ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ đã gần như “bốc hơi” hoàn toàn. Điều này khiến giới đầu tư chứng khoán từ Á sang Âu mất niềm tin sâu sắc, dẫn tới một đợt bán tháo cổ phiếu lớn trên phạm vi toàn cầu ngay sau đó.
“Cứ như thức dậy giữa mùa hè mà lại nhìn thấy tuyết”, một nhà quan sát ví von. “Mức giá 2 USD/cổ phiếu cho thấy những vấn đề tại Bear Stearns còn trầm trọng hơn rất nhiều những gì mà người ta tưởng”, ông này nói thêm.
Tuần này được dự báo sẽ tiếp tục là một tuần đầy biến động trên Phố Wall và giới đầu tư đang lo ngại rằng, những thành viên khác của ngành công nghiệp tài chính Mỹ, như Lehman Brothers, vốn cũng đang “mệt lử” vì những khoản đầu tư có dính dáng đến cho vay cầm cố - sẽ phải đối mặt với những cú sốc tiếp theo.
Mức giá rẻ bất ngờ dành cho Bear Stearns cũng phản ánh những lo ngại về tương lai của tập đoàn sau khi đã về tay chủ mới và những nghĩa vụ khổng lồ của tập đoàn này mà JP Morgan Chase, một trong số ít những ngân hàng lớn ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tín dụng, đã tự nguyện “gánh” lấy.
Mặc dù việc mua lại Bear Stearns sẽ giúp JP Morgan Chase mở rộng hoạt động sang một số lĩnh vực mới, CEO Jamie Dimon của JP Morgan Chase vẫn cho rằng, việc kết hợp hai ngân hàng đầu tư lớn chưa hẳn là một ý tưởng tốt. Lĩnh vực dịch vụ tài chính cho các quỹ phòng hộ của Bear Stearns đòi hỏi đầu tư lớn về mặt công nghệ, trong khi còn có những vấn đề xung đột văn hóa doanh nghiệp khác khó giải quyết.
Mặt khác, cũng chưa rõ bao nhiêu trong số các nhân viên hiện tại của Bear Stearns - đồng thời cũng là những cổ đông hiện nắm giữ 1/3 cổ phần của tập đoàn này - sẽ được giữ lại sau vụ sáp nhập. Theo tính toán, ít nhất sẽ có khoảng 1/3 số này sẽ mất việc. Ngoài ra, vụ sáp nhập cũng làm tăng khả năng sa thải bớt nhân viên ở JP Morgan Chase vì nhiều bộ phận của hai bên sẽ được nhập làm một.
James Cayne, cựu CEO đồng thời cũng là một trong số những cổ đông cá nhân lớn nhất của Bear Stearns có lẽ sẽ rời tập đoàn với lượng cổ phiếu trị giá khoảng 13,4 triệu USD. Vào thời điểm tháng 1/2007, lượng cổ phiếu này có giá 1,2 tỷ USD! Một nhân vật lỗ đậm khác là tỷ phú người Anh Joe Lewis. Năm ngoái, ông này đã mua lại 9% cổ phiếu của Bear Stearns, ngay khi giá cổ phiếu của tập đoàn này bắt đầu thời kỳ lao dốc.