“Quốc hội cần giám sát tối cao về bảo vệ môi trường”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị điều chỉnh công cụ pháp lý trong việc bảo vệ môi trường
Đây là kiến nghị của đại biểu Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tại phiên thảo luận các báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm sáng 24/10.
Theo bà Nga, nhiều cử tri đánh giá là vi phạm môi trường đã đến mức trầm trọng. Vì vậy đã đến lúc Chính phủ phải tổng kiểm tra toàn bộ tình trạng vi phạm môi trường trên phạm vi cả nước. Sau đó mới đánh giá được Luật Bảo vệ môi trường đã được chấp hành đầy đủ chưa? Những chỗ có vấn đề hay còn vướng mắc thì do luật hay do tổ chức thực hiện?
Bà Nga cũng kiến nghị, nên quy định việc áp dụng chế định pháp nhân trong xử lý tội phạm về môi trường, khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Bà có thể nói rõ hơn việc áp dụng chế định pháp nhân trong xử lý tội phạm về môi trường?
Theo tôi tính dự báo của hệ thống pháp luật hiện nay còn hạn chế. Chúng ta có thể nhìn thấy loại tội phạm về môi trường sẽ phát triển, nhưng công cụ pháp lý để điều chỉnh hữu hiệu thì đang còn hạn chế.
Cho đến nay thì dự thảo dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự chưa quy định xử lý trách nhiệm pháp nhân, mà thực tiễn nếu chỉ quy định trách nhiệm cá nhân thì không sát với nhiều hành vi vi phạm môi trường.
Như vụ Vedan chẳng hạn thì phải tính theo cách phạm tội có tổ chức, làm rõ có sự bàn bạc trong lãnh đạo công ty, sau đó phân vai xem ai chủ mưu, cầm đầu, thực hành, giúp sức... thì mới xử lý được theo chế định đồng phạm.
Nguyên tắc của luật hình sự là cá thể hóa trách nhiệm và xử lý hành vi, vậy thì đặt vấn đề trách nhiệm pháp nhân có mâu thuẫn không, thưa bà?
Mình định làm ra một chế định mới mà soi lại cái cũ thì rõ ràng không phù hợp rồi.
Định đưa trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào thì rõ ràng thì phải sửa lại cái quan niệm hiện nay của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự hiện nay chỉ của cá nhân thôi.
Như tôi đã phân tích, chế định pháp nhân thì triệt để và phù hợp hơn với tội phạm mới về môi trường.
Trong phần phát biểu trên hội trường bà có nói là việc xử lý Vedan rất lúng túng. Ý kiến cá nhân của bà trước những quan điểm khác nhau trong cách xử lý “ vụ Vedan” hiện nay như thế nào?
Có tranh chấp về mặt pháp luật thì phải có trọng tài. Chính phủ có đầy đủ công cụ để phân định rõ thẩm quyền, có Bộ Tư pháp, có pháp chế của các ngành thì có thể làm trọng tài được.
Thực tế thì Vedan chỉ là một vụ điển hình. Trong việc bảo vệ môi trường có thực tế như lưu vực sông Đồng Nai liên quan đến 12 tỉnh, mà từng tỉnh xử lý thì không giải quyết được vấn đề .
Chúng tôi có biết thông tin là công ty này xả thải ở tỉnh này không ổn thì đẩy sang tỉnh khác, như vậy không tỉnh này thì tỉnh khác phải gánh chịu. Do đó chống ô nhiễm môi trường phải có quy hoạch liên vùng. Cả nước cũng phải có quy hoạch tổng thể về bảo vệ môi trường chứ không thể làm lẻ tẻ được.
Vì vậy tôi đã kiến nghị Chính phủ cần tổng kiểm tra và Quốc hội cần có giám sát tối cao về môi trường. Giám sát tối cao là giám sát tổng thể từ đó mới có giải pháp tổng thể được.
Theo bà Nga, nhiều cử tri đánh giá là vi phạm môi trường đã đến mức trầm trọng. Vì vậy đã đến lúc Chính phủ phải tổng kiểm tra toàn bộ tình trạng vi phạm môi trường trên phạm vi cả nước. Sau đó mới đánh giá được Luật Bảo vệ môi trường đã được chấp hành đầy đủ chưa? Những chỗ có vấn đề hay còn vướng mắc thì do luật hay do tổ chức thực hiện?
Bà Nga cũng kiến nghị, nên quy định việc áp dụng chế định pháp nhân trong xử lý tội phạm về môi trường, khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Bà có thể nói rõ hơn việc áp dụng chế định pháp nhân trong xử lý tội phạm về môi trường?
Theo tôi tính dự báo của hệ thống pháp luật hiện nay còn hạn chế. Chúng ta có thể nhìn thấy loại tội phạm về môi trường sẽ phát triển, nhưng công cụ pháp lý để điều chỉnh hữu hiệu thì đang còn hạn chế.
Cho đến nay thì dự thảo dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự chưa quy định xử lý trách nhiệm pháp nhân, mà thực tiễn nếu chỉ quy định trách nhiệm cá nhân thì không sát với nhiều hành vi vi phạm môi trường.
Như vụ Vedan chẳng hạn thì phải tính theo cách phạm tội có tổ chức, làm rõ có sự bàn bạc trong lãnh đạo công ty, sau đó phân vai xem ai chủ mưu, cầm đầu, thực hành, giúp sức... thì mới xử lý được theo chế định đồng phạm.
Nguyên tắc của luật hình sự là cá thể hóa trách nhiệm và xử lý hành vi, vậy thì đặt vấn đề trách nhiệm pháp nhân có mâu thuẫn không, thưa bà?
Mình định làm ra một chế định mới mà soi lại cái cũ thì rõ ràng không phù hợp rồi.
Định đưa trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào thì rõ ràng thì phải sửa lại cái quan niệm hiện nay của Bộ luật Hình sự về trách nhiệm hình sự hiện nay chỉ của cá nhân thôi.
Như tôi đã phân tích, chế định pháp nhân thì triệt để và phù hợp hơn với tội phạm mới về môi trường.
Trong phần phát biểu trên hội trường bà có nói là việc xử lý Vedan rất lúng túng. Ý kiến cá nhân của bà trước những quan điểm khác nhau trong cách xử lý “ vụ Vedan” hiện nay như thế nào?
Có tranh chấp về mặt pháp luật thì phải có trọng tài. Chính phủ có đầy đủ công cụ để phân định rõ thẩm quyền, có Bộ Tư pháp, có pháp chế của các ngành thì có thể làm trọng tài được.
Thực tế thì Vedan chỉ là một vụ điển hình. Trong việc bảo vệ môi trường có thực tế như lưu vực sông Đồng Nai liên quan đến 12 tỉnh, mà từng tỉnh xử lý thì không giải quyết được vấn đề .
Chúng tôi có biết thông tin là công ty này xả thải ở tỉnh này không ổn thì đẩy sang tỉnh khác, như vậy không tỉnh này thì tỉnh khác phải gánh chịu. Do đó chống ô nhiễm môi trường phải có quy hoạch liên vùng. Cả nước cũng phải có quy hoạch tổng thể về bảo vệ môi trường chứ không thể làm lẻ tẻ được.
Vì vậy tôi đã kiến nghị Chính phủ cần tổng kiểm tra và Quốc hội cần có giám sát tối cao về môi trường. Giám sát tối cao là giám sát tổng thể từ đó mới có giải pháp tổng thể được.