Chính phủ có nhu cầu vay trên 3 triệu tỷ đồng trong 5 năm
Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không quá 50% GDP, Chính phủ dự tính
Tổng nhu cầu vay của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 từ 3.020-3.090 nghìn tỷ đồng, Chính phủ cho biết tại dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Đây là một trong số các tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, khai mạc sáng 20/10.
Tăng trưởng cao hơn 5 năm qua
Trong mục tiêu tổng quát của 5 năm tới, Chính phủ vẫn đặt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước lên hàng đầu.
Với các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, Chính phủ xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Với tốc độ tăng trưởng này tổng GDP theo giá thực tế 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 33.840-34.250 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.670-3.750 USD.
Các chỉ tiêu tiếp theo là tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP trên 75%. kiểm soát lạm phát trong khoảng 5-7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 31% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP.
Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4-5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%.
Dự báo các cân đối lớn, báo cáo cho biết tổng tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo giá thực tế dự kiến khoảng 10.506 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 31% GDP.
Trong kế hoạch 5 năm tới, Chính phủ dự kiến tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP bình quân khoảng 20-21%, trong đó huy động từ thuế và phí khoảng 19-20% GDP.
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 7.000 nghìn tỷ đồng. Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn này bằng khoảng 1,7 lần so với giai đoạn 2011-2015, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng cho biết quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 8.660 nghìn tỷ đồng, đạt trên 25% GDP, đến năm 2020 bằng khoảng 1,7 lần năm 2016 và bình quân 5 năm trên 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Bội chi ngân sách Nhà nước dự kiến giảm dần đến năm 2020 khoảng 4,8% GDP (bình quân giai đoạn khoảng 4,9% GDP). Đến năm 2020, dư nợ công không vượt quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Xác định ngưỡng nợ công phù hợp
Như đã nói ở trên, tổng nhu cầu vay của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 từ 3.020-3.090 nghìn tỷ đồng. Trong đó vay bù đắp bội chi là 1.360 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 280 nghìn tỷ đồng, phần còn lại để trả nợ gốc đến hạn theo quy định.
Tổng mức vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đưa vào cân đối ngân sách nhà nước trong 5 năm tới là 250 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp đến năm 2020 khoảng 52-53 tỷ USD, trong đó: vay trung hạn, dài hạn khoảng 35-36,3 tỷ USD; dư nợ vay ngắn hạn khoảng 17 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không quá 50% GDP, Chính phủ dự tính.
Định hướng 5 năm tới, Chính phủ xác định sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công 2014 và các luật khác mới ban hành.
Xác định ngưỡng nợ công phù hợp để tạo ra đòn bẩy tài chính hiệu quả của quốc gia, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ tiếp theo được nêu tại báo cáo.
Đồng thời, Chính phủ xác định sẽ tính toán lại trần nợ công cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020 theo nguyên tắc số dư nợ công phải tương ứng với ngưỡng nợ công phù hợp của quốc gia và đảm bảo khả năng trả nợ trong từng thời kỳ của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay dài hạn, tăng tỷ trọng nợ vay trong nước để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và rủi ro nợ vay nước ngoài khi kinh tế, tài chính thế giới biến động. Tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát, cũng là nhiệm vụ Chính phủ được Chính phủ đề cập.
Chính phủ cũng “hứa” sẽ siết chặt, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Có chế tài tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, đầu tư công và quản lý nợ công. Vay nợ tuân thủ chương trình quản lý nợ trung hạn, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính và đầu tư công trung hạn 5 năm đã được phê duyệt.
Đây là một trong số các tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, khai mạc sáng 20/10.
Tăng trưởng cao hơn 5 năm qua
Trong mục tiêu tổng quát của 5 năm tới, Chính phủ vẫn đặt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước lên hàng đầu.
Với các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, Chính phủ xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm. Với tốc độ tăng trưởng này tổng GDP theo giá thực tế 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 33.840-34.250 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người khoảng 3.670-3.750 USD.
Các chỉ tiêu tiếp theo là tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP trên 75%. kiểm soát lạm phát trong khoảng 5-7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 31% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 giảm xuống còn 4,8% GDP.
Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30-35%. Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 4-5%/năm. Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 đạt 38-40%.
Dự báo các cân đối lớn, báo cáo cho biết tổng tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 theo giá thực tế dự kiến khoảng 10.506 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 31% GDP.
Trong kế hoạch 5 năm tới, Chính phủ dự kiến tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP bình quân khoảng 20-21%, trong đó huy động từ thuế và phí khoảng 19-20% GDP.
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 7.000 nghìn tỷ đồng. Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn này bằng khoảng 1,7 lần so với giai đoạn 2011-2015, báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng cho biết quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 8.660 nghìn tỷ đồng, đạt trên 25% GDP, đến năm 2020 bằng khoảng 1,7 lần năm 2016 và bình quân 5 năm trên 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015.
Bội chi ngân sách Nhà nước dự kiến giảm dần đến năm 2020 khoảng 4,8% GDP (bình quân giai đoạn khoảng 4,9% GDP). Đến năm 2020, dư nợ công không vượt quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Xác định ngưỡng nợ công phù hợp
Như đã nói ở trên, tổng nhu cầu vay của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 từ 3.020-3.090 nghìn tỷ đồng. Trong đó vay bù đắp bội chi là 1.360 nghìn tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 280 nghìn tỷ đồng, phần còn lại để trả nợ gốc đến hạn theo quy định.
Tổng mức vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đưa vào cân đối ngân sách nhà nước trong 5 năm tới là 250 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp đến năm 2020 khoảng 52-53 tỷ USD, trong đó: vay trung hạn, dài hạn khoảng 35-36,3 tỷ USD; dư nợ vay ngắn hạn khoảng 17 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia đến năm 2020 không quá 50% GDP, Chính phủ dự tính.
Định hướng 5 năm tới, Chính phủ xác định sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước 2015, Luật Đầu tư công 2014 và các luật khác mới ban hành.
Xác định ngưỡng nợ công phù hợp để tạo ra đòn bẩy tài chính hiệu quả của quốc gia, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ tiếp theo được nêu tại báo cáo.
Đồng thời, Chính phủ xác định sẽ tính toán lại trần nợ công cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020 theo nguyên tắc số dư nợ công phải tương ứng với ngưỡng nợ công phù hợp của quốc gia và đảm bảo khả năng trả nợ trong từng thời kỳ của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay dài hạn, tăng tỷ trọng nợ vay trong nước để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và rủi ro nợ vay nước ngoài khi kinh tế, tài chính thế giới biến động. Tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát, cũng là nhiệm vụ Chính phủ được Chính phủ đề cập.
Chính phủ cũng “hứa” sẽ siết chặt, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Có chế tài tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, đầu tư công và quản lý nợ công. Vay nợ tuân thủ chương trình quản lý nợ trung hạn, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính và đầu tư công trung hạn 5 năm đã được phê duyệt.