Quốc hội sẽ bàn nhiều luật liên quan đến xã hội dân sự
Hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội sẽ rất mới, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sáng 19/10.
Ban hành các đạo luật về xã hội dân sự, theo ông Phúc là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến pháp.
Các dự án luật liên quan đến xã hội dân sự mà Quốc hội sẽ bàn tại kỳ họp này được ông Phúc nhắc đến như Luật Về hội, Luật tôn giáo tín ngưỡng…
Sẽ rất mới tại kỳ họp này, theo Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về sự đổi mới này, ông Phúc cho biết, Quốc hội sẽ không lựa chọn một số vị bộ trưởng đăng đàn như ở những kỳ họp trước. Mà trong 2,5 ngày chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ, bao gồm cả Thủ tướng đều phải có mặt, đại biểu chất vấn ai thì người đó sẽ trực tiếp trả lời.
Nếu đại biểu chất vấn thì Thủ tướng cũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp về những vấn đề bao quát chung, ông Phúc nói.
Phóng viên Báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề, Chủ tịch Quốc hội từng đề cập đến tình trạng đại biểu đọc bài của người khác (có thể do các ngành viết) khi thảo luận tại các phiên toàn thể. Câu hỏi dành cho ông Phúc là ông đánh giá thế nào về hoạt động lobby thiếu lành mạnh tại Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có biện pháp ngăn ngừa gì để quyết định tại Quốc hội không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.
Theo ông Phúc thì chất lượng hoạt động của ngành nào đó là do cử tri đánh giá, còn qua phát biểu của vài đại biểu thì chưa phản ánh hết ngành đó tốt hay chưa tốt.
Đại biểu phát biểu là quyền của đại biểu, một vài đại biểu ca ngợi ngành nọ ngành kia thì cũng là bình thường, Chủ nhiệm Phúc bày tỏ quan điểm.
Khai mạc ngày 20/10 và dự kiến bế mạc ngày 28/11, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét thông qua 18 dự án luật, 15 nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự luật khác.
Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận, cho ý kiến về nhiều đạo luật có liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thông tin từ cuộc họp báo cho biết
Thời gian dành để thảo luận các vấn đề về kinh tế, xã hội ngân sách, tiến hành giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác là 12 ngày.
Kỳ họp này Quốc bầu hội đồng bầu cử trung ương và bầu tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Như thường lệ, các phiên khai mạc, bế mạc, thảo luận về kinh tế xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn vẫn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước có thể theo dõi.
Ban hành các đạo luật về xã hội dân sự, theo ông Phúc là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến pháp.
Các dự án luật liên quan đến xã hội dân sự mà Quốc hội sẽ bàn tại kỳ họp này được ông Phúc nhắc đến như Luật Về hội, Luật tôn giáo tín ngưỡng…
Sẽ rất mới tại kỳ họp này, theo Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy về sự đổi mới này, ông Phúc cho biết, Quốc hội sẽ không lựa chọn một số vị bộ trưởng đăng đàn như ở những kỳ họp trước. Mà trong 2,5 ngày chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ, bao gồm cả Thủ tướng đều phải có mặt, đại biểu chất vấn ai thì người đó sẽ trực tiếp trả lời.
Nếu đại biểu chất vấn thì Thủ tướng cũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp về những vấn đề bao quát chung, ông Phúc nói.
Phóng viên Báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề, Chủ tịch Quốc hội từng đề cập đến tình trạng đại biểu đọc bài của người khác (có thể do các ngành viết) khi thảo luận tại các phiên toàn thể. Câu hỏi dành cho ông Phúc là ông đánh giá thế nào về hoạt động lobby thiếu lành mạnh tại Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có biện pháp ngăn ngừa gì để quyết định tại Quốc hội không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.
Theo ông Phúc thì chất lượng hoạt động của ngành nào đó là do cử tri đánh giá, còn qua phát biểu của vài đại biểu thì chưa phản ánh hết ngành đó tốt hay chưa tốt.
Đại biểu phát biểu là quyền của đại biểu, một vài đại biểu ca ngợi ngành nọ ngành kia thì cũng là bình thường, Chủ nhiệm Phúc bày tỏ quan điểm.
Khai mạc ngày 20/10 và dự kiến bế mạc ngày 28/11, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét thông qua 18 dự án luật, 15 nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự luật khác.
Quốc hội sẽ dành thời gian để thảo luận, cho ý kiến về nhiều đạo luật có liên quan đến quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thông tin từ cuộc họp báo cho biết
Thời gian dành để thảo luận các vấn đề về kinh tế, xã hội ngân sách, tiến hành giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác là 12 ngày.
Kỳ họp này Quốc bầu hội đồng bầu cử trung ương và bầu tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết.
Như thường lệ, các phiên khai mạc, bế mạc, thảo luận về kinh tế xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn vẫn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước có thể theo dõi.