Quốc hội khai mạc kỳ họp 10: “Cân đong” tài chính 5 năm tới
Sáng 20/10, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 10, kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ 13
Sáng 20/10, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 10, kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ 13.
Một tuần trước khi kỳ họp chính thức bắt đầu, Văn phòng Quốc hội cho biết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và thống nhất bổ sung một số nội dung tại kỳ họp này.
Trong đó có việc trình Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế đến năm 2020 và trình Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020.
Đây, là những nội dung mà theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã nhấn mạnh ở phiên họp tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hết sức quan trọng.
Bởi lẽ, quyết định việc tiêu tiền trong điều kiện ngân sách hạn hẹp chưa bao giờ là dễ dàng, với cơ quan dân cử.
Nhất là trong bối cảnh hiện tại, như nhận xét của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là nợ công tăng nhanh và áp lực nghĩa vụ trả nợ cũng tăng nhanh, song kỷ cương, kỷ luật tài chính lại chưa nghiêm.
Kỳ họp này, dù chưa bấm nút thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 – 2020, nhưng ngay chiều ngày làm việc đầu tiên, theo chương trình dự kiến, Quốc hội cũng đã nghe báo cáo về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.
Báo cáo về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020 cũng có trong chương trình dự kiến.
Và đó đều là những nội dung có liên quan chặt chẽ tới kế hoạch tài chính 5 năm tới, mà Quốc hội phải "cân đong".
Để có thể yên tâm hơn trong việc “liệu cơm gắp mắm”, các vị đại biểu sẽ được cung cấp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2010-2015, trong đó bao gồm số vốn đã chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội (đường giao thông, thủy lợi…) và tỷ lệ sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của các ngành, địa phương, vùng, miền.
Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 cũng là nằm trong danh mục tài liệu bổ sung để đại biểu tự nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tình hình vay và giải ngân, sử dụng vốn ODA năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2010-2015, trong đó bao gồm tỷ lệ vốn ODA đã sử dụng của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tỷ lệ vốn ODA đã sử dụng của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cũng được cung cấp cho từng đại biểu.
Như vậy, thay vì tính toán chi tiêu cho năm kế tiếp như mọi kỳ họp cuối năm khác, lần này Quốc hội phải lo dài hơn, tính dài hơn cho cả 5 năm tới.
Thẩm tra sơ bộ về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận định, việc phân bổ Ngân sách Trung ương trong giai đoạn vừa qua chưa phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, chưa bảo đảm công bằng cho các địa phương, đặc biệt chưa hỗ trợ được vốn đầu tư trong cân đối cho các vùng khó khăn.
Giai đoạn tới, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020 theo dự kiến của Chính phủ là 1.679 nghìn tỷ đồng Nếu tính cả trái phiếu Chính phủ thì sẽ là 1.939 nghìn tỷ đồng.
Dù đây là mức đầu tư tối thiểu cẩn bảo đảm cho đầu tư phát triển trong giai đoạn tới, song Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng lo rằng trong trường hợp có biến động về giá dầu thô thì khó có thể bảo đảm nguồn lực đầu tư như dự kiến.
Đó cũng mới chỉ là một vài trong vô số vấn đề hóc búa của kế hoạch tài chính 5 năm, mà như đã nói, Quốc hội sẽ phải đau đầu ”cân đong” từ ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 10 - kỳ họp dự kiến sẽ kéo dài 31 ngày với nhiều vấn đề quan trọng khác.
Một tuần trước khi kỳ họp chính thức bắt đầu, Văn phòng Quốc hội cho biết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và thống nhất bổ sung một số nội dung tại kỳ họp này.
Trong đó có việc trình Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế đến năm 2020 và trình Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020.
Đây, là những nội dung mà theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đã nhấn mạnh ở phiên họp tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hết sức quan trọng.
Bởi lẽ, quyết định việc tiêu tiền trong điều kiện ngân sách hạn hẹp chưa bao giờ là dễ dàng, với cơ quan dân cử.
Nhất là trong bối cảnh hiện tại, như nhận xét của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là nợ công tăng nhanh và áp lực nghĩa vụ trả nợ cũng tăng nhanh, song kỷ cương, kỷ luật tài chính lại chưa nghiêm.
Kỳ họp này, dù chưa bấm nút thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 – 2020, nhưng ngay chiều ngày làm việc đầu tiên, theo chương trình dự kiến, Quốc hội cũng đã nghe báo cáo về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.
Báo cáo về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020 cũng có trong chương trình dự kiến.
Và đó đều là những nội dung có liên quan chặt chẽ tới kế hoạch tài chính 5 năm tới, mà Quốc hội phải "cân đong".
Để có thể yên tâm hơn trong việc “liệu cơm gắp mắm”, các vị đại biểu sẽ được cung cấp thông tin về tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2010-2015, trong đó bao gồm số vốn đã chi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội (đường giao thông, thủy lợi…) và tỷ lệ sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ của các ngành, địa phương, vùng, miền.
Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 cũng là nằm trong danh mục tài liệu bổ sung để đại biểu tự nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tình hình vay và giải ngân, sử dụng vốn ODA năm 2015 và giai đoạn 5 năm 2010-2015, trong đó bao gồm tỷ lệ vốn ODA đã sử dụng của các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tỷ lệ vốn ODA đã sử dụng của các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ cũng được cung cấp cho từng đại biểu.
Như vậy, thay vì tính toán chi tiêu cho năm kế tiếp như mọi kỳ họp cuối năm khác, lần này Quốc hội phải lo dài hơn, tính dài hơn cho cả 5 năm tới.
Thẩm tra sơ bộ về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận định, việc phân bổ Ngân sách Trung ương trong giai đoạn vừa qua chưa phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, chưa bảo đảm công bằng cho các địa phương, đặc biệt chưa hỗ trợ được vốn đầu tư trong cân đối cho các vùng khó khăn.
Giai đoạn tới, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020 theo dự kiến của Chính phủ là 1.679 nghìn tỷ đồng Nếu tính cả trái phiếu Chính phủ thì sẽ là 1.939 nghìn tỷ đồng.
Dù đây là mức đầu tư tối thiểu cẩn bảo đảm cho đầu tư phát triển trong giai đoạn tới, song Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng lo rằng trong trường hợp có biến động về giá dầu thô thì khó có thể bảo đảm nguồn lực đầu tư như dự kiến.
Đó cũng mới chỉ là một vài trong vô số vấn đề hóc búa của kế hoạch tài chính 5 năm, mà như đã nói, Quốc hội sẽ phải đau đầu ”cân đong” từ ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 10 - kỳ họp dự kiến sẽ kéo dài 31 ngày với nhiều vấn đề quan trọng khác.