Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội: “Nóng” từ vĩ mô đến vi mô
Nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và nhiều vấn đề bức xúc chậm được giải quyết
Kinh tế phục hồi song chất lượng tăng trưởng thấp, chính sách tài khóa và tiền tệ không đồng bộ, một số chỉ tiêu môi trường nhiều năm không đạt, sai phạm của Vinashin chưa rõ trách nhiệm, Dung Quất đang thua lỗ…
Cơ bản đồng tình với đánh giá của Chính phủ, tại báo cáo đã trình Quốc hội, song đại biểu Quốc hội cũng “phê” Chính phủ và nhiều cơ quan của Chính phủ còn hạn chế cả tầm vĩ mô và vi mô, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế, xã hội sáng 22/10.
Giỏi nhưng không cần quá nhiều
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) phân tích: điều quan trọng nhất trong năm 2010 là mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý đã đạt được.
Chúng ta muốn phục hồi tăng trưởng, nhưng cũng muốn kiềm chế lạm phát, nên chính sách như “đi trên dây”. Vì thế, năm nay dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tăng đến 8% hoặc trên 8% thì vẫn là thành công, ông Lịch nói.
Dẫn một số ý kiến cho rằng Việt Nam ứng phó với các khó khăn, biến động của kinh tế giỏi. Nhưng vị đại biểu này cũng mong “trong 5 năm tới, đừng để phải ứng phó quá nhiều như thế này”.
Cũng đánh giá về kết quả của một năm nhiều khó khăn, đại biểu Trần Đình Đàn (Hà Tĩnh) cho rằng, tổng thu ngân sách nhà nước, thu nội địa đều vượt so với dự toán là những nhân tố tích cực. Bội chi ngân sách dự kiến khoảng 5,95%, thấp hơn chỉ tiêu 6,2% theo Nghị quyết của Quốc hội là những con số thể hiện sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội, Chính phủ đã có những chỉ đạo, quan tâm đồng bộ, các địa phương có sự chủ động sáng tạo.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) lại nhấn mạnh là “rất mừng” khi Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đặt vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế. Hiện nền kinh tế nước ta vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào khoáng sản, xuất khẩu thô, đất cho thuê vào nguồn nhân lực giá rẻ… Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề, từng bước triển khai những chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, để chuyển sang một nền kinh tế phát triển bền vững và khai thác tối đa chất xám hơn, đại biểu Hường nói.
“Đo” tín nhiệm các thành viên Chính phủ
Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều hạn chế, yếu kém đã được các đại biểu phân tích dưới nhiều góc nhìn, quan điểm.
Mở đầu phiên thảo luận tại đoàn Hà Nội, đại biểu Nguyễn Đăng Kính thống kê những điểm chung mà ông đã đọc được tại nhiều báo cáo, tại nhiều kỳ họp.
Đó là tăng trưởng thiếu vững chắc, sức cạnh tranh thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao nhưng nhập siêu, bội chi cao, giá cả tăng… như vậy là tầm quản lý vĩ mô chưa tốt. Nhiều người nói Chính phủ cứ nghe và quyết chứ chưa sâu sát, đại biểu Kính nói.
Đại biểu Phạm Thị Loan cũng đồng tình, rằng cứ nói mãi về ổn định kinh tế vĩ mô nhưng mới chỉ có trên giấy tờ là chính chứ chưa có nhiều hành động thiết thực.
Dẫn ví dụ cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) cho biết trong lần đến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gần đây, khi nêu câu hỏi về hiệu quả kinh tế thì đã không nhận được câu trả lời nào.
Đồng tình với nhiều ý kiến cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Quốc hội ngay tại kỳ họp này cần lấy kiến về sự tín nhiệm của Quốc hội với các thành viên Chính phủ, cũng là góp phần cho nhân sự Đại hội Đảng tới đây.
“Phải lấy ý kiến tín nhiệm ngay tại kỳ họp này chứ không thể để đến kỳ họp sau”, bà Khánh nhấn mạnh.
Vẫn phải nói về… Vinashin
Đề cập đến những "bùng nhùng" liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhiều đại biểu nhấn mạnh rằng đây là vấn đề khiến cử tri hết sức bức xúc và đặt ra khá nhiều câu hỏi về trách nhiệm, nên báo chí đã nói nhiều nhưng vẫn cần tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề.
Theo đại biểu Nguyễn Đăng Kính (Hà Nội), khi nguyên chủ tịch tập đoàn này bị bắt, cử tri cho rằng đấy chỉ là một con người cụ thể thôi. Điều mà cử tri muốn biết là còn quan hệ đến ai của Chính phủ và đến cơ quan nào nữa.
Nhiều cử tri đặt câu hỏi, Chính phủ có liên quan gì không, có trách nhiệm gì không. Trên hội trường Thủ tướng cũng nói là có trách nhiệm của Chính phủ, nhưng Chính phủ là chung, không phải một người cụ thể với trách nhiệm cụ thể.
Cho rằng vấn đề của Vinashin có câu chuyện cơ chế “cha chung không ai khóc”, đại biểu Ngô Minh Hồng (Tp.HCM) nêu vấn đề, liệu có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào bỏ hàng nghìn tỷ đồng ra để mua tàu cũ? “Hoa hồng” quay trở lại tập đoàn hay chui vào túi cá nhân?
“Dư luận không hiểu, đại biểu Quốc hội không thông. Cách đây mấy năm Chính phủ vay bảo lãnh 700 triệu USD cho Vinashin, hậu quả ngân sách chịu mà chúng ta chưa có giải trình rõ ràng với người đóng thuế”, bà Hồng nói.
Cầm trên tay báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về Vinashin, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) bày tỏ quan điểm "tôi cho rằng những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức. Đây có lẽ là một cơ hội để thể hiện văn hoá từ chức".
Một số vị đại biểu khác cũng đặt vấn đề “không lẽ Chính phủ không dám kỷ luật ai?”.
Cơ bản đồng tình với đánh giá của Chính phủ, tại báo cáo đã trình Quốc hội, song đại biểu Quốc hội cũng “phê” Chính phủ và nhiều cơ quan của Chính phủ còn hạn chế cả tầm vĩ mô và vi mô, tại phiên thảo luận tổ về kinh tế, xã hội sáng 22/10.
Giỏi nhưng không cần quá nhiều
Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) phân tích: điều quan trọng nhất trong năm 2010 là mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý đã đạt được.
Chúng ta muốn phục hồi tăng trưởng, nhưng cũng muốn kiềm chế lạm phát, nên chính sách như “đi trên dây”. Vì thế, năm nay dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tăng đến 8% hoặc trên 8% thì vẫn là thành công, ông Lịch nói.
Dẫn một số ý kiến cho rằng Việt Nam ứng phó với các khó khăn, biến động của kinh tế giỏi. Nhưng vị đại biểu này cũng mong “trong 5 năm tới, đừng để phải ứng phó quá nhiều như thế này”.
Cũng đánh giá về kết quả của một năm nhiều khó khăn, đại biểu Trần Đình Đàn (Hà Tĩnh) cho rằng, tổng thu ngân sách nhà nước, thu nội địa đều vượt so với dự toán là những nhân tố tích cực. Bội chi ngân sách dự kiến khoảng 5,95%, thấp hơn chỉ tiêu 6,2% theo Nghị quyết của Quốc hội là những con số thể hiện sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Trong việc thực hiện các nhiệm vụ xã hội, Chính phủ đã có những chỉ đạo, quan tâm đồng bộ, các địa phương có sự chủ động sáng tạo.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) lại nhấn mạnh là “rất mừng” khi Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đặt vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế. Hiện nền kinh tế nước ta vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào khoáng sản, xuất khẩu thô, đất cho thuê vào nguồn nhân lực giá rẻ… Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề, từng bước triển khai những chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, để chuyển sang một nền kinh tế phát triển bền vững và khai thác tối đa chất xám hơn, đại biểu Hường nói.
“Đo” tín nhiệm các thành viên Chính phủ
Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều hạn chế, yếu kém đã được các đại biểu phân tích dưới nhiều góc nhìn, quan điểm.
Mở đầu phiên thảo luận tại đoàn Hà Nội, đại biểu Nguyễn Đăng Kính thống kê những điểm chung mà ông đã đọc được tại nhiều báo cáo, tại nhiều kỳ họp.
Đó là tăng trưởng thiếu vững chắc, sức cạnh tranh thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao nhưng nhập siêu, bội chi cao, giá cả tăng… như vậy là tầm quản lý vĩ mô chưa tốt. Nhiều người nói Chính phủ cứ nghe và quyết chứ chưa sâu sát, đại biểu Kính nói.
Đại biểu Phạm Thị Loan cũng đồng tình, rằng cứ nói mãi về ổn định kinh tế vĩ mô nhưng mới chỉ có trên giấy tờ là chính chứ chưa có nhiều hành động thiết thực.
Dẫn ví dụ cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) cho biết trong lần đến Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gần đây, khi nêu câu hỏi về hiệu quả kinh tế thì đã không nhận được câu trả lời nào.
Đồng tình với nhiều ý kiến cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị Quốc hội ngay tại kỳ họp này cần lấy kiến về sự tín nhiệm của Quốc hội với các thành viên Chính phủ, cũng là góp phần cho nhân sự Đại hội Đảng tới đây.
“Phải lấy ý kiến tín nhiệm ngay tại kỳ họp này chứ không thể để đến kỳ họp sau”, bà Khánh nhấn mạnh.
Vẫn phải nói về… Vinashin
Đề cập đến những "bùng nhùng" liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nhiều đại biểu nhấn mạnh rằng đây là vấn đề khiến cử tri hết sức bức xúc và đặt ra khá nhiều câu hỏi về trách nhiệm, nên báo chí đã nói nhiều nhưng vẫn cần tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề.
Theo đại biểu Nguyễn Đăng Kính (Hà Nội), khi nguyên chủ tịch tập đoàn này bị bắt, cử tri cho rằng đấy chỉ là một con người cụ thể thôi. Điều mà cử tri muốn biết là còn quan hệ đến ai của Chính phủ và đến cơ quan nào nữa.
Nhiều cử tri đặt câu hỏi, Chính phủ có liên quan gì không, có trách nhiệm gì không. Trên hội trường Thủ tướng cũng nói là có trách nhiệm của Chính phủ, nhưng Chính phủ là chung, không phải một người cụ thể với trách nhiệm cụ thể.
Cho rằng vấn đề của Vinashin có câu chuyện cơ chế “cha chung không ai khóc”, đại biểu Ngô Minh Hồng (Tp.HCM) nêu vấn đề, liệu có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào bỏ hàng nghìn tỷ đồng ra để mua tàu cũ? “Hoa hồng” quay trở lại tập đoàn hay chui vào túi cá nhân?
“Dư luận không hiểu, đại biểu Quốc hội không thông. Cách đây mấy năm Chính phủ vay bảo lãnh 700 triệu USD cho Vinashin, hậu quả ngân sách chịu mà chúng ta chưa có giải trình rõ ràng với người đóng thuế”, bà Hồng nói.
Cầm trên tay báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về Vinashin, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) bày tỏ quan điểm "tôi cho rằng những cá nhân liên quan đến vụ việc này phải từ chức. Đây có lẽ là một cơ hội để thể hiện văn hoá từ chức".
Một số vị đại biểu khác cũng đặt vấn đề “không lẽ Chính phủ không dám kỷ luật ai?”.