Quỹ đầu tư của Dragon Capital bị ép thoái vốn
Một quỹ đầu cơ của Nga đang mở cuộc vận động để gây sức ép buộc VEIL - quỹ đầu tư do Dragon Capital quản lý - phải đóng quỹ
Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), do Dragon Capital quản lý, đang chịu sức ép từ một nhóm cổ đông trong việc bán tài sản và đóng quỹ.
Theo nguồn tin từ tờ South China Morning Post, VR Capital - quỹ đầu cơ của Nga - đang mở cuộc vận động đối với các cổ đông của quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), có quy mô hơn 400 triệu USD, do quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam Dragon Capital quản lý, để gây sức ép buộc VEIL thanh lý quỹ trong đại hội cổ đông thường niên sắp diễn ra tại Tp.HCM.
Chứng chỉ quỹ của VEIL, quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Ireland với 1/4 số cổ đông ở Hồng Kông, đang được giao dịch thấp hơn 20% so với giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi chứng chỉ quỹ.
Chủ tịch VR Capital, ông Richard Deitz, nói bằng cách thoái vốn, các nhà đầu tư của VEIL có thể nhận được khoản chi trả với tổng giá trị gần bằng với giá trị toàn bộ tài sản của VEIL nếu Dragon Capital đóng quỹ.
Chiến lược đầu tư này được biết đến như là chiến lược đầu tư “bất tín nhiệm”, có xuất xứ từ Anh và Mỹ, nhưng chưa thông dụng lắm ở châu Á.
Các quỹ đầu tư phương Tây đã tìm cách ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu này trong những năm gần đây, và do đó các nhà đầu tư theo khuynh hướng “bất tín nhiệm” đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kiếm lợi ở phương Đông.
Trong một bức thư gửi cổ đông của VEIL viết ngày 17/6, VR Capital đã than phiền về việc VEIL đã huy động 358 triệu USD từ năm 1995 nhưng đến nay vốn hóa thị trường của quỹ chỉ là 299 triệu USD.
“VEIL đã không kiếm tiền cho bất kỳ cổ đông nào, ngoại trừ các nhà quản lý quỹ”, bức thư có đoạn.
Ngay sau đó, Tổng giám đốc Dragon Capital Dominic Scriven đã bác ý kiến trên và cho rằng các cổ đông không nên đóng quỹ chỉ vì hoạt động của quỹ đang gặp khó khăn trong ngắn hạn.
“Quỹ VEIL đã hoạt động hiệu quả hơn mức tăng trưởng của thị trường cổ phiếu Việt Nam trong 7 trên 9 năm qua, ngoại trừ năm 2004 và năm 2009”, ông Dominic Scriven nói.
VEIL sẽ cho nhà đầu tư cơ hội được biểu quyết xem liệu có thanh lý quỹ hay không, vào đại hội cổ đông dự kiến được tổ chức ngày 12/7 tới, tại Tp.HCM.
Ông Richard Deitz, Chủ tịch VR Capital, cũng thừa nhận quỹ của ông chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong VEIL, nhưng không tiết lộ cụ thể chính xác tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Ông này cho biết hiện VR Capital đang quản lý lượng tài sản trị giá 1 tỷ USD.
Chỉ số VN-Index gần như đi ngang trong 6 tháng đầu năm 2010 nhưng NAV của VEIL đã giảm 16% xuống còn 2,41 USD/chứng chỉ quỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thất bại trong thương vụ đầu tư vào Nuiphaovica, dự án khai thác và chế biến khoáng sản ở Thái Nguyên.
Ông Richard Deitz cho biết, khoảng 25-30% cổ đông của VEIL hiện ở châu Á, trong đó đa số là từ Hồng Kông. Ông Dominic Scriven cũng đã xác nhận đa số cổ đông của VEIL là từ châu Á.
Theo nguồn tin từ tờ South China Morning Post, VR Capital - quỹ đầu cơ của Nga - đang mở cuộc vận động đối với các cổ đông của quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), có quy mô hơn 400 triệu USD, do quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam Dragon Capital quản lý, để gây sức ép buộc VEIL thanh lý quỹ trong đại hội cổ đông thường niên sắp diễn ra tại Tp.HCM.
Chứng chỉ quỹ của VEIL, quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Ireland với 1/4 số cổ đông ở Hồng Kông, đang được giao dịch thấp hơn 20% so với giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi chứng chỉ quỹ.
Chủ tịch VR Capital, ông Richard Deitz, nói bằng cách thoái vốn, các nhà đầu tư của VEIL có thể nhận được khoản chi trả với tổng giá trị gần bằng với giá trị toàn bộ tài sản của VEIL nếu Dragon Capital đóng quỹ.
Chiến lược đầu tư này được biết đến như là chiến lược đầu tư “bất tín nhiệm”, có xuất xứ từ Anh và Mỹ, nhưng chưa thông dụng lắm ở châu Á.
Các quỹ đầu tư phương Tây đã tìm cách ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu này trong những năm gần đây, và do đó các nhà đầu tư theo khuynh hướng “bất tín nhiệm” đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội kiếm lợi ở phương Đông.
Trong một bức thư gửi cổ đông của VEIL viết ngày 17/6, VR Capital đã than phiền về việc VEIL đã huy động 358 triệu USD từ năm 1995 nhưng đến nay vốn hóa thị trường của quỹ chỉ là 299 triệu USD.
“VEIL đã không kiếm tiền cho bất kỳ cổ đông nào, ngoại trừ các nhà quản lý quỹ”, bức thư có đoạn.
Ngay sau đó, Tổng giám đốc Dragon Capital Dominic Scriven đã bác ý kiến trên và cho rằng các cổ đông không nên đóng quỹ chỉ vì hoạt động của quỹ đang gặp khó khăn trong ngắn hạn.
“Quỹ VEIL đã hoạt động hiệu quả hơn mức tăng trưởng của thị trường cổ phiếu Việt Nam trong 7 trên 9 năm qua, ngoại trừ năm 2004 và năm 2009”, ông Dominic Scriven nói.
VEIL sẽ cho nhà đầu tư cơ hội được biểu quyết xem liệu có thanh lý quỹ hay không, vào đại hội cổ đông dự kiến được tổ chức ngày 12/7 tới, tại Tp.HCM.
Ông Richard Deitz, Chủ tịch VR Capital, cũng thừa nhận quỹ của ông chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong VEIL, nhưng không tiết lộ cụ thể chính xác tỷ lệ nắm giữ cổ phần. Ông này cho biết hiện VR Capital đang quản lý lượng tài sản trị giá 1 tỷ USD.
Chỉ số VN-Index gần như đi ngang trong 6 tháng đầu năm 2010 nhưng NAV của VEIL đã giảm 16% xuống còn 2,41 USD/chứng chỉ quỹ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thất bại trong thương vụ đầu tư vào Nuiphaovica, dự án khai thác và chế biến khoáng sản ở Thái Nguyên.
Ông Richard Deitz cho biết, khoảng 25-30% cổ đông của VEIL hiện ở châu Á, trong đó đa số là từ Hồng Kông. Ông Dominic Scriven cũng đã xác nhận đa số cổ đông của VEIL là từ châu Á.