Quyền lợi của người tiêu dùng còn đang chờ luật
Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn manh mún, tính khả thi thấp, chế tài chưa đủ mạnh
Quyền lợi của người tiêu dùng nước ta liên tục bị xâm phạm, trong khi luật Bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn đang trong quá trình xây dựng.
Sáng 12/8, tại Hà Nội, dự thảo luật Bảo vệ người tiêu dùng đã được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lấy ý kiến.
Dự thảo luật gồm 9 chương, 71 điều, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2010.
Khiếu kiện dễ hơn
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, quyền lợi của người tiêu dùng nước ta gần đây liên tục bị xâm phạm là do: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn manh mún, tính khả thi thấp, chế tài chưa đủ mạnh…
Do vậy, với các quy định mới như khi khởi kiện, người tiêu dùng không cần thiết phải chứng minh thiệt hại của mình. Ngoài ra, việc khởi kiện còn được giải quyết trong toà án một cấp với thủ tục khá gọn nhẹ…, ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, khi luật đi vào thực thi, người tiêu dùng mới có cơ hội khởi kiện và dành phần thắng trong các vụ kiện này.
Ông Thắng phân tích: Người tiêu dùng khởi kiện có khi chỉ vì những hàng hoá có giá trị thấp như chai nước, hộp sữa… có vật lạ hay màu sắc thay đổi. Vì vậy, họ không thể đưa mẫu sữa hay nước mắm đó đi kiểm nghiệm. Trên thực tế chi phí kiểm nghiệm thường cao hơn nhiều so với những gì họ có thể được bồi thường từ thiệt hại. Chính vì vậy, nhà sản xuất phải là người chứng minh rằng sản phẩm của họ đảm bảo các tiêu chuẩn, hay không có lỗi.
Bên cạnh đó, dự thảo luật còn quy định, người tiêu dùng có quyền khởi kiện theo thủ tục xét xử rút gọn khi có đủ các điều kiện như: Giá trị giao dịch đến 100 triệu đồng; bị đơn trực tiếp cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng; người tiêu dùng nộp đơn khởi kiện trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Theo đó thủ tục rút gọn sẽ được tiến hành như sau: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thụ lý vụ án.
Trong thời gian ba ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án nhân dân cấp huyện phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án và tiến hành thông báo về việc thụ lý vụ án và lịch xét xử cho bị đơn.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án nhân dân cấp huyện phải mở phiên tòa xét xử công khai theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục này có hiệu lực pháp luật ngay.
Vẫn cần bổ sung
Tán đồng với các điểm mới trong dự thảo, nhưng ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng: Về định nghĩa thương nhân trong đối tượng áp dụng của luật cần mở rộng thêm. Trên thực tế có rất nhiều tổ chức cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nhưng không phải là thương nhân như: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, bệnh viện, trường học, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, nhà hát, rạp chiếu phim, bóng đá…
Ngoài ra, khái niệm người tiêu dùng cũng nên bao gồm cả người dùng sản phẩm mua được tiêu dùng cho cá nhân, cho gia đình và cả cho sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ…).
Còn ông Hà Đăng Hiển, Nguyên trưởng ban Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam lại chỉ ra: mấu chốt của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn là phải tạo ra một môi trường sản xuất, cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ làm triệt tiêu những hành vi gian lận, “móc túi” người tiêu dùng.
Tiếp đến cần phải giáo dục cho người tiêu dùng ý thức tự bảo vệ mình. Sau cùng mới là các chế tài xử phạt phải đủ mạnh để tăng tính răn đe.
Chia sẻ với ý kiến trên, theo ông Hồ Tất Thắng, dự thảo luật cũng cần bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người tiêu dùng như: Không được lạm dụng quyền của mình để trong quá trình khởi kiện để làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu của những nhà sản xuất chân chính…
Sáng 12/8, tại Hà Nội, dự thảo luật Bảo vệ người tiêu dùng đã được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lấy ý kiến.
Dự thảo luật gồm 9 chương, 71 điều, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2010.
Khiếu kiện dễ hơn
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, quyền lợi của người tiêu dùng nước ta gần đây liên tục bị xâm phạm là do: Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn manh mún, tính khả thi thấp, chế tài chưa đủ mạnh…
Do vậy, với các quy định mới như khi khởi kiện, người tiêu dùng không cần thiết phải chứng minh thiệt hại của mình. Ngoài ra, việc khởi kiện còn được giải quyết trong toà án một cấp với thủ tục khá gọn nhẹ…, ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, khi luật đi vào thực thi, người tiêu dùng mới có cơ hội khởi kiện và dành phần thắng trong các vụ kiện này.
Ông Thắng phân tích: Người tiêu dùng khởi kiện có khi chỉ vì những hàng hoá có giá trị thấp như chai nước, hộp sữa… có vật lạ hay màu sắc thay đổi. Vì vậy, họ không thể đưa mẫu sữa hay nước mắm đó đi kiểm nghiệm. Trên thực tế chi phí kiểm nghiệm thường cao hơn nhiều so với những gì họ có thể được bồi thường từ thiệt hại. Chính vì vậy, nhà sản xuất phải là người chứng minh rằng sản phẩm của họ đảm bảo các tiêu chuẩn, hay không có lỗi.
Bên cạnh đó, dự thảo luật còn quy định, người tiêu dùng có quyền khởi kiện theo thủ tục xét xử rút gọn khi có đủ các điều kiện như: Giá trị giao dịch đến 100 triệu đồng; bị đơn trực tiếp cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng; người tiêu dùng nộp đơn khởi kiện trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Theo đó thủ tục rút gọn sẽ được tiến hành như sau: Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo, tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thụ lý vụ án.
Trong thời gian ba ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án nhân dân cấp huyện phải phân công một thẩm phán giải quyết vụ án và tiến hành thông báo về việc thụ lý vụ án và lịch xét xử cho bị đơn.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án nhân dân cấp huyện phải mở phiên tòa xét xử công khai theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thẩm phán phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục này có hiệu lực pháp luật ngay.
Vẫn cần bổ sung
Tán đồng với các điểm mới trong dự thảo, nhưng ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng: Về định nghĩa thương nhân trong đối tượng áp dụng của luật cần mở rộng thêm. Trên thực tế có rất nhiều tổ chức cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nhưng không phải là thương nhân như: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, bệnh viện, trường học, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, nhà hát, rạp chiếu phim, bóng đá…
Ngoài ra, khái niệm người tiêu dùng cũng nên bao gồm cả người dùng sản phẩm mua được tiêu dùng cho cá nhân, cho gia đình và cả cho sản xuất (nguyên nhiên vật liệu, dịch vụ…).
Còn ông Hà Đăng Hiển, Nguyên trưởng ban Pháp chế, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam lại chỉ ra: mấu chốt của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn là phải tạo ra một môi trường sản xuất, cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ làm triệt tiêu những hành vi gian lận, “móc túi” người tiêu dùng.
Tiếp đến cần phải giáo dục cho người tiêu dùng ý thức tự bảo vệ mình. Sau cùng mới là các chế tài xử phạt phải đủ mạnh để tăng tính răn đe.
Chia sẻ với ý kiến trên, theo ông Hồ Tất Thắng, dự thảo luật cũng cần bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người tiêu dùng như: Không được lạm dụng quyền của mình để trong quá trình khởi kiện để làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu của những nhà sản xuất chân chính…