Ra mắt Tổng công ty Điện lực - TKV
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ra mắt Tổng Công ty Điện lực - TKV, hoạt động theo mô hình mẹ con
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa chính thức ra mắt Tổng công ty Điện lực - TKV, hoạt động theo mô hình mẹ con, với tổng số vốn điều lệ là 6.800 tỷ đồng.
Theo giấy phép kinh doanh, Tổng công ty Điện lực sẽ được phép kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các nhà máy sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và lưới điện, truyền tải và phân phối điện, vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực cũng được phép thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị nhà máy điện, xây dựng công trình nhà máy điện, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực; xây dựng công trình nhà máy điện, đường dây và trạm điện, công trình công nghiệp dân dụng, cảng biển…
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Điện lực cho biết, Tổng công ty ra đời là nằm trong chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng 3 tổng công ty mạnh về sản xuất, kinh doanh điện để đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo kế hoạch của Tổng công ty Điện lực - TKV, trong giai đoạn tới, công ty này sẽ tập trung triển khai các dự án và đưa vào vận hành đúng tiến độ để đến năm 2025 và sẽ đảm bảo 25% tổng công suất điện quốc gia.
Hiện Tổng công ty Điện lực - TKV đang quản lý và vận hành 23 dự án điện (kể các các dự án liên doanh và cổ phần) với tổng công suất lắp đặt 13.169 MW, với một số dự án lớn như Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn có cùng công suất 110 MW đã đi vào hoạt động; Nhiệt điện Sơn Động 220 MW đang chạy nghiệm thu; Nhiệt điện Mông Dương 2 công suất 1.200 MW, dự kiến khởi công trong năm nay.
Theo giấy phép kinh doanh, Tổng công ty Điện lực sẽ được phép kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các nhà máy sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và lưới điện, truyền tải và phân phối điện, vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực cũng được phép thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị nhà máy điện, xây dựng công trình nhà máy điện, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực; xây dựng công trình nhà máy điện, đường dây và trạm điện, công trình công nghiệp dân dụng, cảng biển…
Ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Điện lực cho biết, Tổng công ty ra đời là nằm trong chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng 3 tổng công ty mạnh về sản xuất, kinh doanh điện để đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo kế hoạch của Tổng công ty Điện lực - TKV, trong giai đoạn tới, công ty này sẽ tập trung triển khai các dự án và đưa vào vận hành đúng tiến độ để đến năm 2025 và sẽ đảm bảo 25% tổng công suất điện quốc gia.
Hiện Tổng công ty Điện lực - TKV đang quản lý và vận hành 23 dự án điện (kể các các dự án liên doanh và cổ phần) với tổng công suất lắp đặt 13.169 MW, với một số dự án lớn như Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn có cùng công suất 110 MW đã đi vào hoạt động; Nhiệt điện Sơn Động 220 MW đang chạy nghiệm thu; Nhiệt điện Mông Dương 2 công suất 1.200 MW, dự kiến khởi công trong năm nay.