Rắc rối như… đặt tên doanh nghiệp
Làm gì trước những đề nghị lập doanh nghiệp mang tên như “Công ty Cung cấp dịch vụ Sung Sướng” hay “Công ty Cổ phần Ăn mòn Việt Nam”?
Cho dù các quy định pháp luật liên quan đã khá rõ ràng và chi tiết, việc đặt tên doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều rắc rối, như thừa nhận của đại diện các sở kế hoạch và đầu tư tại “Hội thảo về sửa đổi Luật Doanh nghiệp” tổ chức sáng 10/9 tại Hà Nội.
Hai luật sư, một tên là Hùng, một tên là Vương quyết định mở một công ty luật hợp danh. Thường thì công ty luật hợp danh sẽ lấy luôn tên riêng của luật sư để đặt, nên hai luật sư quyết định đặt tên công ty là Công ty Luật hợp danh Hùng Vương.
Tuy nhiên, đề xuất này đã không được Cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận vì “đụng” đến tên của vua Hùng, một trong những hình thức đặt tên bị cấm.
Một trường hợp khác, có công ty muốn đặt tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, cũng vì “đụng” tên danh nhân, cơ quan đăng ký kinh doanh buộc phải từ chối.
Quy định “không được lấy tên danh nhân” để đặt tên doanh nghiệp hiện nay, theo thừa nhận của nhiều vị trưởng phòng đăng ký kinh doanh, là một quy định khó áp dụng, đơn giản là vì chưa có tiêu chí và danh mục công nhận danh nhân. “Không được đặt tên theo danh nhân, nhưng thế nào là danh nhân thì pháp luật chưa quy định”, một vị trưởng phòng đăng ký kinh doanh cho hay.
Nhiều ví dụ khôi hài khác cũng được đưa ra thảo luận tại hội thảo, như trường hợp một doanh nghiệp ở Hà Nội đề xuất đặt tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Cung cấp dịch vụ Sung Sướng. Trước yêu cầu này, cơ quan đăng ký kinh doanh Hà Nội khá “bối rối” vì không biết cái tên này có bị coi là “vi phạm thuần phong mỹ tục” như quy định hay không.
Một cái tên khác cũng từng bị từ chối là Công ty Cổ phần Ăn mòn Việt Nam, với ngành nghề kinh doanh chất…ăn mòn. Tuy nhiên, cán bộ đăng ký kinh doanh khá lúng túng trước cụm từ “ăn mòn Việt Nam” có “nhạy cảm” gì không.
Trong khi đó, có nhiều đề xuất đặt tên rất đơn giản cũng không được chấp thuận, như trường hợp một doanh nghiệp muốn đặt tên là Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Nghe ra thì cái tên này không có vấn đề gì, nhưng cụm từ “giáo dục và đào tạo Thanh Hóa” đã trùng với tên của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, và điều này cũng bị cấm.
Theo quy định hiện hành, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Một trường hợp khác cũng bị từ chối nhưng khá chung chung và cảm tính là “sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”.
Hiện nay, dường như chỉ có quy định “đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể” là được thừa nhận và áp dụng đầy đủ nhất.
Hai luật sư, một tên là Hùng, một tên là Vương quyết định mở một công ty luật hợp danh. Thường thì công ty luật hợp danh sẽ lấy luôn tên riêng của luật sư để đặt, nên hai luật sư quyết định đặt tên công ty là Công ty Luật hợp danh Hùng Vương.
Tuy nhiên, đề xuất này đã không được Cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận vì “đụng” đến tên của vua Hùng, một trong những hình thức đặt tên bị cấm.
Một trường hợp khác, có công ty muốn đặt tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, cũng vì “đụng” tên danh nhân, cơ quan đăng ký kinh doanh buộc phải từ chối.
Quy định “không được lấy tên danh nhân” để đặt tên doanh nghiệp hiện nay, theo thừa nhận của nhiều vị trưởng phòng đăng ký kinh doanh, là một quy định khó áp dụng, đơn giản là vì chưa có tiêu chí và danh mục công nhận danh nhân. “Không được đặt tên theo danh nhân, nhưng thế nào là danh nhân thì pháp luật chưa quy định”, một vị trưởng phòng đăng ký kinh doanh cho hay.
Nhiều ví dụ khôi hài khác cũng được đưa ra thảo luận tại hội thảo, như trường hợp một doanh nghiệp ở Hà Nội đề xuất đặt tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Cung cấp dịch vụ Sung Sướng. Trước yêu cầu này, cơ quan đăng ký kinh doanh Hà Nội khá “bối rối” vì không biết cái tên này có bị coi là “vi phạm thuần phong mỹ tục” như quy định hay không.
Một cái tên khác cũng từng bị từ chối là Công ty Cổ phần Ăn mòn Việt Nam, với ngành nghề kinh doanh chất…ăn mòn. Tuy nhiên, cán bộ đăng ký kinh doanh khá lúng túng trước cụm từ “ăn mòn Việt Nam” có “nhạy cảm” gì không.
Trong khi đó, có nhiều đề xuất đặt tên rất đơn giản cũng không được chấp thuận, như trường hợp một doanh nghiệp muốn đặt tên là Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Nghe ra thì cái tên này không có vấn đề gì, nhưng cụm từ “giáo dục và đào tạo Thanh Hóa” đã trùng với tên của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, và điều này cũng bị cấm.
Theo quy định hiện hành, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp nếu sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Một trường hợp khác cũng bị từ chối nhưng khá chung chung và cảm tính là “sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp”.
Hiện nay, dường như chỉ có quy định “đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể” là được thừa nhận và áp dụng đầy đủ nhất.