Rửa tiền qua chứng khoán: “Hữu hiệu nhất là chặn từ gốc!”
Trao đổi với Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế bên lề hội nghị phát triển thị trường vốn ngày 19/3
Có rửa tiền qua chứng khoán hay không? Câu hỏi này được đề cập đến trong cuộc trao đổi giữa Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phùng Khắc Kế với báo giới bên lề hội nghị phát triển thị trường vốn ngày 19/3.
Tại hội nghị trên, chứng khoán trở thành một đề tài nóng cả trong và ngoài chương trình nghị sự. Nội dung cuộc trao đổi với ông Phùng Khắc Kế cũng không nằm ngoài đề tài đó.
Thưa ông, hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại hiện nay có đáng lo ngại không?
Tỷ trọng vốn mà các ngân hàng thương mại cho nhà đầu tư vay để đầu tư chứng khoán hiện nay rất nhỏ, không đáng kể. Nguồn vốn vay này cũng đã được đảm bảo bằng những tài sản nhất định. Và trong quá trình cho vay họ cũng chú ý tới khả năng đảm bảo an toàn, ví dụ không cho vay đúng mệnh giá của cổ phiếu mà tùy theo uy tín của từng loại cố phiếu.
Còn vừa qua dư luận có cho rằng việc các ngân hàng thương mại cổ phần cho vay quá nhiều vào đầu tư chứng khoán là không hoàn toàn chính xác.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá sự phát triển hiện nay của thị trường chứng khoán như thế nào?
Tôi cho rằng, thị trường chứng khoán chúng ta mới ở những bước đầu, cung ít, cầu nhiều nên chỉ số VN-Index có thể tăng lên mức tương đối nóng. Tôi nghĩ đó là yếu tố bình thường bởi ban đầu từ con số 0 lên 500, 600 rồi 700, 1000... không phải có gì ghê gớm. Đối với thị trường chứng khoán lâu năm, chỉ số của họ lên tới vài chục nghìn.
Như vậy chúng ta đang trong quá trình nâng lên, đi kèm một số yếu tố như đồng tiền mất giá thì chỉ số tăng lên, nguồn vốn vào nhiều thì chỉ số tăng lên. Dù cầu tăng nhưng tốc độ tăng chỉ số chứng khoán không có gì đáng sợ.
Về lượng tiền đầu tư, hiện rất lớn với hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Trong nước, lâu nay giới báo chí và các nhà kinh tế ít nói đến là một lượng tiền được hình thành từ thất thoát, tham nhũng. Bởi từ nguồn vốn đầu tư nói chung, theo thanh tra cho biết thì có 10% bị tổn thất, hay nói cách khác là vào túi của những cá nhân tổ chức. Đây là con số rất lớn bởi ví dụ một năm đầu tư 200.000 tỉ đồng thì 10% đã là 20.000 tỉ rồi. Những con số này cũng là yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường chứng khoán.
Như vậy hiện tượng này tương đương với rửa tiền và rất khó phát hiện nguồn gốc khi giao dịch trên thị trường OTC. Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì ngăn chặn?
Đúng như vậy. Tôi cho rằng cách hữu hiệu nhất là ngăn chặn ngay từ bây giờ, từ gốc. Những vụ việc đã xảy ra rồi rất khó truy cứu, khó tìm ra nguyên nhân. Bây giờ mình phải ngăn chặn làm giảm tỉ lệ thất thoát, bằng cách đấu tranh tham nhũng quyết liệt từ bây giờ trở đi.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia ở các khâu làm thế nào có thể phục vụ việc thanh toán của nền kinh tế tốt hơn, phục vụ việc mở tài khoản của người dân tốt hơn để mọi thanh toán, di chuyển của đồng tiền đều được thể hiện qua hệ thống ngân hàng. Còn các biện pháp để mọi người đều phải mở tài khoản tại ngân hàng thì lại là của cả Chính phủ.
Còn vấn đề quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước như thế nào, thưa ông?
Trước đây, chúng ta đã xem xét có nên quy định một thời gian nhất định cho luồng tiền vào mới được chuyển ra hay không. Qua thời gian theo dõi, Ngân hàng Nhà nước đánh giá nguồn vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp qua thị trường chứng khoán khá ổn định, khả năng họ tiếp tục đầu tư.
Trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có khuyến nghị hoặc phải xác định một thời gian cụ thể dòng vốn mới được chuyển ngược ra. Kinh nghiệm của Thái Lan cũng rất quý nhưng chúng tôi thấy chưa phải áp dụng các biện pháp này ở thời điểm hiện nay.
Dự thảo quản lý quỹ đầu tư nước ngoài đang được Ủy ban Chứng khoán xây dựng có đề cập tới quy định các quỹ phải có vốn và thời gian hoạt động nhất định. Đây có phải là những rào cản cần thiết không?
Tôi cho rằng đó là những rào cản hết sức cần thiết mà nước nào cũng phải áp dụng. Người ta luôn phải tìm kiếm những nhà đầu tư có uy tín, có tiềm lực nhất định chứ không phải là tất cả các nhà đầu tư. Đây là rào cản kỹ thuật chứ không phải là rào cản chính sách.
Có cảnh báo cho rằng có thể có tới 80% các quỹ đầu tư đang hoạt động phải rút khỏi thị trường Việt Nam vì những rào cản đó. Ông nghĩ gì về cảnh báo này?
Cách làm của chúng ta là không hồi tố, những quỹ nào đã hoạt động thì họ tiếp tục hoạt động, chỉ có những quỹ nào mới thì có thể mới áp dụng những điều kiện đó.
Tại hội nghị trên, chứng khoán trở thành một đề tài nóng cả trong và ngoài chương trình nghị sự. Nội dung cuộc trao đổi với ông Phùng Khắc Kế cũng không nằm ngoài đề tài đó.
Thưa ông, hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại hiện nay có đáng lo ngại không?
Tỷ trọng vốn mà các ngân hàng thương mại cho nhà đầu tư vay để đầu tư chứng khoán hiện nay rất nhỏ, không đáng kể. Nguồn vốn vay này cũng đã được đảm bảo bằng những tài sản nhất định. Và trong quá trình cho vay họ cũng chú ý tới khả năng đảm bảo an toàn, ví dụ không cho vay đúng mệnh giá của cổ phiếu mà tùy theo uy tín của từng loại cố phiếu.
Còn vừa qua dư luận có cho rằng việc các ngân hàng thương mại cổ phần cho vay quá nhiều vào đầu tư chứng khoán là không hoàn toàn chính xác.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá sự phát triển hiện nay của thị trường chứng khoán như thế nào?
Tôi cho rằng, thị trường chứng khoán chúng ta mới ở những bước đầu, cung ít, cầu nhiều nên chỉ số VN-Index có thể tăng lên mức tương đối nóng. Tôi nghĩ đó là yếu tố bình thường bởi ban đầu từ con số 0 lên 500, 600 rồi 700, 1000... không phải có gì ghê gớm. Đối với thị trường chứng khoán lâu năm, chỉ số của họ lên tới vài chục nghìn.
Như vậy chúng ta đang trong quá trình nâng lên, đi kèm một số yếu tố như đồng tiền mất giá thì chỉ số tăng lên, nguồn vốn vào nhiều thì chỉ số tăng lên. Dù cầu tăng nhưng tốc độ tăng chỉ số chứng khoán không có gì đáng sợ.
Về lượng tiền đầu tư, hiện rất lớn với hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Trong nước, lâu nay giới báo chí và các nhà kinh tế ít nói đến là một lượng tiền được hình thành từ thất thoát, tham nhũng. Bởi từ nguồn vốn đầu tư nói chung, theo thanh tra cho biết thì có 10% bị tổn thất, hay nói cách khác là vào túi của những cá nhân tổ chức. Đây là con số rất lớn bởi ví dụ một năm đầu tư 200.000 tỉ đồng thì 10% đã là 20.000 tỉ rồi. Những con số này cũng là yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường chứng khoán.
Như vậy hiện tượng này tương đương với rửa tiền và rất khó phát hiện nguồn gốc khi giao dịch trên thị trường OTC. Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì ngăn chặn?
Đúng như vậy. Tôi cho rằng cách hữu hiệu nhất là ngăn chặn ngay từ bây giờ, từ gốc. Những vụ việc đã xảy ra rồi rất khó truy cứu, khó tìm ra nguyên nhân. Bây giờ mình phải ngăn chặn làm giảm tỉ lệ thất thoát, bằng cách đấu tranh tham nhũng quyết liệt từ bây giờ trở đi.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia ở các khâu làm thế nào có thể phục vụ việc thanh toán của nền kinh tế tốt hơn, phục vụ việc mở tài khoản của người dân tốt hơn để mọi thanh toán, di chuyển của đồng tiền đều được thể hiện qua hệ thống ngân hàng. Còn các biện pháp để mọi người đều phải mở tài khoản tại ngân hàng thì lại là của cả Chính phủ.
Còn vấn đề quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước như thế nào, thưa ông?
Trước đây, chúng ta đã xem xét có nên quy định một thời gian nhất định cho luồng tiền vào mới được chuyển ra hay không. Qua thời gian theo dõi, Ngân hàng Nhà nước đánh giá nguồn vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp qua thị trường chứng khoán khá ổn định, khả năng họ tiếp tục đầu tư.
Trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có khuyến nghị hoặc phải xác định một thời gian cụ thể dòng vốn mới được chuyển ngược ra. Kinh nghiệm của Thái Lan cũng rất quý nhưng chúng tôi thấy chưa phải áp dụng các biện pháp này ở thời điểm hiện nay.
Dự thảo quản lý quỹ đầu tư nước ngoài đang được Ủy ban Chứng khoán xây dựng có đề cập tới quy định các quỹ phải có vốn và thời gian hoạt động nhất định. Đây có phải là những rào cản cần thiết không?
Tôi cho rằng đó là những rào cản hết sức cần thiết mà nước nào cũng phải áp dụng. Người ta luôn phải tìm kiếm những nhà đầu tư có uy tín, có tiềm lực nhất định chứ không phải là tất cả các nhà đầu tư. Đây là rào cản kỹ thuật chứ không phải là rào cản chính sách.
Có cảnh báo cho rằng có thể có tới 80% các quỹ đầu tư đang hoạt động phải rút khỏi thị trường Việt Nam vì những rào cản đó. Ông nghĩ gì về cảnh báo này?
Cách làm của chúng ta là không hồi tố, những quỹ nào đã hoạt động thì họ tiếp tục hoạt động, chỉ có những quỹ nào mới thì có thể mới áp dụng những điều kiện đó.