Rúp Nga trước nguy cơ giảm giá kỷ lục
Tình hình hiện nay đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế Nga
Nỗ lực của Nga nhằm trấn an giới đầu tư rằng nước này đủ sức chống chọi với tình trạng lao dốc của giá dầu có vẻ không nhận được nhiều sự tin tưởng trên thị trường tiền tệ.
Hãng tin Bloomberg cho biết, sau khi đưa ra dự báo “thê thảm” về tỷ giá đồng Rúp hồi quý 1 năm nay, ngân hàng Citigroup vừa dự báo đồng tiền này sẽ tiếp tục rớt giá xuống gần mức thấp nhất trong lịch sử trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9. Dự báo này làm giảm triển vọng Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tiếp tục cắt giảm lãi suất, cho dù kinh tế Nga đang suy thoái.
“Đồng Rúp mất giá sẽ là một trở ngại đối với nới lỏng tiền tệ. CBR ít nhất sẽ phải giữ nguyên lãi suất”, chuyên gia kinh tế Ivan Tchakarov thuộc Citigroup tại Moscow nhận định.
Tình hình hiện nay đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế Nga chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên dương nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc giữ ổn định tỷ giá đồng Rúp. CBR cũng “khoe” rằng cán cân vãng lai của Nga vẫn sẽ thặng dư cho dù giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng.
Thay vì dự báo Nga sẽ tung thêm biện pháp kích thích tăng trưởng để đưa nền kinh tế thoát khỏi vũng lầy suy thoái, giới đầu tư giờ đây bắt đầu tin rằng CBR sắp phải tăng lãi suất, có thể trong vòng 3 tháng tới.
Đồng Rúp của Nga là đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu quý 3 tới nay. Ông Tchakarov dự báo đồng Rúp sẽ mất giá thêm 2,5%, còn 67,5 Rúp đổi 1 USD, trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9.
Theo dự báo của Citigroup, áp lực tăng giá hàng hóa nhập khẩu do đồng Rúp mất giá sẽ đòi hỏi CBR không cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào ngày 15/9 tới. Sáng ngày 18/8 theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp giảm 0,6%, còn 65,8890 Rúp đổi 1 USD.
Tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp có thời điểm rớt giá xuống mức hơn 80 Rúp đổi 1 USD, thấp chưa từng có trong lịch sử.
Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích do Bloomberg thực hiện dự báo Nga - quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới - sẽ chứng kiến mức suy giảm kinh tế 3,6% trong năm nay do giá dầu giảm và lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Nền kinh tế Nga suy giảm 4,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Cú giảm mạnh nhất trong 6 năm này đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nga kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Phiên giao dịch ngày 17/8, giá dầu thô Brent tại thị trường London có lúc giảm xuống mức 48,35 USD/thùng, sau khi rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) vào tháng trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tại thị trường New York hạ 63 cent tương đương 1,5% xuống mức 41,87 USD/thùng, mức thấp nhất tính từ tháng 3/2009.
Sau khi tăng khẩn cấp lãi suất đồng Rúp lên 17% vào tháng 12 năm ngoái để ngăn đà lao dốc của tỷ giá, CBR đến nay đã hạ lãi suất 5 lần với tổng mức giảm 6 điểm phần trăm. Lần gần đây nhất Nga hạ lãi suất là vào hôm 31/7, với mức giảm 0,5 điểm phần trăm.
Lạm phát ở Nga hiện vẫn đang ở mức cao, đứng ở 15,6% trong tuần kết thúc vào ngày 10/8. CBR đặt mục tiêu giảm lạm phát về mức 7% vào cuối quý 2 năm tới, tiến đến mức lạm phát 4% vào năm 2017.
Theo ông Evgeniy Vorobiev, trưởng bộ phận nghiên cứu mảng quản lý tài sản của công ty bảo hiểm Ingosstrakh IPJSC, nếu giá dầu và đồng Rúp mất giá thêm, CBR có thể sẽ phải tính tới chuyện tăng lãi suất dù kinh tế đang suy thoái. “Với giá dầu Brent còn 45 USD/thùng, họ sẽ phải bàn chuyện nâng lãi suất”, ông Vorobiev nói.
Hãng tin Bloomberg cho biết, sau khi đưa ra dự báo “thê thảm” về tỷ giá đồng Rúp hồi quý 1 năm nay, ngân hàng Citigroup vừa dự báo đồng tiền này sẽ tiếp tục rớt giá xuống gần mức thấp nhất trong lịch sử trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9. Dự báo này làm giảm triển vọng Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) tiếp tục cắt giảm lãi suất, cho dù kinh tế Nga đang suy thoái.
“Đồng Rúp mất giá sẽ là một trở ngại đối với nới lỏng tiền tệ. CBR ít nhất sẽ phải giữ nguyên lãi suất”, chuyên gia kinh tế Ivan Tchakarov thuộc Citigroup tại Moscow nhận định.
Tình hình hiện nay đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào nền kinh tế Nga chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên dương nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách nước này trong việc giữ ổn định tỷ giá đồng Rúp. CBR cũng “khoe” rằng cán cân vãng lai của Nga vẫn sẽ thặng dư cho dù giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng.
Thay vì dự báo Nga sẽ tung thêm biện pháp kích thích tăng trưởng để đưa nền kinh tế thoát khỏi vũng lầy suy thoái, giới đầu tư giờ đây bắt đầu tin rằng CBR sắp phải tăng lãi suất, có thể trong vòng 3 tháng tới.
Đồng Rúp của Nga là đồng tiền chủ chốt mất giá mạnh nhất thế giới từ đầu quý 3 tới nay. Ông Tchakarov dự báo đồng Rúp sẽ mất giá thêm 2,5%, còn 67,5 Rúp đổi 1 USD, trong thời gian từ nay đến cuối tháng 9.
Theo dự báo của Citigroup, áp lực tăng giá hàng hóa nhập khẩu do đồng Rúp mất giá sẽ đòi hỏi CBR không cắt giảm lãi suất trong cuộc họp vào ngày 15/9 tới. Sáng ngày 18/8 theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp giảm 0,6%, còn 65,8890 Rúp đổi 1 USD.
Tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp có thời điểm rớt giá xuống mức hơn 80 Rúp đổi 1 USD, thấp chưa từng có trong lịch sử.
Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích do Bloomberg thực hiện dự báo Nga - quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới - sẽ chứng kiến mức suy giảm kinh tế 3,6% trong năm nay do giá dầu giảm và lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Nền kinh tế Nga suy giảm 4,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Cú giảm mạnh nhất trong 6 năm này đánh dấu cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nga kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.
Phiên giao dịch ngày 17/8, giá dầu thô Brent tại thị trường London có lúc giảm xuống mức 48,35 USD/thùng, sau khi rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) vào tháng trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 tại thị trường New York hạ 63 cent tương đương 1,5% xuống mức 41,87 USD/thùng, mức thấp nhất tính từ tháng 3/2009.
Sau khi tăng khẩn cấp lãi suất đồng Rúp lên 17% vào tháng 12 năm ngoái để ngăn đà lao dốc của tỷ giá, CBR đến nay đã hạ lãi suất 5 lần với tổng mức giảm 6 điểm phần trăm. Lần gần đây nhất Nga hạ lãi suất là vào hôm 31/7, với mức giảm 0,5 điểm phần trăm.
Lạm phát ở Nga hiện vẫn đang ở mức cao, đứng ở 15,6% trong tuần kết thúc vào ngày 10/8. CBR đặt mục tiêu giảm lạm phát về mức 7% vào cuối quý 2 năm tới, tiến đến mức lạm phát 4% vào năm 2017.
Theo ông Evgeniy Vorobiev, trưởng bộ phận nghiên cứu mảng quản lý tài sản của công ty bảo hiểm Ingosstrakh IPJSC, nếu giá dầu và đồng Rúp mất giá thêm, CBR có thể sẽ phải tính tới chuyện tăng lãi suất dù kinh tế đang suy thoái. “Với giá dầu Brent còn 45 USD/thùng, họ sẽ phải bàn chuyện nâng lãi suất”, ông Vorobiev nói.