Sắc xanh tiếp tục ngự trị Phố Wall
Lợi nhuận doanh nghiệp và sự khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất là những yếu tố chính giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên
Thông tin lợi nhuận doanh nghiệp khả quan và sự khởi sắc trong lĩnh vực sản xuất là những yếu tố chính giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 17/2.
Chốt ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 29,97 điểm (+0,24%) lên 12.318,14 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,11 điểm (+0,31%) lên 1.340,32 điểm. Chỉ số Nasdaq nhích nhẹ 6,02 điểm (+0,21%) lên 2.831,58 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,7 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Tỷ lệ mã cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm trên sàn New York là 5/3, còn ở sàn Nasdaq cứ 3 cổ phiếu lên giá thì có 2 mã giảm giá.
Hôm qua, các cổ phiếu giảm điểm khi mở phiên sau khi thị trường đón nhận đồng loạt hai tin xấu về chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và số lượng người thất nghiệp lần đầu đều tăng vượt dự báo, tuy nhiên đà giảm không kéo dài.
Ở chiều ngược lại, chỉ số kinh tế chính khu vực Trung-Đại Tây Dương tăng lên 35,9 điểm trong tháng 2, cao nhất từ tháng 1/2004. Ngoài ra, tổ chức Conference Board cho biết, chỉ số kinh tế chính của Mỹ tháng 1 tăng tháng thứ 7 liên tiếp.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, đáng chú ý là cổ phiếu của tập đoàn Nvidia tăng tới 9,8% lên 25,68 USD sau khi hãng công bố dự báo doanh thu lạc quan. Chỉ số cổ phiếu các nhà sản xuất bán dẫn tăng 1,4%, đưa mức tăng từ đầu tháng 12 đến nay lên 21,3%.
Chỉ số S&P năng lượng tăng 0,8%. Phiên hôm qua, các hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ tăng tới 1,7% do nhà đầu tư vẫn tập trung sự chú ý vào tình hình Trung Đông với những lo ngại về nguồn cung sẽ bị ảnh hưởng.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen. Chỉ số FTSE 100 của Anh và CAC 40 của Pháp đồng thời tăng nhẹ 0,03% lên lần lượt là 6.087,38 điểm và 4.152,31 điểm, trong khi DAX của Đức giảm 0,12% xuống 7.405,51 điểm.
Phần lớn các thị trường châu Á giữ vững đà tăng điểm trong phiên giao dịch 17/2 nhờ niềm tin của nhà đầu tư vào kinh tế sau những báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan như hãng hàng không Qantas Airways, tập đoàn vận tải biển Neptune Orient Lines, tập đoàn dầu khí Santos và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 của nước này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản chốt phiên ở mức cao nhất trong 9 tháng rưỡi, khi chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 10.836,60 điểm. Đây là phiên tăng điểm liên tiếp thứ 4 của chỉ số này. Lợi nhuận doanh nghiệp và hoạt động mua bán sáp nhập là những yếu tố thu hút nhà đầu tư ngoại mua vào cổ phiếu bị định giá thấp của Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng lên điểm, với biên độ nhẹ. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,1% lên 2.926,96 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,63% lên 23.301,80 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc suy yếu 0,6% xuống còn 1.977,22 điểm, do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số Straits Times của Singapore hạ nhẹ 0,38% xuống 3.082,83 điểm, sau khi nhóm cổ phiếu bất động sản và tài chính tụt giá do nhà đầu tư lo lắng khả năng nước này tăng lãi suất. Chỉ số Taiex của Đài Loan mất 0,33% xuống 8.683,88 điểm.
Chốt ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 29,97 điểm (+0,24%) lên 12.318,14 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,11 điểm (+0,31%) lên 1.340,32 điểm. Chỉ số Nasdaq nhích nhẹ 6,02 điểm (+0,21%) lên 2.831,58 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,7 tỷ cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Tỷ lệ mã cổ phiếu tăng điểm vượt trội hơn số giảm điểm trên sàn New York là 5/3, còn ở sàn Nasdaq cứ 3 cổ phiếu lên giá thì có 2 mã giảm giá.
Hôm qua, các cổ phiếu giảm điểm khi mở phiên sau khi thị trường đón nhận đồng loạt hai tin xấu về chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 và số lượng người thất nghiệp lần đầu đều tăng vượt dự báo, tuy nhiên đà giảm không kéo dài.
Ở chiều ngược lại, chỉ số kinh tế chính khu vực Trung-Đại Tây Dương tăng lên 35,9 điểm trong tháng 2, cao nhất từ tháng 1/2004. Ngoài ra, tổ chức Conference Board cho biết, chỉ số kinh tế chính của Mỹ tháng 1 tăng tháng thứ 7 liên tiếp.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, đáng chú ý là cổ phiếu của tập đoàn Nvidia tăng tới 9,8% lên 25,68 USD sau khi hãng công bố dự báo doanh thu lạc quan. Chỉ số cổ phiếu các nhà sản xuất bán dẫn tăng 1,4%, đưa mức tăng từ đầu tháng 12 đến nay lên 21,3%.
Chỉ số S&P năng lượng tăng 0,8%. Phiên hôm qua, các hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ tăng tới 1,7% do nhà đầu tư vẫn tập trung sự chú ý vào tình hình Trung Đông với những lo ngại về nguồn cung sẽ bị ảnh hưởng.
Khu vực chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen. Chỉ số FTSE 100 của Anh và CAC 40 của Pháp đồng thời tăng nhẹ 0,03% lên lần lượt là 6.087,38 điểm và 4.152,31 điểm, trong khi DAX của Đức giảm 0,12% xuống 7.405,51 điểm.
Phần lớn các thị trường châu Á giữ vững đà tăng điểm trong phiên giao dịch 17/2 nhờ niềm tin của nhà đầu tư vào kinh tế sau những báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp khả quan như hãng hàng không Qantas Airways, tập đoàn vận tải biển Neptune Orient Lines, tập đoàn dầu khí Santos và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 của nước này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản chốt phiên ở mức cao nhất trong 9 tháng rưỡi, khi chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% lên 10.836,60 điểm. Đây là phiên tăng điểm liên tiếp thứ 4 của chỉ số này. Lợi nhuận doanh nghiệp và hoạt động mua bán sáp nhập là những yếu tố thu hút nhà đầu tư ngoại mua vào cổ phiếu bị định giá thấp của Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cũng lên điểm, với biên độ nhẹ. Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,1% lên 2.926,96 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,63% lên 23.301,80 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc suy yếu 0,6% xuống còn 1.977,22 điểm, do sự đi xuống của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số Straits Times của Singapore hạ nhẹ 0,38% xuống 3.082,83 điểm, sau khi nhóm cổ phiếu bất động sản và tài chính tụt giá do nhà đầu tư lo lắng khả năng nước này tăng lãi suất. Chỉ số Taiex của Đài Loan mất 0,33% xuống 8.683,88 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.288,20 | 12.318,10 | 29,97 | 0,24 |
S&P 500 | 1.336,32 | 1.340,43 | 4,11 | 0,31 | |
Nasdaq | 2.825,56 | 2.831,58 | 6,02 | 0,21 | |
Anh | FTSE 100 | 6.085,27 | 6.087,38 | 2,11 | 0,03 |
Pháp | CAC 40 | 4.151,26 | 4.152,31 | 1,05 | 0,03 |
Đức | DAX | 7.414,30 | 7.405,51 | 8,79 | 0,12 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.808,30 | 10.836,60 | 28,35 | 0,26 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.157,00 | 23.301,80 | 144,87 | 0,63 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.923,90 | 2.926,96 | 3,07 | 0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.712,96 | 8.683,88 | 29,08 | 0,33 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.989,11 | 1.977,22 | 11,89 | 0,60 |
Singapore | Straits Times | 3.094,72 | 3.082,83 | 11,89 | 0,38 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |