Sắp có luật tiết kiệm năng lượng
Dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tới
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội và Bộ Công Thương đang thực hiện những bước cuối cùng để hoàn thiện dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Dự kiến dự thảo luật này sẽ được trình Quốc hội lần đầu vào kỳ họp thứ 6 (10/2009) và biểu quyết thông qua vào kỳ họp thứ 7 (5/2010).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho biết, lâu nay việc sử dụng năng lượng ở nước ta đang bị lãng phí rất lớn, hiệu suất sử dụng trong các nhà máy đốt than, dầu của Việt Nam mới chỉ đạt từ 28 đến 32%, thấp hơn các nước đang phát triển khoảng 10%. Các lò hơi công nghiệp có hiệu suất sử dụng chỉ khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình thế giới khoảng 20%.
Để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của nước ta cần 11,32 đến 13,02 triệu Kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần 4 triệu Kcal; luyện thép từ thép phế liệu nước ta cần 2,82 triệu Kcal trong khi trên thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal. Tính trung bình, để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 - 1,7 lần các nước phát triển trên thế giới.
Theo tính toán, đến khoảng năm 2020 nhu cầu điện năng trong nước sẽ tiếp tục tăng từ 15- 20% mỗi năm. Như vậy, nếu không khắc phục tình trạng lãng phí này chỉ trong 10 năm tới Việt Nam sẽ thiếu hụt điện năng.
Theo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 đến 2020 Việt Nam có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Sau năm 2020 Việt Nam sẽ chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho biết, tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và đây là một áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế trong nước. Trong khi đó việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Theo dự báo, với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay thì không lâu nữa các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt.
Vì vậy, cần thiết phải ban hành ngay luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để không đưa Việt Nam từ một nước có nguồn năng lượng dồi dào thành một nước nhập khẩu năng lượng. Tuy nhiên, dự thảo luật không chỉ dừng lại ở việc bàn đến biện pháp sử dụng năng lượng mà cần đưa ra những cơ chế khuyến khích người dân và doanh nghiệp cùng sử dụng tiết kiệm cũng như có chế tài đủ mạnh khi phát hiện việc sử dụng lãng phí năng lượng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tỷ lệ so sánh giữa mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đang ở mức xấp xỉ 1,7 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Bộ Công Thương đã tiến hành các nghiên cứu, khảo sát trong một số ngành và cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt trên 20%. Riêng trong lĩnh vực xây dựng và khai thác các công trình xây dựng dân dụng, lĩnh vực giao thông vận tải tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể tới 30-35%...
Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đáng ra đã phải được xây dựng từ lâu. Luật này không chỉ cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay mà sẽ là vấn đề trong tương lai của đất nước.
Giáo sư Vũ Đĩnh Cự khẳng định thêm, hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao khi luật này đi vào đời sống. Khi nguồn năng lượng được sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng những yêu cầu về an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và đây chính là kiến tạo một nền kinh tế bền vững cho đất nước.
Ban soạn thảo cho biết, dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm 10 chương với 49 điều quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sở hữu công trình xây dựng dân dụng, trách nhiệm của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nuớc đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Dự thảo đặc biệt chú ý đến các quy định về quy hoạch giao thông và các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chế tạo, nhập khẩu và sử dụng phương tiện giao thông vận tải. Đây là ngành lãng phí nhiều nguồn năng lượng nhất hiện nay.
Một trong những biện pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đó chính là chính sách miễn, giảm thuế, phí và dự thảo đã dành hẳn một chương để quy định về những biện pháp này.
Dự kiến dự thảo luật này sẽ được trình Quốc hội lần đầu vào kỳ họp thứ 6 (10/2009) và biểu quyết thông qua vào kỳ họp thứ 7 (5/2010).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cho biết, lâu nay việc sử dụng năng lượng ở nước ta đang bị lãng phí rất lớn, hiệu suất sử dụng trong các nhà máy đốt than, dầu của Việt Nam mới chỉ đạt từ 28 đến 32%, thấp hơn các nước đang phát triển khoảng 10%. Các lò hơi công nghiệp có hiệu suất sử dụng chỉ khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình thế giới khoảng 20%.
Để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của nước ta cần 11,32 đến 13,02 triệu Kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần 4 triệu Kcal; luyện thép từ thép phế liệu nước ta cần 2,82 triệu Kcal trong khi trên thế giới chỉ cần 2 triệu Kcal. Tính trung bình, để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 - 1,7 lần các nước phát triển trên thế giới.
Theo tính toán, đến khoảng năm 2020 nhu cầu điện năng trong nước sẽ tiếp tục tăng từ 15- 20% mỗi năm. Như vậy, nếu không khắc phục tình trạng lãng phí này chỉ trong 10 năm tới Việt Nam sẽ thiếu hụt điện năng.
Theo quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 đến 2020 Việt Nam có khả năng xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa. Sau năm 2020 Việt Nam sẽ chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho biết, tính đến năm 2020 nước ta sẽ tiếp tục phải nhập khẩu các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu luôn dao động và đây là một áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế trong nước. Trong khi đó việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Theo dự báo, với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay thì không lâu nữa các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt.
Vì vậy, cần thiết phải ban hành ngay luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để không đưa Việt Nam từ một nước có nguồn năng lượng dồi dào thành một nước nhập khẩu năng lượng. Tuy nhiên, dự thảo luật không chỉ dừng lại ở việc bàn đến biện pháp sử dụng năng lượng mà cần đưa ra những cơ chế khuyến khích người dân và doanh nghiệp cùng sử dụng tiết kiệm cũng như có chế tài đủ mạnh khi phát hiện việc sử dụng lãng phí năng lượng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tỷ lệ so sánh giữa mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đang ở mức xấp xỉ 1,7 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Bộ Công Thương đã tiến hành các nghiên cứu, khảo sát trong một số ngành và cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt trên 20%. Riêng trong lĩnh vực xây dựng và khai thác các công trình xây dựng dân dụng, lĩnh vực giao thông vận tải tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể tới 30-35%...
Ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đáng ra đã phải được xây dựng từ lâu. Luật này không chỉ cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay mà sẽ là vấn đề trong tương lai của đất nước.
Giáo sư Vũ Đĩnh Cự khẳng định thêm, hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao khi luật này đi vào đời sống. Khi nguồn năng lượng được sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng những yêu cầu về an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và đây chính là kiến tạo một nền kinh tế bền vững cho đất nước.
Ban soạn thảo cho biết, dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm 10 chương với 49 điều quy định về các biện pháp quản lý và công nghệ, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sở hữu công trình xây dựng dân dụng, trách nhiệm của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nuớc đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Dự thảo đặc biệt chú ý đến các quy định về quy hoạch giao thông và các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chế tạo, nhập khẩu và sử dụng phương tiện giao thông vận tải. Đây là ngành lãng phí nhiều nguồn năng lượng nhất hiện nay.
Một trong những biện pháp nhằm khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đó chính là chính sách miễn, giảm thuế, phí và dự thảo đã dành hẳn một chương để quy định về những biện pháp này.