Sáu doanh nghiệp lọt vào “tầm ngắm” của IDG
Quỹ Đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế - IDG (IDGVV) vừa công bố thêm vốn đầu tư vào 3 công ty nữa của Việt Nam
Quỹ Đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế - IDG (IDGVV) vừa công bố thêm vốn đầu tư vào 3 công ty nữa của Việt Nam.
Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Rachan Reddy, Phó giám đốc IDGVV tại Việt Nam về những dự định đầu tư này.
Xin ông cho biết các khoản đầu tư này được thực hiện như thế nào?
Thông thường IDGVV sẽ thực hiện quy trình đầu tư 3 giai đoạn vào các công ty Việt Nam (40% cho giai đoạn đầu; 40% cho giai đoạn giữa và 20% cho giai đoạn đã và đang phát triển).
Tuy nhiên với 3 công ty này, chúng tôi chỉ thực hiện đầu tư một lần. Khoản đầu tư này đã nâng tổng số công ty được IDGVV đầu tư tại Việt Nam lên con số 14.
Ông có thể giới thiệu những “gương mặt” được IDGVV lựa chọn đầu tư trong dịp này?
Thứ nhất là website yeuamnhac thuộc Công ty Cổ phần Yêu Âm Nhạc. Đây là một diễn đàn chuyên về âm nhạc được thành lập từ năm 2003, hiện nay website này đã có trên 500.000 thành viên.
Thứ hai là Công ty Liên doanh VinaPay, được thành lập năm 2006, chuyên về dịch vụ trả tiền di động đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho MobiFone; VinaPhone; Hanoi Telecom; EVN; S-Fone; Viettel.
Thứ ba là Cyworld - một diễn đàn về xã hội được phát triển và điều hành bởi SK Communications, một đơn vị thành viên của Tập đoàn SK Telecom (Hàn Quốc).
Đây đều là các công ty có tiềm năng phát triển rất tốt đáp ứng đúng các tiêu chí đầu tư của IDGVV như am hiểu thị trường, sở thích của khách hàng; có sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi nhuận vượt trội với phân khúc thị trường rõ ràng; có khả năng giữ lợi thế từ công nghệ và thương mại để giữ ưu thế trong thị trường; có đội ngũ điều hành giỏi, với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm và quyết tâm xây dựng công ty thành công và có chính sách tài chính minh bạch, áp dụng triệt để các quy tắc hoạt động tài chính chuẩn mực.
Ngoài 3 công ty trên, còn những công ty nào đang lọt vào “tầm ngắm” của IDGVV?
Chúng tôi đang xem xét khá nhiều hồ sơ, dự kiến từ nay đến cuối năm 2007 sẽ có thêm 6 công ty nữa lọt vào “tầm ngắm” của IDGVV.
Ông đánh giá thế nào về tiến độ giải ngân quỹ IDGVV?
Hiện nay chúng tôi đã giải ngân được 20 triệu USD trên tổng số 100 triệu USD. Với 6 công ty mới đang được IDGVV nhắm đến, dự kiến sẽ có thêm 6-10 triệu USD nữa được giải ngân.
Như vậy, tốc độ giải ngân của IDGVV có vẻ hơi chậm?
Tốc độ giải ngân này hoàn toàn phù hợp với tiến độ dự kiến của IDG, chúng tôi khẳng định hiện nay chúng tôi đang đạt đúng tốc độ mà mình dự kiến ban đầu, vì giai đoạn đầu có tính khảo sát thăm dò, IDGVV sắp chuyển qua giai đoạn 2 là giai đoạn tăng tốc đầu tư. Khi đó hy vọng tốc độ giải ngân của IDGVV sẽ nhanh hơn.
Ông có nhận xét gì về hiệu quả của các khoản đầu tư đã được giải ngân?
Theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, 11 khoản đầu tư của IDGVV đều có hiệu quả nhất định. Khoản đầu tư vào VinaGame và MSS mang lại hiệu quả cao nhất
Tính đến nay, khoản giải ngân của IDGVV mới đạt 20% có thể là khá thấp. Theo ông, IDGVV hấp dẫn các công ty Việt Nam ở những điểm gì?
Mức độ đầu tư của IDGVV chỉ từ 50.000 đến 3 triệu USD/mỗi đợt đầu tư. Tôi khẳng định các công ty tìm đến IDGVV không phải vì tài chính, vì nếu có dự án tốt, tính thương mại cao thì việc huy động vốn tài chính trong điều kiện hiện nay từ các nguồn trong và ngoài nước đều khá dễ dàng.
Các công ty tìm đến với IDGVV chính là vì họ tìm kiếm các giá trị đầu tư về công nghệ, trình độ quản trị, khả năng kinh doanh từ đội ngũ chuyên gia của IDGVV.
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Chủ tịch IDG cho biết sẽ mở rộng đầu tư của IDGVV sang 2 lĩnh vực mới là giáo dục và y tế. Tuy nhiên, trong khoản đầu tư mới của IDGVV vẫn chưa xuất hiện doanh nghiệp nào thuộc 2 lĩnh vực này. Ông có thể cho biết lý do vì sao?
Chúng tôi vẫn đang thu nhập hồ sơ yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp thuộc 2 lĩnh vưc này, với lĩnh vực giáo dục theo thẩm tra của chúng tôi đã có 2 dự án lọt vào “tầm ngắm”, nếu không có gì thay đổi trong vòng 2-3 tháng tới, chúng tôi có thể bắt đầu công bố khoản đầu tư này. Riêng lĩnh vực y tế, chúng tôi vẫn chưa tìm được dự án nào.
Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Rachan Reddy, Phó giám đốc IDGVV tại Việt Nam về những dự định đầu tư này.
Xin ông cho biết các khoản đầu tư này được thực hiện như thế nào?
Thông thường IDGVV sẽ thực hiện quy trình đầu tư 3 giai đoạn vào các công ty Việt Nam (40% cho giai đoạn đầu; 40% cho giai đoạn giữa và 20% cho giai đoạn đã và đang phát triển).
Tuy nhiên với 3 công ty này, chúng tôi chỉ thực hiện đầu tư một lần. Khoản đầu tư này đã nâng tổng số công ty được IDGVV đầu tư tại Việt Nam lên con số 14.
Ông có thể giới thiệu những “gương mặt” được IDGVV lựa chọn đầu tư trong dịp này?
Thứ nhất là website yeuamnhac thuộc Công ty Cổ phần Yêu Âm Nhạc. Đây là một diễn đàn chuyên về âm nhạc được thành lập từ năm 2003, hiện nay website này đã có trên 500.000 thành viên.
Thứ hai là Công ty Liên doanh VinaPay, được thành lập năm 2006, chuyên về dịch vụ trả tiền di động đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho MobiFone; VinaPhone; Hanoi Telecom; EVN; S-Fone; Viettel.
Thứ ba là Cyworld - một diễn đàn về xã hội được phát triển và điều hành bởi SK Communications, một đơn vị thành viên của Tập đoàn SK Telecom (Hàn Quốc).
Đây đều là các công ty có tiềm năng phát triển rất tốt đáp ứng đúng các tiêu chí đầu tư của IDGVV như am hiểu thị trường, sở thích của khách hàng; có sản phẩm, dịch vụ mang lại lợi nhuận vượt trội với phân khúc thị trường rõ ràng; có khả năng giữ lợi thế từ công nghệ và thương mại để giữ ưu thế trong thị trường; có đội ngũ điều hành giỏi, với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm và quyết tâm xây dựng công ty thành công và có chính sách tài chính minh bạch, áp dụng triệt để các quy tắc hoạt động tài chính chuẩn mực.
Ngoài 3 công ty trên, còn những công ty nào đang lọt vào “tầm ngắm” của IDGVV?
Chúng tôi đang xem xét khá nhiều hồ sơ, dự kiến từ nay đến cuối năm 2007 sẽ có thêm 6 công ty nữa lọt vào “tầm ngắm” của IDGVV.
Ông đánh giá thế nào về tiến độ giải ngân quỹ IDGVV?
Hiện nay chúng tôi đã giải ngân được 20 triệu USD trên tổng số 100 triệu USD. Với 6 công ty mới đang được IDGVV nhắm đến, dự kiến sẽ có thêm 6-10 triệu USD nữa được giải ngân.
Như vậy, tốc độ giải ngân của IDGVV có vẻ hơi chậm?
Tốc độ giải ngân này hoàn toàn phù hợp với tiến độ dự kiến của IDG, chúng tôi khẳng định hiện nay chúng tôi đang đạt đúng tốc độ mà mình dự kiến ban đầu, vì giai đoạn đầu có tính khảo sát thăm dò, IDGVV sắp chuyển qua giai đoạn 2 là giai đoạn tăng tốc đầu tư. Khi đó hy vọng tốc độ giải ngân của IDGVV sẽ nhanh hơn.
Ông có nhận xét gì về hiệu quả của các khoản đầu tư đã được giải ngân?
Theo đánh giá ban đầu của chúng tôi, 11 khoản đầu tư của IDGVV đều có hiệu quả nhất định. Khoản đầu tư vào VinaGame và MSS mang lại hiệu quả cao nhất
Tính đến nay, khoản giải ngân của IDGVV mới đạt 20% có thể là khá thấp. Theo ông, IDGVV hấp dẫn các công ty Việt Nam ở những điểm gì?
Mức độ đầu tư của IDGVV chỉ từ 50.000 đến 3 triệu USD/mỗi đợt đầu tư. Tôi khẳng định các công ty tìm đến IDGVV không phải vì tài chính, vì nếu có dự án tốt, tính thương mại cao thì việc huy động vốn tài chính trong điều kiện hiện nay từ các nguồn trong và ngoài nước đều khá dễ dàng.
Các công ty tìm đến với IDGVV chính là vì họ tìm kiếm các giá trị đầu tư về công nghệ, trình độ quản trị, khả năng kinh doanh từ đội ngũ chuyên gia của IDGVV.
Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Chủ tịch IDG cho biết sẽ mở rộng đầu tư của IDGVV sang 2 lĩnh vực mới là giáo dục và y tế. Tuy nhiên, trong khoản đầu tư mới của IDGVV vẫn chưa xuất hiện doanh nghiệp nào thuộc 2 lĩnh vực này. Ông có thể cho biết lý do vì sao?
Chúng tôi vẫn đang thu nhập hồ sơ yêu cầu đầu tư của các doanh nghiệp thuộc 2 lĩnh vưc này, với lĩnh vực giáo dục theo thẩm tra của chúng tôi đã có 2 dự án lọt vào “tầm ngắm”, nếu không có gì thay đổi trong vòng 2-3 tháng tới, chúng tôi có thể bắt đầu công bố khoản đầu tư này. Riêng lĩnh vực y tế, chúng tôi vẫn chưa tìm được dự án nào.