Sau lệnh ngừng bắn, súng vẫn nổ ở Ukraine
EU đã công bố kế hoạch mở rộng danh sách các cá nhân và doanh nghiệp Nga bị đóng băng tài sản
Súng vẫn nổ và tiếp tục có tin về thương vong ở miền Đông Ukraine vào cuối tuần vừa rồi sau khi Chính phủ nước này và lực lượng ly khai ký thỏa thuận ngừng bắn. Những diễn biến này đang đe dọa đảo ngược tiến trình lập lại hòa bình ở miền Đông Ukraine sau nhiều tháng giao tranh đẫm máu.
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ website của Hội đồng thành phố cảng Mariupol cho biết, một phụ nữ đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Quân chính phủ Ukraine còn nã đạn vào các vị trí của quân nổi dậy trong đêm, khiến một tay súng ly khai thiệt mạng ở thị trấn Makiyivka và một số người khác thiệt mạng ở thị trấn Zuyevka thuộc nước cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk.
Mặc dù vậy, Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine nói rằng, cả Chính phủ ở Kiev và lực lượng ly khai đều không nói gì tới việc chấm dứt lệnh ngừng bắn.
Trên đây là những vụ thương vong đầu tiên kể từ khi Kiev và quân nổi dậy nhất trí ký thỏa thuận ngừng bắn vào hôm 5/9 trong bối cảnh quân Chính phủ bị quân nổi dậy phản công mạnh.
Trước đó, vào ngày 6/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm về tiến trình ngừng bắn. Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, nên để Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát tiến trình ngừng bắn - theo như thông tin công bố trên website riêng của ông Poroshenko.
“Các vụ nổ súng trong đêm đang đặt ra nguy cơ lệnh ngừng bắn bị phá vỡ. Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ lẻ tẻ thay vì là hành động quân sự mở rộng, nên tôi nghĩ lệnh ngừng bắn vẫn sẽ tiếp tục duy trì”, nhà phân tích chính trị Volodymyr Fesenko thuộc viện nghiên cứu Penta ở Kiev nhận định.
Theo thông tin từ website của OSCE ngày 7/9, kế hoạch ngừng bắn cho miền Đông Ukraine bao gồm 12 điểm, bao gồm Nga và Ukraine trao trả binh sỹ bị bắt; các bên rút quân; và thiết lập một vùng đệm giữa biên giới Nga-Ukraine. Kế hoạch cũng bao gồm nội dung Kiev có các nhượng bộ chính trị đối với các chính phủ tự phong tạm thời ở Donetsk và Luhansk, cũng như các cuộc bầu cử địa phương và quyền miễn trừ.
Theo một số quan chức Nga, ông Putin muốn Luhansk và Donetsk trở thành những thực thể gần như nhà nước độc lập có quyền phủ quyết các sáng kiến quốc gia, bao gồm khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trên website riêng, ông Poroshenko nói rằng, kế hoạch hòa bình của ông được đưa ra dựa trên nhất trí với ông Putin, bao gồm các bước tiến quan trọng tới việc tăng cường quyền tự chủ cho Donetsk và Luhansk, trong đó các vùng này sẽ có các quyền đặc biệt về kinh tế và ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông Poroshenko không nêu cụ thể hơn.
Về phần mình, quân nổi dậy nói, ngừng bắn không có nghĩa là họ thay đổi mục tiêu giành độc lập cho Donetsk và Luhansk. Ông Poroshenko đã bác bỏ khả năng này và nói với hãng tin BBC rằng, ông không có ý định rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Đông. Theo dự kiến, cuộc gặp 3 bên giữa Ukraine, Nga và OSCE sẽ diễn ra trong vòng khoảng 1 tuần tới.
Ông Yuriy Lutsenko, một cố vấn của Tổng thống Poroshenko nói trên trang Facebook riêng rằng, Ukraine sắp nhận được sự tư vấn về vũ khí và quân sự từ Mỹ, Pháp, Italy và Ba Lan. Đến nay, Mỹ cũng mới chỉ cung cấp hỗ trợ phi quân sự cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ lương khô và các thiết bị nhìn xuyên đêm.
Nghi ngờ về khả năng kéo dài của lệnh ngừng bắn, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại cuộc gặp thượng đỉnh NATO ở Wales hồi tuần trước rằng, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tiếp tục lên kế hoạch trừng phạt bổ sung Nga.
Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn được công bố ở Minsk, Belarus, EU đã lên một kế hoạch trừng phạt kinh tế tiếp theo nhằm vào Nga. Nội dung của kế hoạch bao gồm cấm một số công ty quốc doanh của Nga trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng được huy động vốn ở EU. Thông tin này được một quan chức châu Âu giấu tên tiết lộ với Bloomberg.
Trước đó, EU đã công bố kế hoạch mở rộng danh sách các cá nhân và doanh nghiệp Nga bị đóng băng tài sản. Các biện pháp trừng phạt bổ sung này đều cần phải được chính phủ các nước trong EU chính thức thông qua, dự kiến trong ngày hôm nay (8/9).
Hãng tin Bloomberg dẫn thông tin từ website của Hội đồng thành phố cảng Mariupol cho biết, một phụ nữ đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Quân chính phủ Ukraine còn nã đạn vào các vị trí của quân nổi dậy trong đêm, khiến một tay súng ly khai thiệt mạng ở thị trấn Makiyivka và một số người khác thiệt mạng ở thị trấn Zuyevka thuộc nước cộng hòa nhân dân tự phong Donetsk.
Mặc dù vậy, Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine nói rằng, cả Chính phủ ở Kiev và lực lượng ly khai đều không nói gì tới việc chấm dứt lệnh ngừng bắn.
Trên đây là những vụ thương vong đầu tiên kể từ khi Kiev và quân nổi dậy nhất trí ký thỏa thuận ngừng bắn vào hôm 5/9 trong bối cảnh quân Chính phủ bị quân nổi dậy phản công mạnh.
Trước đó, vào ngày 6/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc điện đàm về tiến trình ngừng bắn. Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, nên để Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) giám sát tiến trình ngừng bắn - theo như thông tin công bố trên website riêng của ông Poroshenko.
“Các vụ nổ súng trong đêm đang đặt ra nguy cơ lệnh ngừng bắn bị phá vỡ. Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ lẻ tẻ thay vì là hành động quân sự mở rộng, nên tôi nghĩ lệnh ngừng bắn vẫn sẽ tiếp tục duy trì”, nhà phân tích chính trị Volodymyr Fesenko thuộc viện nghiên cứu Penta ở Kiev nhận định.
Theo thông tin từ website của OSCE ngày 7/9, kế hoạch ngừng bắn cho miền Đông Ukraine bao gồm 12 điểm, bao gồm Nga và Ukraine trao trả binh sỹ bị bắt; các bên rút quân; và thiết lập một vùng đệm giữa biên giới Nga-Ukraine. Kế hoạch cũng bao gồm nội dung Kiev có các nhượng bộ chính trị đối với các chính phủ tự phong tạm thời ở Donetsk và Luhansk, cũng như các cuộc bầu cử địa phương và quyền miễn trừ.
Theo một số quan chức Nga, ông Putin muốn Luhansk và Donetsk trở thành những thực thể gần như nhà nước độc lập có quyền phủ quyết các sáng kiến quốc gia, bao gồm khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trên website riêng, ông Poroshenko nói rằng, kế hoạch hòa bình của ông được đưa ra dựa trên nhất trí với ông Putin, bao gồm các bước tiến quan trọng tới việc tăng cường quyền tự chủ cho Donetsk và Luhansk, trong đó các vùng này sẽ có các quyền đặc biệt về kinh tế và ngôn ngữ. Tuy nhiên, ông Poroshenko không nêu cụ thể hơn.
Về phần mình, quân nổi dậy nói, ngừng bắn không có nghĩa là họ thay đổi mục tiêu giành độc lập cho Donetsk và Luhansk. Ông Poroshenko đã bác bỏ khả năng này và nói với hãng tin BBC rằng, ông không có ý định rút quân hoàn toàn ra khỏi miền Đông. Theo dự kiến, cuộc gặp 3 bên giữa Ukraine, Nga và OSCE sẽ diễn ra trong vòng khoảng 1 tuần tới.
Ông Yuriy Lutsenko, một cố vấn của Tổng thống Poroshenko nói trên trang Facebook riêng rằng, Ukraine sắp nhận được sự tư vấn về vũ khí và quân sự từ Mỹ, Pháp, Italy và Ba Lan. Đến nay, Mỹ cũng mới chỉ cung cấp hỗ trợ phi quân sự cho Ukraine, bao gồm hỗ trợ lương khô và các thiết bị nhìn xuyên đêm.
Nghi ngờ về khả năng kéo dài của lệnh ngừng bắn, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại cuộc gặp thượng đỉnh NATO ở Wales hồi tuần trước rằng, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tiếp tục lên kế hoạch trừng phạt bổ sung Nga.
Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn được công bố ở Minsk, Belarus, EU đã lên một kế hoạch trừng phạt kinh tế tiếp theo nhằm vào Nga. Nội dung của kế hoạch bao gồm cấm một số công ty quốc doanh của Nga trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng được huy động vốn ở EU. Thông tin này được một quan chức châu Âu giấu tên tiết lộ với Bloomberg.
Trước đó, EU đã công bố kế hoạch mở rộng danh sách các cá nhân và doanh nghiệp Nga bị đóng băng tài sản. Các biện pháp trừng phạt bổ sung này đều cần phải được chính phủ các nước trong EU chính thức thông qua, dự kiến trong ngày hôm nay (8/9).