Sau một năm, kinh tế tư nhân có còn “cô đơn”?
Chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được nhấn mạnh như từ khi có Chính phủ mới
Bằng khoảng thời gian này một năm về trước, trong cuộc gặp trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2015, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh rằng điểm nghẽn rất lớn của nền kinh tế Việt Nam là sự yếu kém của khu vực kinh tư nhân.
Trong bối cảnh đang hội nhập mạnh mẽ nhưng khu vực tư nhân vẫn “cô đơn” không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông Lộc khi ấy, là hồi chuông cảnh báo lớn nhất với kinh tế Việt Nam.
Vậy thì sau một năm, mức độ “cô đơn” của khu vực kinh tế tư nhân có giảm, và điểm nghẽn này đã được khơi thông đến đâu?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy tại cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm VBF 2016, chiều 4/12, ông Lộc nói, hiện cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân “đáng phải cô đơn”, vì năng lực còn hạn chế, vì chưa đạt chuẩn, nên chưa kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhưng, cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáng bị “cô đơn”, mà họ “cô đơn” do chính sách chưa thực sự đóng vai trò yểm trợ, để họ kết nối với các doanh nghiệp FDI, và hai là bản thân các doanh nghiệp FDI cũng chưa thực sự tích cực kết nối với họ.
“Với doanh nghiệp FDI, hợp tác với doanh nghiệp tư nhân trong nước cần được coi như trách nhiệm xã hội đối với nơi mà họ đến đầu tư, đó cũng chính là lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, có được đối tác mạnh thì họ cũng có thể có năng lực cạnh tranh cao hơn”, ông Lộc bày tỏ quan điểm.
“Khu vực FDI quan trọng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân chính là nhân tố phát triển bền vững của Việt Nam. Hiện nay FDI vẫn là ốc đảo trong nền kinh tế, hiệu ứng lan toả không đáng kể, mà FDI không bám rễ, cộng sinh được với nền kinh tế trong nước thì cũng rất khó bền vững”, Chủ tịch VCCI - người cũng là đồng Chủ tịch VBF - lý giải cho sự lựa chọn chủ đề VBF thường niên năm nay.
Đó là, nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam.
Nỗ lực nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân nhiều năm qua, theo ông Lộc, là có nhưng chưa đủ mức. Một biểu hiện rất rõ là cải cách doanh nghiệp Nhà nước chưa thực chất khi chưa làm thay đổi căn bản về quản trị. Điều đó cản trở doanh nghiệp tư nhân trong việc có cơ hội kinh danh bình đẳng và tiếp cận nguồn lực để phát triển.
Người đứng đầu VCCI nhìn nhận, gần một năm nay, khi có bộ máy Chính phủ mới, chưa bao giờ vai trò của khu vực tư nhân được nhấn mạnh như vậy.
Trong bối cảnh như vậy, VBF năm nay không chỉ là nơi để doanh nghiệp đối thoại với Chính phủ, mà còn thiết lập quan hệ, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Trong bối cảnh đang hội nhập mạnh mẽ nhưng khu vực tư nhân vẫn “cô đơn” không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu, theo ông Lộc khi ấy, là hồi chuông cảnh báo lớn nhất với kinh tế Việt Nam.
Vậy thì sau một năm, mức độ “cô đơn” của khu vực kinh tế tư nhân có giảm, và điểm nghẽn này đã được khơi thông đến đâu?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy tại cuộc gặp gỡ báo chí trước thềm VBF 2016, chiều 4/12, ông Lộc nói, hiện cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân “đáng phải cô đơn”, vì năng lực còn hạn chế, vì chưa đạt chuẩn, nên chưa kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhưng, cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáng bị “cô đơn”, mà họ “cô đơn” do chính sách chưa thực sự đóng vai trò yểm trợ, để họ kết nối với các doanh nghiệp FDI, và hai là bản thân các doanh nghiệp FDI cũng chưa thực sự tích cực kết nối với họ.
“Với doanh nghiệp FDI, hợp tác với doanh nghiệp tư nhân trong nước cần được coi như trách nhiệm xã hội đối với nơi mà họ đến đầu tư, đó cũng chính là lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, có được đối tác mạnh thì họ cũng có thể có năng lực cạnh tranh cao hơn”, ông Lộc bày tỏ quan điểm.
“Khu vực FDI quan trọng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân chính là nhân tố phát triển bền vững của Việt Nam. Hiện nay FDI vẫn là ốc đảo trong nền kinh tế, hiệu ứng lan toả không đáng kể, mà FDI không bám rễ, cộng sinh được với nền kinh tế trong nước thì cũng rất khó bền vững”, Chủ tịch VCCI - người cũng là đồng Chủ tịch VBF - lý giải cho sự lựa chọn chủ đề VBF thường niên năm nay.
Đó là, nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam.
Nỗ lực nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân nhiều năm qua, theo ông Lộc, là có nhưng chưa đủ mức. Một biểu hiện rất rõ là cải cách doanh nghiệp Nhà nước chưa thực chất khi chưa làm thay đổi căn bản về quản trị. Điều đó cản trở doanh nghiệp tư nhân trong việc có cơ hội kinh danh bình đẳng và tiếp cận nguồn lực để phát triển.
Người đứng đầu VCCI nhìn nhận, gần một năm nay, khi có bộ máy Chính phủ mới, chưa bao giờ vai trò của khu vực tư nhân được nhấn mạnh như vậy.
Trong bối cảnh như vậy, VBF năm nay không chỉ là nơi để doanh nghiệp đối thoại với Chính phủ, mà còn thiết lập quan hệ, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.