Saudi Arabia cảnh báo chính sách dầu lửa của Donald Trump
Khi tranh cử Tổng thống, Trump đã “dọa” rằng nếu trúng cử, ông sẽ giảm nhập khẩu dầu lửa từ Saudi Arabia
Saudi Arabia đã lên tiếng cảnh báo Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về ý định giảm nhập khẩu dầu thô từ quốc gia vùng Vịnh này - Financial Times đưa tin.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Trump đã “dọa” rằng nếu trúng cử, ông sẽ giảm nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia và các nước Arab khác vào Mỹ nếu các nước này không triển khai lực lượng mặt đất cho cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc ít nhất trả tiền cho những nỗ lực của Mỹ chống IS.
“Nếu không có chúng tôi, Saudi Arabia sẽ không tồn tại lâu được nữa”, Trump nói với tờ The New York Times hồi tháng 3.
Sau đó, trong một bài phát biểu về chủ trương chính sách năng lượng, vị tỷ phú bất động sản nói ông sẽ đem đến “sự độc lập hoàn toàn cho nước Mỹ về năng lượng khỏi kẻ thù của chúng ta và các tập đoàn dầu lửa”.
Giờ đây, khi Trump trở thành Tổng thống đắc cử của Mỹ, những lời đe dọa này của ông càng có thêm sức nặng, khiến Saudi Arabia lo ngại.
Ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cảnh báo rằng một động thái của Mỹ cấm nhập khẩu dầu lửa từ nước này sẽ “phản đòn”.
“Từ trong trái tim, Tổng thống đắc cử Trump sẽ nhận thấy đâu là những lợi ích, và tôi cho rằng ngành công nghiệp dầu lửa cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho ông ấy rằng việc phong tỏa thương mại đối với bất kỳ mặt hàng nào cũng không phải là lành mạnh”, ông Falih nói với Financial Times.
Vị Bộ trưởng quyền lực của Saudi Arabia nói thêm rằng “năng lượng là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu” và nước Mỹ “hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào từ thương mại tự do toàn cầu”.
Trao đổi với hãng tin CNN, giáo sư Jason Bordoff thuộc Đại học Columbia, một cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Obama, nói rằng sẽ là “phi thực tế” nếu cấm nhập khẩu dầu từ bất kỳ một quốc gia nào vào Mỹ trong điều kiện thị trường dầu lửa kết nối toàn cầu hiện nay.
Ngoài ra, ông Bordoff cũng cảnh báo rằng việc cấm nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia dẫn tới rủi ro gián đoạn quan hệ ngoại giao và thương mại, đồng thời sẽ “vi phạm cam kết lâu nay của Mỹ về thị trường năng lượng mở và tự do”.
Bất chấp sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu thô nhập khẩu từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Tháng 8 vừa qua, Mỹ mỗi ngày nhập 3,4 triệu thùng dầu từ các nước OPEC - theo số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Gần 1/3 lượng dầu này, tức khoảng 1,1 triệu thùng, là dầu của Saudi Arabia, nước giữ vai trò “thủ lĩnh” trong OPEC. Với khối lượng như vậy, Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu lớn thứ nhì vào Mỹ, chỉ sau Canada.
Tuy nhiên, nhu cầu của Mỹ đối với dầu của các nước OPEC đang dần giảm xuống nhờ hoạt động khai thác dầu trong nước gia tăng ở các tiểu bang như North Dakota, Texas và Colorado. Vào thời điểm tháng 4/2014, Mỹ nhập khẩu 1,6 triệu thùng dầu từ Saudi Arabia.
“Hai năm trước chúng ta rất cần dầu. Ngày nay, nhờ công nghệ mới, thị trường đang thừa dầu”, Trump nói với tờ New York Times trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3.
Trước đây, mỗi khi thế giới thừa dầu, OPEC thường giảm sản lượng. Tuy nhiên, lần này, OPEC nhất quyết không giảm sản lượng vì sợ thị phần sẽ rơi vào tay Mỹ. Thậm chí, khối này trên thực tế còn tăng sản lượng khai thác bất chấp giá dầu giảm sâu.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Falih, cho biết ông sẽ chờ xem ông Trump thực sự sẽ làm gì sau khi nhậm chức. Ông Falih cho rằng nhiều tuyên bố mà ông Trump đưa ra khi tranh cử chỉ là những “lời hùng biện” và có thể thay đổi.
“Thường thì khi các Tổng thống bắt tay vào công việc, mọi thứ sẽ đi vào thực chất hơn”, ông Falih nói.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, Trump đã “dọa” rằng nếu trúng cử, ông sẽ giảm nhập khẩu dầu từ Saudi Arabia và các nước Arab khác vào Mỹ nếu các nước này không triển khai lực lượng mặt đất cho cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc ít nhất trả tiền cho những nỗ lực của Mỹ chống IS.
“Nếu không có chúng tôi, Saudi Arabia sẽ không tồn tại lâu được nữa”, Trump nói với tờ The New York Times hồi tháng 3.
Sau đó, trong một bài phát biểu về chủ trương chính sách năng lượng, vị tỷ phú bất động sản nói ông sẽ đem đến “sự độc lập hoàn toàn cho nước Mỹ về năng lượng khỏi kẻ thù của chúng ta và các tập đoàn dầu lửa”.
Giờ đây, khi Trump trở thành Tổng thống đắc cử của Mỹ, những lời đe dọa này của ông càng có thêm sức nặng, khiến Saudi Arabia lo ngại.
Ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cảnh báo rằng một động thái của Mỹ cấm nhập khẩu dầu lửa từ nước này sẽ “phản đòn”.
“Từ trong trái tim, Tổng thống đắc cử Trump sẽ nhận thấy đâu là những lợi ích, và tôi cho rằng ngành công nghiệp dầu lửa cũng sẽ đưa ra lời khuyên cho ông ấy rằng việc phong tỏa thương mại đối với bất kỳ mặt hàng nào cũng không phải là lành mạnh”, ông Falih nói với Financial Times.
Vị Bộ trưởng quyền lực của Saudi Arabia nói thêm rằng “năng lượng là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu” và nước Mỹ “hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào từ thương mại tự do toàn cầu”.
Trao đổi với hãng tin CNN, giáo sư Jason Bordoff thuộc Đại học Columbia, một cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Obama, nói rằng sẽ là “phi thực tế” nếu cấm nhập khẩu dầu từ bất kỳ một quốc gia nào vào Mỹ trong điều kiện thị trường dầu lửa kết nối toàn cầu hiện nay.
Ngoài ra, ông Bordoff cũng cảnh báo rằng việc cấm nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia dẫn tới rủi ro gián đoạn quan hệ ngoại giao và thương mại, đồng thời sẽ “vi phạm cam kết lâu nay của Mỹ về thị trường năng lượng mở và tự do”.
Bất chấp sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu thô nhập khẩu từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Tháng 8 vừa qua, Mỹ mỗi ngày nhập 3,4 triệu thùng dầu từ các nước OPEC - theo số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Gần 1/3 lượng dầu này, tức khoảng 1,1 triệu thùng, là dầu của Saudi Arabia, nước giữ vai trò “thủ lĩnh” trong OPEC. Với khối lượng như vậy, Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu lớn thứ nhì vào Mỹ, chỉ sau Canada.
Tuy nhiên, nhu cầu của Mỹ đối với dầu của các nước OPEC đang dần giảm xuống nhờ hoạt động khai thác dầu trong nước gia tăng ở các tiểu bang như North Dakota, Texas và Colorado. Vào thời điểm tháng 4/2014, Mỹ nhập khẩu 1,6 triệu thùng dầu từ Saudi Arabia.
“Hai năm trước chúng ta rất cần dầu. Ngày nay, nhờ công nghệ mới, thị trường đang thừa dầu”, Trump nói với tờ New York Times trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3.
Trước đây, mỗi khi thế giới thừa dầu, OPEC thường giảm sản lượng. Tuy nhiên, lần này, OPEC nhất quyết không giảm sản lượng vì sợ thị phần sẽ rơi vào tay Mỹ. Thậm chí, khối này trên thực tế còn tăng sản lượng khai thác bất chấp giá dầu giảm sâu.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Falih, cho biết ông sẽ chờ xem ông Trump thực sự sẽ làm gì sau khi nhậm chức. Ông Falih cho rằng nhiều tuyên bố mà ông Trump đưa ra khi tranh cử chỉ là những “lời hùng biện” và có thể thay đổi.
“Thường thì khi các Tổng thống bắt tay vào công việc, mọi thứ sẽ đi vào thực chất hơn”, ông Falih nói.