Trump-Abe sẽ bàn gì trong cuộc gặp đầu tiên?
Trong cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày thứ Năm ở New York, ông Abe và ông Trump có thể tìm thấy một vài điểm chung
Ngày 17/11, ông Donald Trump sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - cuộc gặp đầu tiên của ông trên cương vị Tổng thống đắc cử của Mỹ với một nhà lãnh đạo nước ngoài.
Dự kiến, trong cuộc gặp, ông Trump sẽ trấn an Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực châu Á vốn đang hoang mang vì những tuyên bố mà ông đưa ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng - hãng tin Reuters dẫn lời các cố vấn của Trump cho hay.
Ông Abe - một chính trị gia kỳ cựu - và ông Trump - một người “ngoại đạo” chính trị chưa từng có kinh nghiệm ngoại giao hay điều hành chính phủ - có nhiều khác biệt trong những vấn đề chính sách, chẳng hạn như tự do thương mại.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày thứ Năm ở New York, ông Abe và ông Trump có thể tìm thấy một vài điểm chung, bao gồm cam kết của họ về củng cố địa vị của mỗi nước trên trường quốc tế, mong muốn tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc, và cải thiện quan hệ với Nga.
“Thủ tướng Abe và ông Trump sẽ có mối quan hệ tốt đẹp. Cả hai có xu hướng quyết định và hành động dựa trên trực giác. Và họ cũng đều là những người thực tế, đặc lợi ích quốc gia lên trên hết”, giáo sư Takashi Kawakami thuộc Đại học Takushoku ở Tokyo nhận xét.
Một cố vấn của ông Trump cho biết khi gặp ông Abe, vị Tổng thống đắc cử sẽ tái khẳng định cam kết đối với mối quan hệ Mỹ-Nhật nói riêng và khu vực nói chung, bất chấp những tuyên bố ông đưa ra trong thời gian tranh cử dẫn tới sự hoài nghi về tương lai của liên minh vốn giữ vai trò trụ cột đối với an ninh của Nhật kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong cuộc đua với ứng cử viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton, ông Trump nói Nhật Bản và Hàn Quốc nên được phép có vũ khí hạt nhân để tự đảm bảo an ninh. Ông cũng muốn các nước đồng minh của Washington như phải chi trả nhiều hơn cho việc duy trì lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ của họ.
“Tôi nghĩ rằng, thông điệp của cuộc gặp sẽ là một sự trấn an”, vị cố vấn nói. “Tôi tin ông Trump sẽ tái khẳng định những cam kết của ông ấy với liên minh [Mỹ-Nhật] và cam kết của Mỹ với khu vực Thái Bình Dương trong dài hạn”.
Về phần mình, ông Abe muốn sử dụng cuộc gặp như một cơ hội để xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau với ông Trump - người mà ít ai ở Nhật Bản nghĩ lại có thể trở thành Tổng thống Mỹ. “Trước hết, ưu tiên hàng đầu là xây dựng một mối quan hệ cá nhân hay vì thảo luận những vấn đề chính sách cụ thể”, một nguồn tin thân cận từ Nhật Bản cho hay.
Vị cố vấn của ông Trump nói cuộc gặp có thể đặt nền tảng cho quan hệ giữa chính quyền Trump với Nhật Bản và khu vực. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao nói rằng, cho tới khi nào ông Trump bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong nội các, chưa thể đánh giá được chính sách của ông đối với những vấn đề trong khu vực, bao gồm sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên.
Việc ông Trump trúng Tổng thống Mỹ đã dập tắt hy vọng về việc Quốc hội nước này sớm thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một trụ cột trong chiến lược xoay trục của Mỹ về phía châu Á-Thái Bình Dương, và cũng là một trụ cột trong chiến lược cải cách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Abe. Theo dự báo, TPP sẽ cũng sẽ là một chủ đề trong cuộc gặp Trump-Abe.
“Nếu ông Trump tiếp tục phản đối mạnh TPP, thì đó sẽ là một thảm họa đối với thỏa thuận. Chúng tôi sẽ phải xử lý vấn đề này một cách thận trọng”, nguồn tin từ Nhật nói.
Ngoài ra, ông Trump và ông Abe cũng có thể đồng quan điểm về mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama có mối quan hệ căng thẳng với Nga, nhưng ông Trump ca ngợi ông Putin và nhấn mạnh khả năng có thể có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moscow. Trong khi đó, ông Abe muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và sẽ có cuộc gặp với ông Putin vào tháng 12 năm nay.
Trong vấn đề kinh tế, ông Abe có thể đề xuất cung cấp công nghệ và vốn Nhật cho các dự án cơ sở hạ tầng mà ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng sau khi đắc cử. Điều này phù hợp với chủ trương của ông Abe về thúc đẩy xuất khẩu các công nghệ của Nhật, chẳng hạn công nghệ tàu cao tốc.
Dự kiến, trong cuộc gặp, ông Trump sẽ trấn an Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực châu Á vốn đang hoang mang vì những tuyên bố mà ông đưa ra trong cuộc đua vào Nhà Trắng - hãng tin Reuters dẫn lời các cố vấn của Trump cho hay.
Ông Abe - một chính trị gia kỳ cựu - và ông Trump - một người “ngoại đạo” chính trị chưa từng có kinh nghiệm ngoại giao hay điều hành chính phủ - có nhiều khác biệt trong những vấn đề chính sách, chẳng hạn như tự do thương mại.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày thứ Năm ở New York, ông Abe và ông Trump có thể tìm thấy một vài điểm chung, bao gồm cam kết của họ về củng cố địa vị của mỗi nước trên trường quốc tế, mong muốn tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc, và cải thiện quan hệ với Nga.
“Thủ tướng Abe và ông Trump sẽ có mối quan hệ tốt đẹp. Cả hai có xu hướng quyết định và hành động dựa trên trực giác. Và họ cũng đều là những người thực tế, đặc lợi ích quốc gia lên trên hết”, giáo sư Takashi Kawakami thuộc Đại học Takushoku ở Tokyo nhận xét.
Một cố vấn của ông Trump cho biết khi gặp ông Abe, vị Tổng thống đắc cử sẽ tái khẳng định cam kết đối với mối quan hệ Mỹ-Nhật nói riêng và khu vực nói chung, bất chấp những tuyên bố ông đưa ra trong thời gian tranh cử dẫn tới sự hoài nghi về tương lai của liên minh vốn giữ vai trò trụ cột đối với an ninh của Nhật kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong cuộc đua với ứng cử viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton, ông Trump nói Nhật Bản và Hàn Quốc nên được phép có vũ khí hạt nhân để tự đảm bảo an ninh. Ông cũng muốn các nước đồng minh của Washington như phải chi trả nhiều hơn cho việc duy trì lực lượng của Mỹ trên lãnh thổ của họ.
“Tôi nghĩ rằng, thông điệp của cuộc gặp sẽ là một sự trấn an”, vị cố vấn nói. “Tôi tin ông Trump sẽ tái khẳng định những cam kết của ông ấy với liên minh [Mỹ-Nhật] và cam kết của Mỹ với khu vực Thái Bình Dương trong dài hạn”.
Về phần mình, ông Abe muốn sử dụng cuộc gặp như một cơ hội để xây dựng một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau với ông Trump - người mà ít ai ở Nhật Bản nghĩ lại có thể trở thành Tổng thống Mỹ. “Trước hết, ưu tiên hàng đầu là xây dựng một mối quan hệ cá nhân hay vì thảo luận những vấn đề chính sách cụ thể”, một nguồn tin thân cận từ Nhật Bản cho hay.
Vị cố vấn của ông Trump nói cuộc gặp có thể đặt nền tảng cho quan hệ giữa chính quyền Trump với Nhật Bản và khu vực. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao nói rằng, cho tới khi nào ông Trump bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong nội các, chưa thể đánh giá được chính sách của ông đối với những vấn đề trong khu vực, bao gồm sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và nguy cơ hạt nhân từ Triều Tiên.
Việc ông Trump trúng Tổng thống Mỹ đã dập tắt hy vọng về việc Quốc hội nước này sớm thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một trụ cột trong chiến lược xoay trục của Mỹ về phía châu Á-Thái Bình Dương, và cũng là một trụ cột trong chiến lược cải cách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Abe. Theo dự báo, TPP sẽ cũng sẽ là một chủ đề trong cuộc gặp Trump-Abe.
“Nếu ông Trump tiếp tục phản đối mạnh TPP, thì đó sẽ là một thảm họa đối với thỏa thuận. Chúng tôi sẽ phải xử lý vấn đề này một cách thận trọng”, nguồn tin từ Nhật nói.
Ngoài ra, ông Trump và ông Abe cũng có thể đồng quan điểm về mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama có mối quan hệ căng thẳng với Nga, nhưng ông Trump ca ngợi ông Putin và nhấn mạnh khả năng có thể có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Moscow. Trong khi đó, ông Abe muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nga từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và sẽ có cuộc gặp với ông Putin vào tháng 12 năm nay.
Trong vấn đề kinh tế, ông Abe có thể đề xuất cung cấp công nghệ và vốn Nhật cho các dự án cơ sở hạ tầng mà ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng sau khi đắc cử. Điều này phù hợp với chủ trương của ông Abe về thúc đẩy xuất khẩu các công nghệ của Nhật, chẳng hạn công nghệ tàu cao tốc.