Saudi Arabia tung 36 tỷ USD phòng khủng hoảng chính trị
Nhà vua Abdullah của Saudi Arabia công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá 36 tỷ USD nhằm chặn trước nguy cơ khủng hoảng chính trị
Nhà vua Abdullah của Saudi Arabia vừa công bố một gói hỗ trợ tài chính trị giá 36 tỷ USD, nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng chính trị tương tự như những gì đang diễn ra ở nhiều quốc gia khác ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, tờ Financial Times cho biết.
Gói giải pháp trên bao gồm các hàng mục như tăng lương 15% cho công chức nhằm bù đắp lại sự tăng giá do lạm phát, xóa nợ cho những con nợ phải ngồi tù, cộng thêm hỗ trợ tài chính cho sinh viên và người thất nghiệp.
Chương trình này được nhà vua Abdullah công bố trong bối cảnh các cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật đổ một số nhà lãnh đạo trong khu vực, gồm Tổng thống Tunisia và Tổng thống Ai Cập, đồng thời đẩy Lybia tới bờ vực của một cuộc nội chiến. Gia đình hoàng tộc Saudi Arabia từ lâu đã bị cho là cũng phải đối mặt với sự bất mãn của dân chúng vì nhiều vấn đề.
Kế hoạch trị giá 36 tỷ USD nói trên được công bố ngay sau khi nhà vua Abdullah trở về sau ba tháng chăm sóc y tế ở nước ngoài. Financial Times cũng cho biết, trước đó, Chính phủ giàu có của Saudi Arabia đã cam kết chi 400 tỷ USD trong thời gian từ nay tới cuối năm 2014 để cải thiện giáo dục, cơ sở hạ tầng và y tế.
“Nhà vua đang nỗ lực nhằm chia sẻ sự giàu có một cách rộng rãi hơn dưới dạng phúc lợi xã hội. Ngân sách của Chính phủ có thể làm được điều này, nhưng đó chỉ là một liều thuốc giảm đau cho những vấn đề trung hạn, chứ chưa phải là giải pháp dài hạn cho những vấn đề như nhà ở và thất nghiệp”, ông John Sfakianakis, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Banque Saudi Fransi, nhận xét.
Dù Saudi Arabia đã trải qua một thời gian dài kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn giữ ở mức trên 10%. Ở nước này, các cuộc biểu tình, các đảng phái chính trị và công đoàn bị Chính phủ liệt vào danh sách cấm.
Những người có quan điểm chống Chính phủ của Saudi Arabia cho biết, gói hỗ trợ tài chính mà nhà vua vừa công bố không thể xoa dịu những bất mãn của họ. “Chúng tôi cần sự cải cách chứ không phải của bố thí”, anh Turki Al-Balaa, một doanh nhân 34 tuổi, nói.
“Chúng tôi muốn có sự thay đổi thực sự. Gói hỗ trợ chẳng qua chỉ nhằm đảm bảo cho chỗ đứng của vương triều mà thôi”, anh Hassan al-Mustafa, một nhà hoạt động nhân quyền 40 tuổi, phát biểu.
Hiện đã có hàng trăm người Saudi Arabia tham gia vào một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook nhằm kêu gọi “ngày nổi giận” diễn ra vào ngày 11/3 tới. Tuy nhiên, còn chưa rõ liệu họ có tiến hành biểu tình thực sự hay không. Theo giới phân tích, thực ra, các nhà hoạt động đang muốn Chính phủ đưa ra các cải cách, chứ họ không thực ra muốn xuống đường.
Cũng có những ý kiến cho rằng, phần lớn những người Saudi Arabia đang sống thiếu thốn sẽ thỏa mãn với những lợi ích kinh tế mà Chính phủ mới đưa ra. Theo nhiều chuyên gia, Chính phủ Saudi Arabia có thể ngăn chặn bất ổn chính trị trong ngắn hạn bằng cách sử dụng một phần trong kho dự trữ ngoại hối trị giá 440 tỷ USD mà vương triều này đã tích lũy được bằng con đường xuất khẩu dầu lửa.
Nếu Saudi Arabia phản ứng chậm trong việc chặn khủng hoảng, thị trường dầu lửa thế giới có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn. Nước này là quốc gia chiếm 1/5 trữ lượng dầu lửa của toàn thế giới và nắm giữ một lượng trái phiếu kho bạc Mỹ khổng lồ.
Mấy ngày qua, tình hình bất ổn ở quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất châu Phi là Libya đã đẩy giá dầu thô tăng chóng mặt. Đã có nhiều cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới bắt nguồn từ khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Gói giải pháp trên bao gồm các hàng mục như tăng lương 15% cho công chức nhằm bù đắp lại sự tăng giá do lạm phát, xóa nợ cho những con nợ phải ngồi tù, cộng thêm hỗ trợ tài chính cho sinh viên và người thất nghiệp.
Chương trình này được nhà vua Abdullah công bố trong bối cảnh các cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật đổ một số nhà lãnh đạo trong khu vực, gồm Tổng thống Tunisia và Tổng thống Ai Cập, đồng thời đẩy Lybia tới bờ vực của một cuộc nội chiến. Gia đình hoàng tộc Saudi Arabia từ lâu đã bị cho là cũng phải đối mặt với sự bất mãn của dân chúng vì nhiều vấn đề.
Kế hoạch trị giá 36 tỷ USD nói trên được công bố ngay sau khi nhà vua Abdullah trở về sau ba tháng chăm sóc y tế ở nước ngoài. Financial Times cũng cho biết, trước đó, Chính phủ giàu có của Saudi Arabia đã cam kết chi 400 tỷ USD trong thời gian từ nay tới cuối năm 2014 để cải thiện giáo dục, cơ sở hạ tầng và y tế.
“Nhà vua đang nỗ lực nhằm chia sẻ sự giàu có một cách rộng rãi hơn dưới dạng phúc lợi xã hội. Ngân sách của Chính phủ có thể làm được điều này, nhưng đó chỉ là một liều thuốc giảm đau cho những vấn đề trung hạn, chứ chưa phải là giải pháp dài hạn cho những vấn đề như nhà ở và thất nghiệp”, ông John Sfakianakis, một chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Banque Saudi Fransi, nhận xét.
Dù Saudi Arabia đã trải qua một thời gian dài kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn giữ ở mức trên 10%. Ở nước này, các cuộc biểu tình, các đảng phái chính trị và công đoàn bị Chính phủ liệt vào danh sách cấm.
Những người có quan điểm chống Chính phủ của Saudi Arabia cho biết, gói hỗ trợ tài chính mà nhà vua vừa công bố không thể xoa dịu những bất mãn của họ. “Chúng tôi cần sự cải cách chứ không phải của bố thí”, anh Turki Al-Balaa, một doanh nhân 34 tuổi, nói.
“Chúng tôi muốn có sự thay đổi thực sự. Gói hỗ trợ chẳng qua chỉ nhằm đảm bảo cho chỗ đứng của vương triều mà thôi”, anh Hassan al-Mustafa, một nhà hoạt động nhân quyền 40 tuổi, phát biểu.
Hiện đã có hàng trăm người Saudi Arabia tham gia vào một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook nhằm kêu gọi “ngày nổi giận” diễn ra vào ngày 11/3 tới. Tuy nhiên, còn chưa rõ liệu họ có tiến hành biểu tình thực sự hay không. Theo giới phân tích, thực ra, các nhà hoạt động đang muốn Chính phủ đưa ra các cải cách, chứ họ không thực ra muốn xuống đường.
Cũng có những ý kiến cho rằng, phần lớn những người Saudi Arabia đang sống thiếu thốn sẽ thỏa mãn với những lợi ích kinh tế mà Chính phủ mới đưa ra. Theo nhiều chuyên gia, Chính phủ Saudi Arabia có thể ngăn chặn bất ổn chính trị trong ngắn hạn bằng cách sử dụng một phần trong kho dự trữ ngoại hối trị giá 440 tỷ USD mà vương triều này đã tích lũy được bằng con đường xuất khẩu dầu lửa.
Nếu Saudi Arabia phản ứng chậm trong việc chặn khủng hoảng, thị trường dầu lửa thế giới có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn. Nước này là quốc gia chiếm 1/5 trữ lượng dầu lửa của toàn thế giới và nắm giữ một lượng trái phiếu kho bạc Mỹ khổng lồ.
Mấy ngày qua, tình hình bất ổn ở quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất châu Phi là Libya đã đẩy giá dầu thô tăng chóng mặt. Đã có nhiều cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới bắt nguồn từ khủng hoảng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.