Sẽ có Luật Tiền lương tối thiểu
Luật Tiền lương tối thiểu dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào năm 2014
Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, cùng với Luật Việc làm và Luật An toàn lao động dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2012, cơ quan này cũng đang có kế hoạch soạn thảo Luật Tiền lương tối thiểu, dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua vào năm 2014.
Theo Bộ luật Lao động, lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Đây cũng là mức được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề tiền lương tối thiểu thực tế không đơn giản như tự thân định nghĩa của nó. Đó là vấn đề càng nghiên cứu, bàn bạc thì càng khó khăn. Bởi, lương tối thiểu không chỉ liên quan đến đời sống, quyền lợi của người lao động, mà còn là đời sống doanh nghiệp, quan hệ lao động và cả câu chuyện đầu tư, tình hình kinh tế, xã hội…
Ông Huân cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới đã thành lập hẳn một vụ/ cục gồm hơn 20 người chỉ chuyên nghiên cứu, bàn về vấn đề lương tối thiểu.
Được biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng ký với Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 Luật. Ngoài 4 luật sửa đổi, bổ sung là Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, thì sẽ có ba luật mới là Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động và Luật Tiền lương tối thiểu.
Theo Bộ luật Lao động, lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
Đây cũng là mức được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, vấn đề tiền lương tối thiểu thực tế không đơn giản như tự thân định nghĩa của nó. Đó là vấn đề càng nghiên cứu, bàn bạc thì càng khó khăn. Bởi, lương tối thiểu không chỉ liên quan đến đời sống, quyền lợi của người lao động, mà còn là đời sống doanh nghiệp, quan hệ lao động và cả câu chuyện đầu tư, tình hình kinh tế, xã hội…
Ông Huân cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới đã thành lập hẳn một vụ/ cục gồm hơn 20 người chỉ chuyên nghiên cứu, bàn về vấn đề lương tối thiểu.
Được biết, trong giai đoạn 2011 - 2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng ký với Chính phủ trình Quốc hội thông qua 7 Luật. Ngoài 4 luật sửa đổi, bổ sung là Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, thì sẽ có ba luật mới là Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động và Luật Tiền lương tối thiểu.